nuôi trồng thủy sản).
Áp dụng Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của UBND thành phố Ban hành quy định về chính sách BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Quyết định số 1263/2010/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 của UBND thành phố về việc sửa đổi bổ sung một số điều Quy định về chính sách BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 130/2010/QĐUB ngày 22/01/2010;
Đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất: Áp dụng Bảng giá đất NTTS số 04 tại Quyết định số 2295/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND thành phố về việc Ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2011. Giá đất nuôi trồng thủy sản: Vị trí III (hạng 5 + hạng 6): 40.000,0 đ/m2.
a) Diện tích đất nuôi trồng thủy sản do UBND huyện An Hải giao cho các hộ quản lý và sử dụng thu hồi trước thời hạn hoặc đã hết hạn hợp đồng nhưng vẫn đang sử dụng ổn định:
- Áp dụng mục I; II biểu số 02 Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung tại điểm II khoản 22 Điều 1 Quyết định số 1263/2010/QĐ-UBND, đầm do địa phương ký hợp đồng với hộ gia đình, cá nhân: người sử dụng đất được bồi thường chi phí đầu tư vào đất, mức bồi thường bằng 20% mức giá đất nuôi trồng thủy sản theo vị trí; hỗ trợ cho UBND cấp xã 10% mức giá đất nuôi trồng thủy sản theo vị trí.
b) Diện tích đất nuôi trồng thủy sản các hộ tự khai hoang và đầu tư trên diện tích đất do UBND phường Đông Hải 2 quản lý:
- Áp dụng mục I; II biểu số 02 Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung tại điểm II khoản 22 Điều 1 Quyết định số 1263/2010/QĐ-UBND. Đầm do hộ gia đình, cá nhân tự khai hoang thì người sử dụng đất được bồi thường chi phí đầu tư vào đất, mức bồi thường bằng 20% mức giá đất nuôi trồng thủy sản theo vị trí.
c) Diện tích đất nuôi trồng thủy sản Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Đình Vũ giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đã hết hạn nhưng vẫn sử dụng ổn định.
- Áp dụng mục I; II biểu số 02 Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND được sửa đổi, bổ sung tại điểm II khoản 22 Điều 1 Quyết định số 1263/2010/QĐ-UBND: Đất đầm do các tổ chức kinh tế quản lý, giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất được bồi thường chi phí đầu tư vào đất, mức bồi thường bằng 10% mức giá đất
nuôi trồng thủy sản theo vị trí, tổ chức kinh tế được bồi thường chi phí đầu tư vào đất, mức bồi thường bằng 10% mức giá đất nuôi trồng thủy sản theo vị trí.
- Trường hợp đất nuôi trồng thủy sản của tổ đầm, Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Đình Vũ có xác nhận tại Công văn số 53/CV ĐV ngày 02/7/2009 về việc phúc đáp việc phân định quyền quản lý sử dụng đầm 35ha nêu rõ đã thanh lý hợp đồng liên doanh số 94/HĐKT ngày 27/11/1992 và bàn giao mặt bằng đầm 35 ha cho 10 hộ gia đình quản lý sử dụng tại biên bản thanh lý hợp đồng số 112 ngày 18/12/1992; Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản không còn quyền lợi gì liên quan đến diện tích đất và tài sản trên đầm 35ha nên đề nghị tính hỗ trợ 20% tiền đất đối với diện tích đất đầm 35ha cho tổ đầm.
- Trường hợp đất nuôi trồng thủy sản của tổ đầm, đến nay Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Đình Vũ chưa có văn bản phân định việc quản lý sử dụng diện tích đất. Đề nghị tính bồi thường, hỗ trợ về đất cho tổ đầm mức bồi thường bằng 10% mức giá đất nuôi trồng thủy sản theo vị trí; Xí nghiệp NTTS Đình Vũ mức bồi thường bằng 10% mức giá đất nuôi trồng thủy sản theo vị trí. Số tiền bồi thường chi phí đầu tư vào đất cho Xí nghiệp NTTS Đình Vũ chỉ chi trả khi Xí nghiệp NTTS Đình Vũ chứng minh được quá trình quản lý diện tích đất đầm đã giao cho tổ đầm từ thời điểm năm 1992 đến nay.
d) Diện tích đất công ích làm đường đi, đất bờ, mương do UBND phường Đông Hải 2 quản lý: Không bồi thường, hỗ trợ.
Bảng 2.13: Tổng hợp bồi thường, hỗ trợ về đất và các khoản hỗ trợ của dự án KCN Đình Vũ
STT
Tiền bồi thường, hỗ trợ về đất (tỷ đồng) Các khoản hỗ trợ (tỷ đồng) Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ (tỷ đồng) 1 10,9 1,7 12,6
(Nguồn:Tổng hợp từ phương án bồi thường, hỗ trợ của dự án)
Nhận xét: Ngoài các khoản hỗ trợ theo quy định của Trung ương, UBND thành phố Hải Phòng không có những chính sách hỗ trợ khác như: Hỗ trợ gia đình chính sách;
Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm; Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; Hỗ trợ tái định cư để động viên kịp thời, khuyến khích các hộ trong diện giải phóng BGMB.
