II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
2.7.4. Hoàn cảnh gia đình
Hoàn cảnh gia đình là một yếu tố quan trọng đối với mọi lĩnh vực trong cuộc sống, do đó nó cũng có tác động đến mức độ phù hợp với CTMT lớp 10 Chuẩn đối với HS. Hoàn cảnh gia đình bao gồm rất nhiều yếu tố, nhưng với mục đích nghiên cứu MĐPH của CTC môn Toán 10 đối với HS thì tác giả chỉ tìm hiểu một số khía cạnh có nhiều tác động đến MĐPH này, ví dụ: trình độ học vấn của PHHS, điều kiện kinh tế của gia đình HS, đời sống tình cảm trong gia đình, sự quan tâm của gia đình đối với việc học Toán của HS, chế độ sinh hoạt, sức khỏe của HS...
Như vậy để đánh giá MĐPH của CTMT lớp 10 Chuẩn đối với HS tỉnh TN ta cần điều tra về kiến thức môn Toán 10 thông qua bài trắc nghiệm, đánh giá của HS, GV, CBQL và PHHS về MĐPH này. Như vậy, việc phân tích và làm rõ các khái niệm, các lý thuyết liên quan làm cơ sở lý luận để định hướng tổ chức nghiên cứu, phân tích và đánh giá kết quả thu được ở các phần tiếp theo của đề tài.
34
Chương 3. XÂY DỰNG PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
PHÙ HỢP CỦA CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN MÔN TOÁN 10 ĐỐI VỚI
HỌC SINH TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Thiết kế bài trắc nghiệm môn Toán
3.1.1. Phân phối chương trình chuẩn môn Toán 10
Bảng 3.1. Phân phối chương trình môn Toán lớp 10 chuẩn – Học kỳ I(PPCC của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên):
Môn Chương Số tiết theo ppcc Tổng
I. Mệnh đề, tập hợp 10
II. Hàm số bậc nhất và bậc hai 8 III. Phương trình và hệ phương trình 10
Đại số
IV. Bất đẳng thức. Bất phương trình 2
30
I. Vectơ 15
Hình học II. Tích vô hướng của hai Vectơ và ứng dụng
5 20
Tổng 30 20 50
Bảng 3.2. Phân phối chương trình môn Toán lớp 10 chuẩn – Học kỳ II(PPCC của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên):
Môn Chương Số tiết theo ppcc Tổng
IV. Bất đẳng thức. Bất phương trình 20
V. Thống kê 8
Đại số
VI. Góc lượng giác và công thức
lượng giác 12+3
40+3
Hình học III. Phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng
23 23
Tổng 40+3 23 63+3
3.1.2. Mức độ nhận thức dùng để đo lường
Sử dụng các câu hỏi và bài tập đúng với yêu cầu chương trình, với chuẩn kiến thức được quy định trong sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT ban hành, phù hợp với trình độ HS. Khi soạn câu hỏi TNKQ, chúng tôi đã bám chắc vào tài liệu của Bộ GD&ĐT quy định chuấn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của CTMT lớp 10 Chuẩn.
35
Có bổ sung thêm các câu hỏi và bài tập nâng cao, đòi hỏi kiến thức tổng hợp, khuyến khích HS suy nghĩ tích cực.
Các câu hỏi và bài tập được được dùng để đo lường kiến thức theo 3 mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng (theo phân loại của Bloom). Sự phân loại các mục tiêu giáo dục Toán theo phân loại các mức độ nhận thức của Bloom gồm 6 mức: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Trong thực tế ở trường phổ thông mới chỉ tập trung kiểm tra đánh giá HS ở 3 mức: biết, hiểu, vận dụng. Để thiết kế các câu hỏi TNKQ nhằm mục đích đánh giá HS ở các phạm trù cao hơn (phân tích, tổng hợp, đánh giá) đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức. Các câu hỏi nhiều lựa chọn nếu được xây dựng cẩn thận có thể đo đánh giá được các mức độ nhận thức cao này với một sự thành công nhất định, mặc dù các câu hỏi loại này không phải là phương tiện duy nhất để GV đo lường kết quả học tập của HS ở các mức nhận thức cao hơn.
Nhận biết:
Nhận biết kiến thức và thông tin:
Kiến thức về thuật ngữ: HS được yêu cầu phải nhận diện và làm quen với ngôn ngữ toán học.
