Các nhân tố khách quan bên ngoài doamh nghiệp:

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty đầu tư phát triển công trình du lịch DETOURPRO (Trang 32)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp:

2.1.2.1. Các nhân tố khách quan bên ngoài doamh nghiệp:

a) Nhân tố chính trị – pháp luật, chính sách của Nhà nước

Hoạt động của doanh nghiệp không chỉ chịu sự chi phối của quy luật thị trường mà còn chịu sự tác động của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như: chính sách thuế, tín dụng, tiền tề, các quy chế quản lý tài chính…Khi chính sách tiền tệ thay đổi có thể làm mức lãi suất cho vay tăng lên hoặc giảm đi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc vay vốn của doanh nghiệp. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, hoạt động kinh doanh của công ty chịu tác động trực tiếp bởi những qui định của Luật xây dựng. Ra đời năm 2003, qua 10 năm thực hiện, hệ thống văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng đã được ban hành tương đối đầy đủ và ngày dần hoàn thiện, Luật đã đi vào cuộc sống và phù hợp với cơ chế thị trường, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xây dựng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, bước đầu đưa hoạt động xây dựng đi vào nề nếp. Tuy nhiên, thực tế chất lượng công tác lập và quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư và hoạt động xây dựng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Các chính sách về xây dựng còn có nhiều biến động. Nếu doanh nghiệp không thường xuyên cập nhật các nghị định, điều khoản đã được bổ sung, sửa đổi thì có thể vi phạm luật pháp dẫn đến giảm sút lợi nhuận.

Trong những năm gần đây, Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt.Việc thực hiện giải pháp chính sách tiền tệ thắt chặt đã được ngân hàng Nhà nước triển khai theo đúng Nghị quyết của Chính phủ. Với việc thực hiện chính sách này, 4 tháng đầu năm, tín dụng tăng trưởng trên 5%, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,5%. Tuy nhiên chính sách tiền tệ thận trọng và thắt chặt này gây khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay. Việc thắt chặt tín dụng dưới mức 20% buộc các ngân hàng phải lựa chọn những doanh nghiệp có thể đáp ứng được điều kiện vay vốn. Như vậy, việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20% khiến

cho nguồn vốn tín dụng ít hơn, lãi suất cao hơn, gây khó khăn cho khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của công ty DETOURPRO.

Mức thuế thu nhập là 25% là vẫn còn khá cao. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc quay vòng vốn, tích luỹ vốn của doanh nghiệp. Nhà nước nên có chính sách điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ để đẩy mạnh đầu tư phát triển thương mại sản phẩm.

Nền chính trị ổn định tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn trong nước đồng thời tạo điều kiện để công ty hợp tác với các đối tác xây dựng nước ngoài. Từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận cho công ty.

Hiện nay, xu thế mở rộng hợp tác, liên kết với các đối tác nước ngoài để tận dụng nguồn lực về công nghệ, quản lý ngày càng tăng vì vậy Nhà nước cần có các chính sách, văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề đầu tư, xây dựng cởi mở và thông thoáng hơn nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư và có chiến lược phát triển lâu dài cho ngành xây dựng.

b) Nhân tố kinh tế

Các nguyên vật liệu, tư liệu sản xuất của ngành xây dựng chủ yếu là những sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớn về vấn đề giá cả. Chỉ một biến động nhỏ diễn ra trên thị trường thế giới ít nhiều ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu trong nước. Từ đó có thể làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Ngành xây dựng luôn bị ảnh hưởng bởi các biến động về tỷ giá và lạm phát nên chính phủ cần xây dựng các biện pháp dự trữ nguồn cung hoặc các biện pháp hỗ trợ giá cho các doanh nghiệp.

Kinh tế Việt Nam 2012 tiếp tục phải chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây), chỉ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 4,77% năm 1999 nhưng lại thấp hơn cả tốc độ tăng 5,32% năm 2009. Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp xây dựng cũng phải gian nan để duy trì hoạt động kinh doanh, đầu tư tránh rơi vào tình trạng phá sản. Theo đánh giá của Viện Kinh tế xây dựng (Bộ xây dựng) tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ngành Xây dựng còn cao, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước luôn không đủ khả năng dùng vốn chủ sở hữu của mình để thanh toán các khoản nợ. Cụ thể, tỉ lệ doanh

