Chính sách TĐC được quy định cụ thể tại điều 33, 34, 35, 37, 38 Nghị định 197/2004/NĐ-CP (một số Điều bãi bỏ và thay thế tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP).
* Lập và thực hiện dự án TĐC:
- Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, UBND cấp
tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án TĐC để bảo đảm phục vụ TĐC cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.
- Việc lập dự án và xây dựng khu TĐC thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
* Bố trí tái định cư:
- Cơ quan (tổ chức) được UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm bố trí TĐC phải thông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí TĐC và niêm yết công khai phương án này tại trụ sở của đơn vị, tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tại nơi TĐC trong thời gian 20 ngày trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí TĐC; nội dung thông báo gồm:
+ Địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà TĐC, thiết kế, diện tích từng lô đất, căn hộ, giá đất, giá nhà TĐC;
+ Dự kiến bố trí các hộ vào TĐC.
- Ưu tiên TĐC tại chỗ cho người bị thu hồi đất tại nơi có dự án TĐC, ưu tiên vị trí thuận lợi cho các hộ sớm thực hiện GPMB, hộ có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, hộ gia đình chính sách.
- Tạo điều kiện cho các hộ vào khu TĐC được xem cụ thể khu TĐC và thảo luận công khai về dự kiến bố trí quy định tại khoản 1 Điều này.
* Điều kiện bắt buộc đối với khu TĐC:
- Khu TĐC phải xây dựng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quy hoạch xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và phải được sử dụng chung cho nhiều dự án.
- Trước khi bố trí đất ở cho các hộ gia đình, cá nhân, khu TĐC phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
* Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở:
- Quyền: Đăng ký đến ở nơi tái định cư bằng văn bản; được ưu tiên đăng ký hộ khẩu cho bản thân, các thành viên khác trong gia đình về nơi ở mới và được ưu tiên chuyển trường cho các thành viên trong gia đình trong độ tuổi đi học; được từ chối vào khu TĐC nếu khu TĐC không đảm bảo các điều kiện như đã thông báo và niêm yết công khai; được cung cấp mẫu thiết kế nhà miễn phí.
- Nghĩa vụ: Thực hiện di chuyển vào khu TĐC theo đúng thời gian theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; xây dựng nhà, công trình theo đúng quy hoạch và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật; nộp tiền mua nhà ở hoặc tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
* TĐC đối với dự án đặc biệt:
Đối với dự án đầu tư do Chính phủ, Quốc hội quyết định mà phải di chuyển cả một cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hoá của cộng đồng thì tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc trình Chính phủ xem xét quyết định chính sách TĐC đặc biệt với mức hỗ trợ cao nhất được áp dụng là hỗ trợ toàn bộ chi phí lập khu TĐC mới, xây dựng nhà ở, cải tạo đồng ruộng, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và hỗ trợ khác.
1.3. Tổng quan về công tác thu hồi đất, BTHT&TĐC để xây dựng các KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1.3.1 Các văn bản pháp lí chủ yếu của Thành phố về thu hồi đất, BTHT&TĐC. BTHT&TĐC.
Các Văn bản pháp lý về thu hồi đất giao đất, BTHT&TĐC: Quyết định số 1750/2006/QĐ-UBND ngày 08/8/2006, Quyết định số 485/2005/QĐ-UBND ngày 30/03/2005, Quyết định số 572/2006/QĐ-UBND ngày 22/3/2006, Quyết định số 877/2008/QĐ-UBND ngày 28/5/2008, Quyết định số 1609/2010/QĐ-UBND ngày 30/9/2010, Quyết định số 1761/2007/QĐ-UBND ngày 19/9/2007, Quyết định số 1074/2008/QĐ-UBND ngày 30/6/2008, Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010, Quyết định số 1263/2010/QĐ-UBND ngày 30/9/2010, quy định về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư ; về BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1.3.2 Khái quát kết quả thực hiện công tác thu hồi đất, GPMB để thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hải Phòng. hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Thực hiện Nghị quyết số 32/NQ-TW của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng thời kỳ CNH-HĐH sớm đưa thành phố trở thành thành phố công nghiệp hóa trước năm 2020 và các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII nhằm đạt mục tiêu hoàn thành sự nghiệp
CNH-HĐH thành phố trước năm 2020. Từ năm 2003 đến nay rất nhiều dự án được đầu tư liên quan đến việc sử dụng mặt bằng, do đó nhu cầu sử dụng đất tăng khá lớn. Trong các dự án đầu tư vào thành phố, có nhiều dự án có quy mô sử dụng từ hàng vài chục tới hàng trăm ha đất như: Cụm công nghiệp Tràng Duệ, Cụm Công nghiệp Tân Liên; Khu đô thị Olimpia, Sân Golf và khu đô thị du lịch Đồ Sơn...; có dự án liên quan đến việc điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất lớn của thành phố như Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng I và II sử dụng 216 ha; có hàng trăm các dự án vừa và nhỏ sử dụng từ hàng nghìn mét vuông đến hàng chục ha đất...Do vậy công tác bồi thường, GPMB giai đoạn từ 2003 đến nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của cấp uỷ Đảng, Chính quyền và các cơ quan chuyên môn liên quan của thành phố. Nhiều địa phương tập trung dự án như quận Ngô Quyền, quận Hải An, huyện Thuỷ Nguyên, huyện An Dương, huyện Kiến Thuỵ...hầu như tập trung sự lãnh đạo và nhân lực vào công tác bồi thường, GPMB, hệ thống chính trị địa phương đã có lúc được huy động tối đa tham gia vào việc giải thích, vận động, thuyết phục người có đất thu hồi. Nhờ có sự lãnh đạo tập trung của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và sự nỗ lực của các cơ quan chuyên môn công tác bồi thường, GPMB của thành phố từ năm 2003 đến nay đã đạt được kết quả cao.
