Bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại còn có không ít những hạn chế, tồn tại mà công ty cần khắc phục và rút ra những bài học để nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại trong tương lai.
− Công ty chưa có sự đầu tư thích hợp vào việc nghiên cứu thị trường, khả năng cạnh tranh khi xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại. Tuy công ty đã thực hiện việc nghiên cứu thị trường nhưng vẫn mang tính tự phát.
− Mục tiêu đặt ra cho các chương trình xúc tiến thương mại chưa rõ ràng, chưa cụ thể hóa được sẽ tăng bao nhiêu % doanh thu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại mà công ty thực hiện.
− Việc xác định ngân sách xúc tiến thương mại theo tỷ lệ % doanh thu là chưa thực sự thích hợp trong điều kiện có cạnh tranh gay gắt như hiện nay, vì nó đòi hỏi mức ngân sách linh hoạt theo biến động của thị trường.
− Việc thực hiện các phối thức xúc tiến thương mại chưa hợp lý, công ty chủ yếu thực hiện các chương trình xúc tiến bán: khuyến mãi, giảm giá… Các chương trình quảng cáo trên truyền hình chưa được đầu tư do ngân sách còn bó hẹp, hiệu quả mang lại không cao. Marketing trực tiếp còn chưa được thực hiện nhiều. Công ty tuy đã có các hoạt động quan hệ công chúng nhưng hoạt động còn hạn chế và hiệu quả chưa tương xứng.
− Việc đánh giá đo lường kết quả hoạt động xúc tiến thương mại chỉ được thực hiện khi các chương trình đã kết thúc, nên chưa đánh giá đúng hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại đạt được một cách khách quan.