Thế giới quan trong lẽ sống của người quân tử

Một phần của tài liệu Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư (Trang 59)

Đứng trên lập trƣờng của giai cấp phong kiến, bảo vệ lợi ích phong kiến, “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” nhằm duy trì tôn ti trật tự, dƣới phục tùng bề trên, giữ nguyên hiện trạng, thứ bậc, do hạn chế của thời đại cùng thế giới quan thiên mệnh,… các quan niệm của Nho giáo Khổng Mạnh về đào tạo con ngƣời đều nhằm mục đích giáo dục tính thiện cho con ngƣời, đảm bảo nguyên tắc làm ngƣời (tam cƣơng, ngũ luân, ngũ thƣờng), nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, xây dựng mẫu ngƣời lý tƣởng - ngƣời quân tử.

Ngƣời quân tử là mẫu ngƣời lý tƣởng, mẫu ngƣời cao đẹp nhất trong quan niệm của Khổng Tử về con ngƣời, đẹp hơn cả kẻ sĩ và đại trƣợng phu. Bởi vì, quân tử là ngƣời gƣơng mẫu nhất trong lối sống, trong đạo đức, là ngƣời mẫu mực nhất, thƣớc đo chung cho việc đánh giá con ngƣời. Ở ngƣời quân tử có tất cả những đặc điểm của kẻ sĩ và đại trƣợng phu và có cả những tiêu chuẩn nhất định mà ở các mẫu ngƣời khác không có đƣợc. Đó chính là nguyên tắc sống, là lƣơng tâm, danh dự, lòng dũng cảm, tri thức, bản lĩnh, các chuẩn mực đạo đức,… chúng cấu thành lẽ sống của ngƣời quân tử.

Xuất phát từ thế giới quan “thiên mệnh” Nho giáo Khổng Mạnh cho rằng, ngƣời quân tử phải biết đƣợc mệnh Trời, hiểu đƣợc ý Trời. Nho giáo đã tin có Trời làm chủ tể cả vũ trụ tức là thừa nhận có cái ý chí rất mạnh để khiến sự biến hóa ở trong thế gian cho hợp lẽ điều hòa. Tuy nhiên, quan niệm của Khổng Tử về Trời hay Thƣợng đế không giống nhƣ quan niệm của phần

nhiều ngƣời thƣờng tƣởng tƣợng. Đó là Trời hay Thƣợng đế là một đấng có hình dáng, có tình cảm, có tƣ dục nhƣ ngƣời ta. Theo Khổng Tử, Trời hay Đế chỉ là một cái Lý vô hình, rất linh diệu, rất cƣơng kiện, mà khi đã định sự biến động ra thế nào thì dẫu làm sao cũng không cƣỡng lại đƣợc. Khổng Tử tin có Trời nhƣ thế, và có “thiên mệnh” cho nên ông nói rằng: “Ngƣời quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân” [18, tr.604]. Và “Chẳng biết mệnh trời, không lấy gì để làm ngƣời quân tử” [18, tr. 690]. Những công việc ở đời ngƣời ta thành hay bại, thế cục thịnh hay suy đều do “thiên mệnh” cả. Vì vậy, Khổng Tử nói: “Đạo của ta có đƣợc thi hành là do mệnh trời, (đạo của ta) phải phế bỏ cũng do mệnh trời” [18, tr. 553]. Ngƣời quân tử cứ an mà làm điều lành điều phải, dẫu thế nào cũng đã có cái mệnh

Trời, không oán Trời và giận ngƣời, cho nên sách Trung dung viết: “Trên

không oán trời, dƣới chẳng trách ngƣời. Vì thế ngƣời quân tử ở theo cách bình dị để đợi mệnh trời” [18, tr.109 – 110].

Tiếp thu tƣ tƣởng “thiên mệnh” của Khổng Tử, Mạnh Tử cũng từng nói: “Nhân danh nƣớc lớn mà đối đãi với nƣớc nhỏ là vui theo mệnh trời. Nhân danh nƣớc nhỏ để thờ nƣớc lớn là sợ mệnh trời vậy. Ngƣời vui theo mệnh trời có thể bảo bọc thiên hạ, ngƣời sợ mệnh trời có thể gìn giữ đất nƣớc” [18, tr.772 – 773]. Và “Chẳng có điều gì là không do số mệnh. Hãy thuận theo ý trời mà chấp nhận số mệnh chính đáng. Vì thế, ngƣời nào biết mệnh trời thì không đứng dƣới bức tƣờng sắp đổ. Hết lòng giữ đạo mà chết, là do số mệnh chính đáng. Chịu gông cùm mà chết, chẳng phải do số mệnh chính đáng”. [18, tr.1287].

Học để giữ lấy cái tâm nuôi lấy cái tính, biết rõ lẽ trời mà theo cái chính mệnh của mình, ấy là cái tinh thần của Nho giáo. Chính những quan niệm này đã quy định trực tiếp lẽ sống của ngƣời quân tử.

Một phần của tài liệu Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)