Kiến thức về những sự kiện cụ thể: HS nhớ những công thức và những quan hệ.
Kiến thức về cách thức và phương tiện sử dụng trong những trường hợp cụ thể: Bao gồm kiến thức về những quy ước và phân loại phạm trù.
Kiến thức về các quy tắc và các tổng quát hoá.
Những kỹ thuật và kỹ năng:
36
hiện trực tiếp những phép tính, những quá trình đơn giản hoá và hoàn thành các lời giải tương tự các ví dụ HS đã được học trên lớp.
Hiểu:
Đây là khả năng chuyển đổi dữ liệu từ một dạng này sang một dạng khác, ví dụ từ lời nói sang hình vẽ và ngược lại; khả năng giải thích hay suy ra ý nghĩa các dữ liệu; theo đuổi và mở rộng một lập luận và giải một bài toán ở đó có sự chọn lựa các phép toán cần thiết. Các hành vi thể hiện việc hiểu có thể chia thành 3 loại theo thứ tự sau: chuyển đổi, giải thích, ngoại suy.
Vận dụng:
Phạm trù này chỉ việc sử dụng các ý tưởng, quy tắc hay phương pháp chung vào những tình huống toán học mới. Các câu hỏi yêu cầu HS phải áp dụng các khái niệm quen thuộc vào các tình huống không quen thuộc, phải áp dụng các kiến thức vào việc hiểu các kỹ năng vào các tình huống mới hoặc các tình huống được trình bày theo một dạng mới.
3.1.3. Thiết kế bài trắc nghiệm Chương trình môn toán lớp 10 Chuẩn
- Lập bảng ma trận hai chiều, một chiều là nội dung kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của HS đánh giá theo các mức độ của thang B.S Bloom. Trong các đề kiểm tra chỉ đề cập đánh giá kiến thức HS theo 3 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
- Quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó, thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng mức độ nhận thức.
- Công đoạn trên đã được tiến hành qua các bước cơ bản sau:
+ Xác định trọng số điểm cho từng mạch kiến thức căn cứ vào số tiết quy định trong chương trình.
+ Xác định trọng số điểm cho từng hình thức câu hỏi.
37
phân phối điểm sau khi kiểm tra có dạng chuẩn hoặc tương đối chuẩn, chia ba mức độ nhận thức biết, hiểu, vận dụng.
+ Xác định số lượng câu hỏi cho từng ô của ma trận, mỗi câu hỏi dạng TNKQ có trọng số điểm như nhau.
Bảng 3.3. Bảng trọng số của bài thi kỳ I – Phần Đại số: Mức độ
Nội dung Biết Hiểu
Vận
dụng Tổng số
Chương I: Mệnh đề, tập hợp 3 4 4 11
Chương II: Hàm số bậc nhất và
bậc hai 3 3 4 10
Chương III: Phương trình và hệ
phương trình 3 3 4 12
Chương IV: Bất đẳng thức. Bất
phương trình 1 1 1 3
Tổng số 9 11 13 36
Bảng 3.4. Bảng trọng số của bài thi kỳ I – Phần Hình học: Mức độ
Nội dung Biết Hiểu
Vận
dụng Tổng số
ChươngI: Vectơ 4 6 6 16
ChươngII: Tích vô hướng của hai
Vectơ và ứng dụng 2 3 3 8
Tổng số 6 9 9 24
Bảng 3.5. Bảng trọng số của toàn bài thi kỳ I: Mức độ
Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng số
Đại số 9 11 13 36
Hình học 6 9 9 24
38
Bảng 3.6. Bảng trọng số của bài thi kỳ II – Phần Đại số: Mức độ
Nội dung Biết Hiểu
Vận
dụng Tổng số
IV. Bất đẳng thức. Bất phương
trình 4 4 6 14
V. Thống kê 2 2 2 6
VI. Góc lượng giác và công thức
lượng giác 4 6 6 16
Tổng số 10 12 14 36
Bảng 3.7. Bảng trọng số của bài thi kỳ II – Phần Hình học: Mức độ
Nội dung Biết Hiểu
Vận
dụng Tổng số
III. Phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng 6 8 10 24
Tổng số 6 8 10 24
Bảng 3.8. Bảng trọng số của toàn bài thi kỳ II: Mức độ
Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng số
Đại số 10 12 14 36
Hình học 6 8 10 24
Tổng số 16 10’ 20 20’ 24 30’ 60 60’
Bảng 3.6. Bảng trọng số của bài thi cả năm – Phần Đại số: Mức độ
Nội dung Biết Hiểu
Vận
dụng Tổng số
I. Mệnh đề, tập hợp 1 2 1 4
39 III. Phương trình và hệ phương
trình 3 3 2 8
IV. Bất đẳng thức. Bất phương
trình 2 3 1 6
V. Thống kê 2 1 1 4
VI. Góc lượng giác và công thức
lượng giác 4 2 2 8
Tổng số 14 13 9 36
Bảng 3.7. Bảng trọng số của bài thi cả năm – Phần Hình học: Mức độ
Nội dung Biết Hiểu
Vận
dụng Tổng số
I. Vectơ 2 1 1 4
II. Tích vô hướng của hai Vectơ
và ứng dụng 2 2 2 6
III. Phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng 6 5 3 14
Tổng số 10 8 6 24
Bảng 3.8. Bảng trọng số của toàn bài thi cả năm: Mức độ
Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng số
Đại số 14 13 9 36
Hình học 10 8 6 24
Tổng số 24 20’ 21 20’ 15 20’ 60 60’
3.2. Mẫu nghiên cứu
a. Giới thiệu về tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên thuộc Vùng trung du và miền núi phía Bắc, một vùng được coi là nghèo và chậm phát triển nhất tại Việt Nam. Nền kinh tế Thái Nguyên nhìn chung vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp.
40
Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2010, tỉnh Thái Nguyên đạt 56,54 điếm, xếp thứ 42 trên tổng số 63 tỉnh thành, tuy nhiên thứ hạng của Thái Nguyên lại cao hơn hai trung tâm kinh tế lớn nhất của miền Bắc là Hà Nội (thứ 43) và Hải Phòng (thứ 48).
Theo điều tra dân số 01/04/2009, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.123.116 người thuộc 325.680 hộ gia đình, trong đó nam có 555.371 người chiếm 49,45% và nữ là 567.745 người chiếm 50,55%, tỉ sô giới tính nam/nữ là 97,8/100. Tổng dân số đô thị là 287.265 người (25,6%) thuộc 97.300 hộ và tổng dân cư nông thôn là 835.851 người (74,4%) thuộc 228.380 hộ.
Không như nhiều tỉnh trung du miền núi phía bắc khác, tỉnh Thái Nguyên có đa số dân cư là người Kinh (73,1%), tỉ lệ người Kinh chiếm cao hơn tại tỉnh lị, thị xã Sông Công và các huyện phía nam như Phổ Yên, Phú Bình cũng như tại các khu vực ven quốc lộ, tỉnh lộ và thị trấn tại các huyện còn lại.
b. Giới thiệu về khách thể nghiên cứu
Địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm có 33 trường THPT phân bố ở Thành phố Thái Nguyên và 8 Huyện, Thị xã. Các trường THPT được chọn làm mẫu nghiên cứu đều nằm ở Thành phố Thái Nguyên.
Bảng 3.9: Cơ cấu khách thể nghiên cứu
TÊN TRƯỜNG THPT VỊ TRÍ ĐẶC ĐIỂM HỌC SINH SỐ LỚP 10 HỌC C.TRÌNH CHUẨN Lương Ngọc Quyến
Trung tâm TP Đa số là con em cán bộ nhà
nước 1
Chuyên TN
Trung Tâm TP - Con em cán bộ
- HS giỏi 1 môn nhất định 3 Ngô
Quyền
Ngoại vi TP Con em nhân dân địa phương
41 Vùng Cao
Việt Bắc
Ngoại vi TP Con em các dân tộc miền núi
phía Bắc 5
Chúng tôi tiến hành điều tra trên nhóm khách thể là HS, giáo viên, CBQL và PHHS thuộc 4 trường THPT: Lương Ngọc Quyến, Chuyên TN, Vùng cao Việt Bắc, Ngô Quyền.
Trường THPT Lương Ngọc Quyến với lịch sử gần 70 năm đã có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục của tỉnh Thái Nguyên. Đây là một trường có truyền thống thi đua, nhiều năm có thành tích cao. Một trường anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh Thái Nguyên.