Từ năm 2003 đến nay, toàn thành phố đã kiểm kê, lập phương án BTHT&TĐC cho 1.090 dự án với tổng diện tích thu hồi trên 9.024 ha; tổng số hộ 112.102 hộ, số nhân khẩu trên 400 ngàn nhân khẩu, tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 7.113 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ ổn định cuộc sống và chuyển nghề lao động trị giá hàng trăm tỷ đồng. [23]
Trong số 1.090 dự án đã thực hiện bồi thường, GPMB, đáng chú ý có những dự án trọng điểm, có qui mô lớn, đã bàn giao đất cho nhà đầu tư thực hiện như: Dự án Sân Gol Quốc tế và khu du lịch Đồ Sơn với tổng số diện tích thu hồi trên 247 ha, kinh phí bồi thường, hỗ trợ là 74 tỷ đồng, đã hoàn thành việc GPMB bàn giao đất cho Chủ đầu tư năm 2005; Dự án Nhà máy Nhiệt điện 1 Hải Phòng tại Tam Hưng huyện Thuỷ Nguyên có diện tích đất thu hồi 163 ha, được phê duyệt giá trị hơn 92 tỷ đồng, liên quan đến hơn một ngàn hộ có đất bị thu hồi (trong đó có gần 200 hộ dân có đất thổ cư bị thu hồi phải di chuyển nhà ở) đến nay đã cơ bản bàn giao mặt bằng các hạng mục công trình chính cho Chủ đầu tư; KCN Tràng Duệ đợt 1 thu hồi 136 ha với hơn
1.100 hộ dân có đất thu hồi, giá trị bồi thường, hỗ trợ trên 50 tỷ, hiện nay đã bàn giao đất giai đoạn 1 cho Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn - Hải Phòng; Dự án cải tạo Cảng Hải Phòng giai đoạn II, diện tích 600 ha, nằm trên địa bàn 3 quận, huyện: Hải An, Cát Hải, Thuỷ Nguyên với tổng mức bồi thường trên 56 tỷ đồng, diện tích thu hồi có liên quan đến nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, có nhiều hạng mục công trình kỹ thuật phức tạp, đã được BGMB cho chủ đầu tư đúng tiến độ (trong năm 2004); Dự án Khu đô thị nối đường Lạch Tray với đường Hồ Sen - Cầu Rào II, diện tích 5,9 ha, liên quan đến 398 hộ dân cư với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ là 51,5 tỷ đồng và các dự án Tân Liên (giai đoạn 1), Shinec VinaShin (giai đoạn 1); KCN Đồ Sơn, KCN Đình Vũ; Cảng Hải Phòng giai đoạn II, Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, KCN, đô thị, dịch vụ VSIP - Hải Phòng đã cơ bản được hoàn thành, bàn giao mặt bằng (BGMB) cho Chủ đầu tư.
Việc tổ chức TĐC có ý nghĩa rất quan trọng yêu cầu phải đi trước một buớc để chủ động mặt bằng thực hiện dự án; việc tổ chức TĐC được thực hiện dưới 3 hình thức: TĐC bằng đất, bằng nhà hoặc bằng tiền. Tuy nhiên, trên thực tế các đối tượng bị thu hồi đất đều có nhu cầu TĐC bằng hình thức giao đất để tự xây dựng nhà ở. Từ năm 2003 đến nay, tổng số hộ gia đình bị thu hồi đất ở có nhu cầu TĐC là 8.626 hộ, nhu cầu diện tích đất TĐC là 52 ha; số hộ đã được giao đất TĐC là 4.086 hộ.