Bảng 2.14: Tổng hợp ý kiến đánh giá của người dân về giá bồi thường đất và tài sản trên đất Số TT Nội dung Phiếu điều tra phát ra Số phiếu thu về Số hộ cho là hợp lý Số hộ cho là chưa hợp lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Giá đất bồi thường, hỗ trợ 75 60 80 46 76,6 14 23,3 2 Giá bồi thường,
hỗ trợ tài sản 75 60 80 46 76,6 14 23,3
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra ý kiến đánh giá của người dân)
Kết quả tổng hợp 60 phiếu điều tra về chính sách hỗ trợ cho thấy 100% số hộ dân cho rằng mức hỗ trợ của dự án đối với các hình thức: Hỗ trợ công cụ sản xuất, hỗ trợ chi phí cải tạo đầm, hỗ trợ lao động, hỗ trợ thủy sản, hỗ trợ dụng cụ sinh hoạt là chấp nhận được. Tuy nhiên, một số hộ đề nghị được tính hỗ trợ chi phí đầu tư vào đất bằng 50% giá đất nông nghiệp, hỗ trợ vật kiến trúc 100 % giá trị, hỗ trợ gia đình chính sách.
Bảng 2.15: Tổng hợp ý kiến của người dân về chính sách hỗ trợ
Số TT Hình thức hỗ trợ Phiếu điều tra phát ra Số phiếu thu
về Số hộ cho là hợp lý Số hộ cho là chưa hợp lý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Hỗ trợ công cụ sản xuất 75 60 80 60 100 0 0 2 Hỗ trợ chi phí cải tạo đầm 75 60 80 60 100 0 0 3 Hỗ trợ lao động 75 60 80 60 100 0 0 4 Hỗ trợ thủy sản 75 60 80 60 100 0 0 5 Hỗ trợ dụng cụ sinh hoạt 75 60 80 60 100 0 0
2.2.9. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác GPMB tại Dự án xây dựng KCN Đình Vũ.
2.2.9.1. Những thuận lợi trong công tác GPMB.
Quá trình triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB dự án được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hải Phòng quan tâm chỉ đạo sát sao các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giải thích các chế độ chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước để mọi người dân thấy rõ quyền lợi và nghĩ vụ của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, đại đa số nhân dân thông hiểu chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và ủng hộ chủ trương GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế.
Chính sách, pháp luật về đất đai nói chung và công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt từ khi Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thực hiện ban hành, công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thi hồi đất đã được cơ quan tham mưu và thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Vì vậy, phương án bồi thường khi tính toán luôn phải đảm bảo đúng chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, công khai minh bạch dân chủ luôn phải đảm bảo quyền lợi cho tổ chức, cá nhân có đất bị thu hồi góp phần đẩy nhanh tiến độ GPMB, bàn giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án đúng tiến độ.
2.2.9.2. Những khó khăn trong công tác GPMB.
Trong quá trình bồi thường, hỗ trợ, GPMB còn gặp một số khó khăn vướng mắc như sau:
- Nhận thức, tư tưởng và ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận nhân dân nói chung và người bị thu hồi đất nói riêng vẫn chưa cao. Một số đối tượng khi đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được vận động thuyết phục nhưng vẫn cố tình chống đối, không chấp hành việc thu hồi đất cũng như phương án tính toán bồi thường, hỗ trợ làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB và thi công thực hiện dự án.
- Nhận thức của một số cán bộ thực hiện nhiệm vụ GPMB của cơ quan Nhà nước còn một số những quan điểm chưa thống nhất, gây khó khăn cho việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, GPMB. Đặc biệt trong việc xác định nguồn gốc đất và các đối tượng được BTHT&TĐC.
- Các văn bản chính sách BTHT&TĐC của Nhà nước được áp dụng ở mỗi thời điểm khác nhau, không nhất quán đặc biệt là giá bồi thường chưa tương xứng với giá trị thực tế.
- Đối với vật kiến trúc, hoa màu: Giá bồi thường thiệt hại đối với các tài sản này là giá tương ứng với mức giá thực tế, nghĩa là thu hồi đến đâu thì bồi thường đến đó và được bồi thường theo giá trị xây mới. Nhưng việc vật kiến trúc xây dựng trên đất nông nghiệp (nuôi trồng thủy sản) theo chính sách chỉ được hỗ trợ tỷ lệ % đã gây ra kiến nghị của các hộ.
- Việc thu hồi đất tập trung chủ yếu là đất nông nghiệp, phần lớn người dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp (nuôi trồng thủy sản) và phương án bồi thường, hỗ trợ bằng tiền cho các hộ sử dụng đất nông nghiệp nên các hộ rất lúng túng khi bị thu hồi đất, giải quyết việc làm.
- Việc áp dụng giá đất bồi thường trong dự án còn thấp so với giá thực tế. Vì vậy, một số hộ dân có đất bị thu hồi đã kiến nghị Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, GPMB và các ngành chức năng điều chỉnh lại giá, tỷ lệ % bồi thường để các hộ đỡ thiệt thòi.
