Bản chất lẽ sống của ngƣời quân tử

Một phần của tài liệu Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư (Trang 41)

Mặc dù trong Tứ thư không có từ “lẽ sống” hay “lẽ sống của ngƣời

quân tử”, nhƣng không vì thế mà phủ nhận rằng ở đây, ngƣời xƣa chƣa có tƣ tƣởng về lẽ sống của ngƣời quân tử. Tuy không thể hiện một cách trực tiếp, không nói rõ ra đó là lẽ sống của ngƣời quân tử nhƣng qua những yêu cầu về phẩm chất đạo đức phải có khi xây dựng mẫu ngƣời quân tử của Nho giáo, chúng ta đã phần nào thấy đƣợc rằng ở Khổng Tử, Mạnh Tử đã có tƣ tƣởng về lẽ sống của ngƣời quân tử. Để hiểu lẽ sống của ngƣời quân tử là gì thì trƣớc hết cần phải nắm đƣợc bản chất lẽ sống của ngƣời quân tử.

Sách Trung Dung viết: “Vậy nên, ngƣời quân tử (nên hiểu là thiên tử)

một khi hành động có thể làm gƣơng cho thiên hạ đời đời noi theo, cách cƣ xử có thể làm phép tắc cho thiên hạ đời đời noi theo, ngƣời ở xa trông ngóng,

ngƣời ở gần chẳng chán”. Kinh Thi chép: “Nơi kia chẳng ai ghét, nơi đây

chẳng ai chán. Đêm ngày nhƣ thế mãi mãi chúng khen lao. Ngƣời quân tử nếu chẳng đƣợc nhƣ thế, làm sao sớm đƣợc thiên hạ ngợi khen” [18, tr.166]. Có

thể hiểu lẽ sống của ngƣời quân tử đƣợc nói đến ở đây là sống phải làm

gương cho thiên hạ, cho mọi ngƣời ngƣỡng mộ, học tập, noi theo. Nhƣ thế,

trong lẽ sống của ngƣời quân tử thể hiện rất rõ một yếu tố vừa là nguyên tắc

sống có tính mục đích, vừa là cái ý nghĩa cuộc sống và nguyên tắc, ý nghĩa

này thể hiện rõ cái “danh diện” của ngƣời quân tử.

Đạo nhân và đức nhân đƣợc hiểu là một quy tắc, giá trị, chuẩn mực đạo đức căn bản mà ngƣời quân tử không đƣợc phép từ bỏ trong cuộc sống của mình, nếu từ bỏ nó thì không thể có danh (nên danh). Chính vì vậy Khổng Tử nói: “ Quân tử từ bỏ đạo nhân, ôi, sao, mà nên danh? Quân tử không bao giờ trái với đạo nhân, dù chỉ trong khoảng một bữa ăn. Lúc vội vàng cũng vậy, lúc khốn đốn cũng vậy” [18, tr.269]. Và: “Ngƣời quân tử quan tâm đến đạo đức, kẻ tiểu nhân quan tâm đến chỗ ở. Ngƣời quân tử quan tâm tới phép tắc, kẻ tiểu nhân quan tâm tới ơn huệ” [18, tr.274]. Có thể xem việc coi trọng, giữ vững giá trị, quy tắc, chuẩn mực đạo đức này là điều đặc trƣng cho lẽ sống của ngƣời quân tử. Tất nhiên, ngƣời quân tử không thể sống chỉ vì, chỉ bằng cái đức, dù là đức nhân, trái lại phải làm những công việc, nhiệm vụ cụ thể, cho nên lẽ sống không tách rời mà bao hàm nghĩa vụ.

Ngƣời quân tử là ngƣời rất coi trọng nhân, nghĩa. Lấy đó làm tiêu chuẩn để rèn luyện, tu dƣỡng. Khổng Tử nói: “Hãy thật lòng để chí vào điều nhân, sẽ không phạm phải điều ác” [18, tr.268]. “Ngƣời quân tử coi điều nghĩa là trên hết. Quân tử có dũng mà không theo đạo nghĩa thì loạn lạc, tiểu nhân có dũng mà không theo đạo nghĩa thì làm trộm cƣớp” [18, tr.635]. Mạnh Tử cũng nói: “Sống là điều ta ham muốn, nghĩa cũng là điều ta ham muốn; hai điều đó không thể giữ lại cả hai, thì ta bỏ mạng sống để giữ lại điều nghĩa vậy” [18, tr.1221]. Nhƣ vậy, nhân, nghĩa chính là con đƣờng cái, là căn nhà yên ổn, là con đƣờng cơ bản (đƣờng sống) mà ngƣời quân tử theo đuổi.