Việc đảm bảo cho các dự án đầu tư thành công sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, làm cho quá trình CNH - HĐH diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng hơn. Ngược lại, việc chậm trễ, không thực hiện tốt công tác bồi thường, GPMB sẽ dẫn đến nhiều hệ quả xấu: Trước hết là chính sách của Đảng và Nhà nước không được thực hiện nghiêm, các dự án đầu tư mất thời cơ đầu tư, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và sự nghiệp CNH - HĐH thành phố; về mặt xã hội làm phát sinh các vụ khiếu kiện phức tạp kéo dài, gây mất an ninh trật tự xã hội, tốn kém tiền của, thời gian, công sức của Nhà nước, của Doanh nghiệp, của nhân dân.
Do tính chất đặc biệt của công tác BTHT&TĐC, Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND thành phố đã quan tâm, trực tiếp kiểm tra chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường, GPMB của thành phố và đến từng địa phương. Đối với các dự án, công trình trọng điểm, Thành phố thành lập các Ban chỉ đạo, phân công các
đồng chí Phó Chủ tịch UBND thành phố trực tiếp làm Trưởng ban, mời Lãnh đạo các Ban của Thành uỷ, HĐND thành phố, các Tổ chức chính trị, xã hội tham gia Ban chỉ đạo để chỉ đạo toàn diện quá trình thực hiện công tác bồi thường, GPMB, có biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, huy động tổng lực sức mạnh của hệ thống chính trị địa phương tham gia vào công tác bồi thường khi cần thiết nhằm đảm bảo tiến độ bàn giao đất cho dự án. Đối với các dự án có quy mô vừa và nhỏ, UBND thành phố giao cho cấp uỷ, chính quyền quận, huyện, thị xã trực tiếp tổ chức thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan của thành phố để đảm bảo việc bồi thường, GPMB đúng quy định của pháp luật và tiến độ các dự án.
Thành phố đã quan tâm kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác bồi thường, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật để các tổ chức này đủ sức đảm đương nhiệm vụ: Ở cấp thành phố, thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; ở cấp quận, huyện thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc quận, huyện (12/15 quận, huyện đã thành lập) để thực hiện việc bồi thường, GPMB và đấu giá quyền sử dụng đất...;
Quan tâm chỉ đạo việc xây dựng chính sách có liên quan đến quyền lợi của người có đất bị thu hồi: Hàng năm, HĐND thành phố có Nghị quyết về giá đất để UBND thành phố ban hành thực hiện trong năm. Từ năm 2003 đến nay, UBND thành phố đã ban hành những văn bản pháp quy quy định cụ thể về các chính sách BTHT&TĐC, những chính sách này thường xuyên được cập nhật, bổ sung theo nguyên tắc đảm bảo mức hỗ trợ, bồi thường, quyền lợi tối đa theo quy định cho người có đất thu hồi, trong đó đặc biệt chú ý các chế độ hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách, mất đất nông nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp… nhằm tạo điều kiện nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân có đất thu hồi.
Công tác GPMB trong năm 2013 tiếp tục được Thành uỷ - HĐND - UBND xác định là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và nhạy cảm, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài. Thực hiện nhiệm vụ GPMB tốt hay không không những liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, bước đột phá của Thành phố mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thành phố, biến khó khăn thành cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, góp phần quan
trọng trong việc tạo môi trường đầu tư của Thành phố hấp dẫn thu hút các nguồn vốn, các dự án đầu tư để xây dựng và phát triển Thành phố.
* Đánh giá, nhận xét:
Tổ chức làm công tác bồi thường từ thành phố đến cơ sở xã, phường đã có cố gắng để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn và phức tạp trong điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, con người đều còn rất mới mẻ và kinh nghiệm còn hạn chế. Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương đã bước đầu có sự chủ động, tích cực chỉ đạo công tác bồi thường trên địa bàn; hệ thống chính trị địa phương khi cần thiết cũng đã được huy động tham gia, góp phần quan trọng cho việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là đối với các dự án có khiếu kiện đông người. Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, tập trung của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị mà một số điểm nóng về đền bù, GPMB tại một số địa phương trong thời gian qua đã từng bước được tháo gỡ, giải phóng được mặt bằng bàn giao cho chủ đầu tư .
Tồn tại, yếu kém lớn nhất, bao trùm nhất trong công tác bồi thường, GPMB trong thời gian qua là hầu hết các dự án đều gặp vướng mắc, đa số các dự án chậm tiến độ BGMB cho nhà đầu tư, nhất là các dự án có quy mô sử dụng đất lớn, các công trình trọng điểm của quốc gia và thành phố. Ngay cả đối với một số dự án đã BGMB cho chủ đầu tư cũng chưa dứt điểm, còn để lại những tồn tại gây khó khăn cho việc triển khai đầu tư, là nguyên cớ để một số nhà đầu tư lấy đó làm lý do trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước, điển hình nhất là các dự án phát triển nhà.
1.4. Tổng quan các dự án GPMB đầu tư xây dựng trên địa bàn quận Hải An.
Trong những năm qua, công tác BTHT&TĐC tại quận Hải An, thành phố Hải Phòng đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm triển khai thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của