- Phần lớn các hộ dân có đất bị thu hồi chấp nhận phương án bồi thường, hỗ trợ, GPMB. Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận người dân thiếu thiện chí hợp tác, chưa nhận thức được đầy đủ vì lợi ích chung, yêu cầu được bồi thường, hỗ trợ với mức giá cao, kiến nghị với cơ quan Nhà nước để gây sức ép trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB.
2.2.9.3. Nhận xét chung.
Qua đánh giá thực tế công tác thu hồi đất, BTHT&TĐC tại dự án xây dựng KCN Đình Vũ cho thấy mặc dù có những thuận lợi khi dự án được thực hiện sau khi Luật đất đai 2003 ra đời với những sự đổi mới về chính sách nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập phải giải quyết trong quá trình thực hiện dự án. Từ kết quả đánh giá có thể rút ra các điều kiện chủ yếu để công tác GPMB đạt hiệu quả cao gồm:
- Phải có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất và sự hỗ trợ, tạo điều kiện cơ sở vật chất của Đảng ủy và chính quyền địa phương. Đây là điều kiện tiên quyết và mang tính bắt buộc để đảm bảo cho sự thành công của một dự án. Chỉ có sự thống
nhất của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương thì công tác GPMB mới tiến hành thuận lợi, được nhân dân ủng hộ nhiệt tình và ít khiếu kiện.
- Coi trọng công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật về quy hoạch, GPMB trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, qua các tổ chức đoàn thể… để nhân dân nắm vững được chính sách, chủ trương của Nhà nước. - Cần giám sát chặt chẽ việc thực hiện GPMB cùng với chủ đầu tư và các cấp cơ sở nhằm phát hiện và giải quyết nhanh chóng, kịp thời tháo gỡ, giải quyết dứt điểm những trường hợp khiếu nại, khiếu kiện của nhân dân trong quá trình GPMB, đảm bảo tiến độ GPMB, thực hiện dự án theo đúng kế hoạch đề ra.
- Phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ và công bằng; áp dụng nhất quán các chính sách về GPMB. Nếu vận dụng không nhất quán các chính sách sẽ phát sinh khiếu kiện, thắc mắc trong dân, gây lúng túng cho chủ đầu tư và chính quyền các cấp. Tuy nhiên, để công tác GPMB đạt kết quả tốt thì chính sách bồi thường phải được bổ sung và điều chỉnh phù hợp với thực tế. Trong trường hợp đó cần phải có sự chỉ đạo tập trung và thống nhất.
- Phải có một kế hoạch cụ thể cho công tác GPMB với chính sách BTHT&TĐC xuyên suốt, nhất quán, một cơ cấu tổ chức thực hiện phù hợp, một đội ngũ cán bộ đủ năng lực; một sự chỉ đạo điều phối thống nhất cùng với sự phân bổ tài chính hợp lí cho việc thực thi. Tất cả những điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự thành công của công tác GPMB và đạt được mục tiêu cuối cùng của chính sách BTHT&TĐC là ít nhất phải khôi phục hoặc cải thiện mức sống của những người bị ảnh hưởng thu hồi đất bởi dự án.
Chương 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GPMB CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG KCN ĐÌNH VŨ
3.1. Cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.
3.1.1. Về pháp lý.
Công tác bồi thường, GPMB phải đảm bảo cung cấp quỹ đất đúng pháp luật, kịp về tiến độ, đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả và sử dụng tiết kiệm quỹ đất, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội, thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH thành phố.
Đảm bảo cuộc sống của các hộ dân có đất bị thu hồi, phải di chuyển để GPMB; thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động một cách bền vững; giữ vững ổn định xã hội.
Đến năm 2015, tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác bồi thường, GPMB, từ chỗ là lực cản đối với quá trình triển khai các dự án trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình đầu tư phát triển thành phố, góp phần tạo nền tảng vững chắc để thực hiện được mục tiêu xây dựng Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, văn minh, hiện đại trước năm 2020 từ 3-5 năm.
3.1.2. Về thực tiễn.
Hầu hết các vướng mắc trong công tác GPMB đều xuất phát từ giá bồi thường, hỗ trợ, đặc biệt là giá đất theo quy định của Luật Đất đai 2003 quy định giá đất được ban hành hàng năm, trên thực tế nhiều dự án không thể hoàn thành việc bồi thường, GPMB trong một năm đã gây khó khăn cho Tổ chức làm công tác bồi thường và chủ đầu tư đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa các trường hợp bị thu hồi đất cho cùng một dự án. Nguyên tắc xác định giá đất “sát giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường” của Luật Đất đai dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất không nhận tiền khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, luôn đòi hỏi nhà đầu tư phải thoả thuận trả giá cao hơn giá bồi thường, hỗ trợ mà thành phố đã quy định. Một số doanh nghiệp tư nhân để nhanh chóng GPMB đã tự hỗ trợ thêm cao hơn mức quy định của thành phố dẫn đến phá vỡ mặt bằng bồi thường của địa phương, gây thắc mắc, khiếu kiện, khó khăn cho dự án khác, đặc