II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
3.1.3. Thiết kế bài trắc nghiệm Chương trình môn toán lớp 10 Chuẩn
của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên):
Môn Chương Số tiết theo ppcc Tổng
IV. Bất đẳng thức. Bất phương trình 20
V. Thống kê 8
Đại số
VI. Góc lượng giác và cơng thức
lượng giác 12+3
40+3
Hình học III. Phương pháp tọa độ trong mặt
phẳng
23 23
Tổng 40+3 23 63+3
3.1.2. Mức độ nhận thức dùng để đo lường
Sử dụng các câu hỏi và bài tập đúng với yêu cầu chương trình, với chuẩn kiến thức được quy định trong sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT ban hành, phù hợp với trình độ HS. Khi soạn câu hỏi TNKQ, chúng tơi đã bám chắc vào tài liệu của Bộ GD&ĐT quy định chuấn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ của CTMT lớp 10 Chuẩn.
35
Có bổ sung thêm các câu hỏi và bài tập nâng cao, đòi hỏi kiến thức tổng hợp, khuyến khích HS suy nghĩ tích cực.
Các câu hỏi và bài tập được được dùng để đo lường kiến thức theo 3 mức độ nhận thức: biết, hiểu, vận dụng (theo phân loại của Bloom). Sự phân loại các mục tiêu giáo dục Toán theo phân loại các mức độ nhận thức của Bloom gồm 6 mức: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Trong thực tế ở trường phổ thông mới chỉ tập trung kiểm tra đánh giá HS ở 3 mức: biết, hiểu, vận dụng. Để thiết kế các câu hỏi TNKQ nhằm mục đích đánh giá HS ở các phạm trù cao hơn (phân tích, tổng hợp, đánh giá) đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và công sức. Các câu hỏi nhiều lựa chọn nếu được xây dựng cẩn thận có thể đo đánh giá được các mức độ nhận thức cao này với một sự thành công nhất định, mặc dù các câu hỏi loại này không phải là phương tiện duy nhất để GV đo lường kết quả học tập của HS ở các mức nhận thức cao hơn.
Nhận biết:
Nhận biết kiến thức và thông tin:
Kiến thức về thuật ngữ: HS được yêu cầu phải nhận diện và làm quen với ngơn ngữ tốn học.
Kiến thức về những sự kiện cụ thể: HS nhớ những công thức và những quan hệ.
Kiến thức về cách thức và phương tiện sử dụng trong những trường hợp cụ thể: Bao gồm kiến thức về những quy ước và phân loại phạm trù.
Kiến thức về các quy tắc và các tổng quát hoá.
Những kỹ thuật và kỹ năng:
36
hiện trực tiếp những phép tính, những quá trình đơn giản hố và hồn thành các lời giải tương tự các ví dụ HS đã được học trên lớp.
Hiểu:
Đây là khả năng chuyển đổi dữ liệu từ một dạng này sang một dạng khác, ví dụ từ lời nói sang hình vẽ và ngược lại; khả năng giải thích hay suy ra ý nghĩa các dữ liệu; theo đuổi và mở rộng một lập luận và giải một bài tốn ở đó có sự chọn lựa các phép toán cần thiết. Các hành vi thể hiện việc hiểu có thể chia thành 3 loại theo thứ tự sau: chuyển đổi, giải thích, ngoại suy.
Vận dụng:
Phạm trù này chỉ việc sử dụng các ý tưởng, quy tắc hay phương pháp chung vào những tình huống tốn học mới. Các câu hỏi yêu cầu HS phải áp dụng các khái niệm quen thuộc vào các tình huống khơng quen thuộc, phải áp dụng các kiến thức vào việc hiểu các kỹ năng vào các tình huống mới hoặc các tình huống được trình bày theo một dạng mới.
3.1.3. Thiết kế bài trắc nghiệm Chương trình mơn tốn lớp 10 Chuẩn
- Lập bảng ma trận hai chiều, một chiều là nội dung kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các mức độ nhận thức của HS đánh giá theo các mức độ của thang B.S Bloom. Trong các đề kiểm tra chỉ đề cập đánh giá kiến thức HS theo 3 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
- Quyết định số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó, thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng mức độ nhận thức.
- Công đoạn trên đã được tiến hành qua các bước cơ bản sau:
+ Xác định trọng số điểm cho từng mạch kiến thức căn cứ vào số tiết quy định trong chương trình.
+ Xác định trọng số điểm cho từng hình thức câu hỏi.
37
phân phối điểm sau khi kiểm tra có dạng chuẩn hoặc tương đối chuẩn, chia ba mức độ nhận thức biết, hiểu, vận dụng.
+ Xác định số lượng câu hỏi cho từng ô của ma trận, mỗi câu hỏi dạng TNKQ có trọng số điểm như nhau.