Mục đích học tập, rèn luyện, tu dƣỡng đạo đức của ngƣời quân tử là để ra làm quan, thi hành nhân chính giúp cho cuộc sống nhân dân đƣợc ấm no, hạnh phúc, đất nƣớc thái bình, thịnh trị. Vì thế, Khổng Tử đã khẳng định rằng: “Ngƣời quân tử ra làm quan chính là thi hành nghĩa vụ của mình vậy” [18, tr.649].

Mạnh Tử nói rằng: Ngƣời quân tử “ở nơi rộng rãi trong thiên hạ, đứng ở chỗ chính vị trong thiên hạ, thi hành đạo lớn trong thiên hạ, lúc đắc chí thì cùng với dân noi theo chính đạo, khi bất đắc trí thì một mình tu thân hành đạo, cảnh giàu sang chẳng khiến buông lung, cảnh nghèo hèn chẳng đổi đƣợc tiết tháo, uy vũ chẳng thể khuất phục, ngƣời nhƣ thế mới đáng gọi là bậc đại trƣợng phu” [18, tr.971]. Và “đất rộng, dân đông, là điều ngƣời quân tử ham muốn, nhƣng chƣa thấy vui thích. Đứng trong nƣớc ở giữa thiên hạ, yên định dân trong bốn biển, là điều ngƣời quân tử ƣa thích nhƣng chƣa hợp với bản tính”. “Bản tính của ngƣời quân tử, dẫu lúc đắc trí làm việc lớn cũng không hề gia tăng đƣợc chút nào, dẫu lúc nghèo khổ cũng không hề giảm sút chút nào. Trời cho bản tính ngƣời quân tử nhƣ thế, không hề thay đổi”. “Bản tính ngƣời quân tử là những điều nhân, nghĩa, lễ, trí, đặt gốc rễ ở tâm, lúc phát hiện ra ngoài thì hòa hoãn ở mặt, đầy đặn ở lƣng, phô bày ra ở chỗ chân tay. Chân tay không đợi nói ra mà hiểu rõ sự sai khiến của bản tính” [18, tr.1304 - 1305]. Những đoạn trích trên đã thể hiện lẽ sống của ngƣời quân tử

có nội dung rộng, nhiều mặt. Thứ nhất, Mạnh Tử nói đến lẽ sống vừa của

ngƣời quân tử nói chung, vừa của ngƣời quân tử với tƣ cách đại trượng phu,

của kẻ cai trị (thiên tử). Thứ hai, tƣ tƣởng của Mạnh Tử về lẽ sống của

ngƣời quân tử bao gồm trƣớc hết các giá trị, quy tắc, chuẩn mực đạo đức

quan trọng nhƣ nhân, nghĩa, lễ, trí, chúng cũng có thể đƣợc hiểu là những

đức, hơn nữa là những đức rất lớn của ngƣời quân tử. Những đức này thuộc

quân tử. Thứ ba, Mạnh Tử cho rằng việc có đƣợc “đất rộng, dân đông, đứng trong nƣớc ở giữa thiên hạ, yên định dân trong bốn biển”, cũng là điều ngƣời

quân tử vui thích, nhƣng giữ đƣợc, đạt đƣợc những đức nói trên mới là mục

đích, là hạnh phúc, niềm vui thực sự, lớn nhất mà ngƣời quân tử theo đuổi.

Thứ tư, lẽ sống không tách rời địa vị xã hội, nhiệm vụ, cụ thể là “đứng ở chỗ

chính vị, thi hành đạo lớn trong thiên hạ”. Thứ năm, để thực hiện đƣợc mục

đích, đạt đƣợc niềm hạnh phúc ấy, ngƣời quân tử phải có những phong thái,

tính cách cụ thể (“đắc trí thì cùng với dân noi theo đạo, không đắc trí thì một

mình theo đạo”, có bản lĩnh, ý chí để thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực

hoặc giữ đƣợc đức hạnh). Thứ sáu, lẽ sống của ngƣời quân tử xét theo những

khía cạnh, nội dung của nó, rõ ràng là những lẽ sống rất lớn lao và đẹp đẽ,

không dễ có đƣợc. Nhƣ vậy, có thể hiểu bản chất lẽ sống của ngƣời quân tử là toàn bộ đời sống đạo đức của mẫu ngƣời này, là con đƣờng cơ bản của đời sống đạo đức nhằm thực hiện đến cùng những đức hạnh của mình là nhân, nghĩa, lễ, trí và lẽ sống ấy không nằm ngoài đạo của ngƣời quân tử với mục đích cao nhất là bình thiên hạ.

Một phần của tài liệu Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)