Trường THPT chuyên Thái Nguyên là đơn vị luôn đi đầu trong phong trào nâng cao chất lượng dạy học, trong suốt hơn 20 năm qua, Nhà trường đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành tốt nhiệm vụ, đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt và đã đào tạo được nhiều thế hệ học sinh, góp phần tạo nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước và quê hương Thái Nguyên.
Trường Phổ thông Vùng Cao Việt Bắc đã trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành. Học sinh của trường là người dân tộc thiểu số đến từ nhiều nơi trên các tỉnh miền núi phía Bắc. Trường có nhiều đóng góp rất lớn cho việc nâng cao dân trí và tào tạo nhân tài cho đồng bào các dân tộc.
Trường THPT Ngô Quyền nằm ở ngoại vi thành phố Thái Nguyên. Học sinh của trường đa phần là con em nông dân.
3.3. Xây dựng phiếu điều tra mức độ phù hợp của Chương trình môn toán lớp 10 Chuẩn với học sinh tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Phiếu điều tra học sinh
Phiếu điều tra HS gồm có 11 câu hỏi và 60 gợi ý về các vấn đề :
42
2. Mức độ yêu thích của HS đối với các chuyên đề Toán 10.
3. Các phẩm chất HS cần rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu của chương trình chuẩn môn Toán 10.
4. Mức độ quan trọng của các chuyên đề trong chương trình chuẩn Toán 10.
5. Tâm trạng của HS trong giờ học các chuyên đề Toán 10.
6. Cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập của HS.
7. Cách tìm kiếm tài liệu tham khảo cho môn Toán.
8. Cách ghi bài của HS trong các giờ học trên lớp.
9. Thái độ và biểu hiện khi tham gia thảo luận trên lớp.
10. Các phương pháp dạy học của giáo viên phù hợp với HS.
11. Mức độ hài lòng của HS về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đối với việc học tập và sinh hoạt.
3.3.2. Phiếu điều tra giáo viên và cán bộ quản lý
Phiếu điều tra GV và CBQL gồm 11 câu hỏi và 59 gợi ý về các vấn đề: 1. Các chuẩn bị một tiết dạy trên lớp của các thầy cô giáo.
2. Đánh giá mức độ yêu thích của học sinh đối với các chuyên đề Toán 10. 3. Các phẩm chất năng lực mà giáo viên cần rèn luyện để đáp ứng được yêu cầu của chương trình chuẩn môn Toán 10.
4. Đánh giá mức độ quan trọng của các chuyên đề trong chương trình chuẩn Toán 10.
5. Tâm trạng của giáo viên trong giờ dạy các chuyên đề Toán 10.
6. Cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giảng dạy mà các thầy cô giáo thường làm.
43
7. Cách thầy cô giáo thường tìm kiếm tài liệu tham khảo cho môn Toán.
8. Cách giải quyết khó khăn trong việc dạy môn Toán 10.
9. Quan niệm về thi và cách tổ chức học thi môn Toán của các thầy cô giáo.
10. Mức độ phù hợp với học sinh đối với các phương pháp dạy học của thầy cô giáo.
11. Mức độ hài lòng của các thầy cô giáo về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đối với việc giảng dạy.
3.3.3. Phiếu điều tra phụ huynh học sinh
Phiếu điều tra PHHS gồm 21 câu hỏi về các vấn đề: 1. Trình độ học vấn của PHHS.
2. Mức độ PHHS tạo điều kiện để con mình học môn Toán 3. Mức độ quan tâm của PHHS đến việc học Toán của HS. 4. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình HS. 5. Điều kiện kinh tế của gia đình HS (mức thu nhập). 6. Mức độ chăm sóc của PHHS đối với HS.
3.4. Nội dung và tiến trình nghiên cứu
3.4.1. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu cũng như mục đích, giới hạn của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề phù hợp với CTMT lớp 10 Chuẩn đối với HS.
- Khảo sát thực trạng về sự phù hợp của chương trình chuẩn Toán 10 đối với HS Thái Nguyên, một số yếu tố cơ bản tác động đến sự phù hợp đó.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ phù hợp với CTMT lớp 10 Chuẩn cho HS trong quá trình học tập ở Thái Nguyên.
44
3.4.2. Tiến trình nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung, tính chất công việc và thời gian tiến hành, chúng