Bản lĩnh, ý chí của người quân tử

Một phần của tài liệu Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư (Trang 57)

Ngƣời quân tử cũng có những nguyên tắc sống nhất định, những cái mà ngƣời quân tử không thể từ bỏ trong những hoạt động cụ thể cũng nhƣ trong cuộc sống nói chung. Chính những nguyên tắc sống ấy đã cho thấy đƣợc bản lĩnh, ý chí của ngƣời quân tử trong mọi hoàn cảnh. Theo Khổng Tử, đã là ngƣời quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc nghĩa, nếu làm việc phi nghĩa mà đƣợc phú quý thì đành chịu bần tiện còn hơn. Vì vậy, Khổng Tử nói: “Ăn cơm bạc, uống nƣớc lã, co cánh tay mà gối đầu, cách sống đó cũng có niềm vui nội tại. Còn nhƣ bất nghĩa mà nên giàu có với sang trọng, ta coi cũng nhƣ đám mây trôi” [18, tr. 356]. Ngƣời quân tử đứng vào địa vị nào

cũng có thể vui đƣợc. Sách Trung dung viết: “Ngƣời quân tử tùy theo địa vị mà cƣ xử, chẳng trông mong ở bên ngoài. Vốn giàu sang, ở theo giàu sang; vốn nghèo hèn, ở theo nghèo hèn; vốn di địch, ở theo di địch; vốn khốn khó, ở theo khốn khó. Ngƣời quân tử rơi vào cảnh nào, cũng vui vẻ cả” [18, tr. 109].

Theo Mạnh Tử, ngƣời quân tử cần phải có ý chí, bản lĩnh để giữ đƣợc

đức hạnh, phẩm giá của mình “cảnh giàu sang chẳng khiến buông lung, cảnh nghèo hèn chẳng đổi đƣợc tiết tháo, uy vũ chẳng thể khuất phục” [18, tr.971]. Và “kẻ sĩ lúc nghèo khó chẳng để mất điều nghĩa, lúc hiển đạt chẳng rời xa đạo. Lúc nghèo khó chẳng để mất điều nghĩa, nên kẻ sĩ giữ đƣợc phẩm hạnh” [18, tr. 1292]. Điều này chứng tỏ rằng dù có ở trong bất cứ hoàn cảnh nào (dù là giàu sang, nghèo khó hay trong lúc nguy cấp nhất) thì ngƣời quân tử vẫn luôn vững vàng, giữ vững đƣợc bản lĩnh, lập trƣờng của mình để “thi hành đạo lớn trong thiên hạ”, đem lại thái bình cho nhân dân, làm cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bản lĩnh, ý chí của ngƣời quân tử còn đƣợc thể hiện trong quan điểm đề cao nghĩa, coi nghĩa quan trọng hơn cả mạng sống của mình. Mạnh Tử nói: “Cá là món ta muốn ăn, bàn tay gấu cũng là món ta muốn ăn; hai món đó không thể có cả hai thì ta bỏ món cá để giữ món bàn tay gấu vậy. Sống là điều ta ham muốn, nghĩa cũng là điều ta ham muốn; hai điều đó không thể giữ lại cả hai, thì ta bỏ mạng sống để giữ lại điều nghĩa vậy” [18, tr.1221]. Theo Mạnh Tử, sống là điều ta ham muốn, nhƣng trong những cái ta ham muốn còn có cái lớn hơn sự sống, cho nên ta không thể cẩu thả ôm lấy sự sống. Chết là điều ta ghét, nhƣng trong những cái ta chán ghét còn có cái ta chán ghét hơn sự chết, cho nên có khi gặp hoạn nạn (biết là có thể chết đấy) nhƣng ta cũng không né tránh. Nếu làm cho ngƣời ta cảm thấy trong những ham muốn không có gì lớn hơn sự ham sống thì phàm cách gì có thể dựa vào đó mà sống đƣợc tất sẽ đƣợc đem ra dùng cả. Nếu làm cho ngƣời ta cảm thấy trong những điều mà ngƣời ta ghét bỏ không có gì lớn hơn sự ghét

bỏ cái chết thì phàm cách gì có thể dựa vào đó mà né tránh cái chết tất nhiên sẽ đƣợc đem ra dùng hết. Do đó, cần phải khẳng định rằng, có những biện pháp ngƣời ta không thèm dùng để duy trì sự sống, cũng nhƣ né tránh tai họa. Vì thế, có thể nói, trong những điều ham muốn, có những điều ham muốn lớn hơn sự ham sống, trong những cái đáng ghét, còn có những cái đáng ghét hơn sự chết. Đã là ngƣời quân tử thì không thể không có nguyên tắc sống đó.

Một phần của tài liệu Tư tưởng về lẽ sống của người quân tử trong Tứ thư (Trang 57)