nghiệp trong ngành Xây dựng kinh doanh thua lỗ vẫn còn tương đối lớn, nhất là các doanh nghiệp nhà nước. Theo số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ ngành xây dựng gia tăng mạnh trong các năm 2011 và 2012. Nếu như năm 2010 có 9.451/48.753 doanh nghiệp thua lỗ (chiếm 19,4%), thì đến năm 2011 có 14.998/48.733 doanh nghiệp thua lỗ (30,8%) và năm 2012 có 17.000/55.870 doanh nghiệp thua lỗ (30,4%). Đó là chưa kể đến 2.637 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc giải thể trong năm 2012. Điều đó cho thấy khó khăn chồng chất của các doanh nghiệp ngành xây dựng, nhất là các doanh nghiệp bất động sản do chịu tác động của tình trạng đóng băng thị trường bất động sản, đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Tình hình khó khăn chung của các doanh nghiệp xây dựng ảnh hưởng trực tiếp và là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận của công ty DETOURPRO suy giảm trong 2 năm liên tiếp.

c) Nhân tố về điều kiện tự nhiên

Đối với các công ty xây dựng, điều kiện tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và chất lượng công trình. Nếu thời tiết khô ráo, ít biến động thì việc thi công, lắp đặt sẽ được tiến hành theo đúng tiến độ và được bàn giao theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng. Ngược lại, nếu thời tiết không ổn định, thường xảy ra mưa bão, lũ lụt sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng như thời gian thi công. Từ đó có thể đặt công ty vào tình thế vi phạm hợp đồng với chủ đầu tư làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Ở Việt Nam, mùa mua bão thường kéo dài và diễn biến phức tạp. Năm 2012, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới cao hơn so với năm 2011, mùa mưa đến sớm và lượng mưa nhiều hơn làm đình trệ việc thi công các công trình. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận công ty tiếp tục sụt giảm trong năm 2012.

d) Nhân tố về khoa học kỹ thuật

Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa, vì vậy vấn đề phát triển và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật luôn được nhà nước khuyến khích và các doanh nghiệp quan tâm. Nắm vững và áp dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ sẽ giúp công ty nâng cao chất lượng, số lượng công trình, bắt kịp xu thế thiết kế, thi công xây dựng trên thế giới, đảm bảo được tính hữu dụng và thẩm mỹ trong việc thi công lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, thi công trang trí nội

ngoại thất công trình. Từ việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng và chinh phục thêm nhiều khách hàng, từ đó doanh thu và lợi nhuận của công ty sẽ được nâng cao. Ngoài ra, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nguồn lực đầu vào, công tác kế toán, phân tích tài chính, giao dịch, thanh toán… giúp công ty tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian lẫn chi phí. Trong năm 2012, do hạn chế về nguồn vốn nên công ty không có điều kiện đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, điều này làm giảm chất lượng sản phẩm dịch vụ của công ty từ đó làm giảm sức cạnh và lợi thế so sánh của công ty trên thị trường.

e) Nhân tố về đối thủ cạnh tranh

Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực như đầu tư xây dựng; cung cấp lắp đặt hệ thống công trình, thi công xây lắp các công trình ứng dụng công nghệ mới… nhưng lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty vẫn là tư vấn xây dựng. Tư vấn xây dựng giúp cho khách hàng tổ chức việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng và tổ chức đấu thầu để mua sắm thiết bị đầu tư, đấu thầu xây lắp công trình, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu công việc đã hoàn thành.

Các doanh nghiệp dịch vụ tư vấn phải chịu thách thức lớn trong hội nhập quốc tế bởi sức ép đòi mở rộng cửa thị trường trong khi nền tảng kinh tế Việt Nam, trình độ phát triển còn hạn chế, trong khi các đối thủ đã tiến xa. doanh nghiệp dịch vụ tư vấn của Việt Nam còn chưa có năng lực cạnh tranh cao mà muốn nâng cao cũng khó khăn. Đã vậy, các doanh nghiệp sẽ phải hoạt động trong môi trường vô cùng khó khăn, đương đầu với nhiều đối thủ mạnh. Thực tế là cho đến nay, có khoảng hơn 1.000 đơn vị tư vấn xây dựng, trong đó, doanh nghiệp Nhà nước khoảng 30%, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khoảng 22%, còn lại 3% là các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hay các dạng liên kết khác. Khoảng 10 năm nay, các doanh nghiệp tư vấn xây dựng Việt Nam đã phải chấp nhận tham gia cạnh tranh với các đối tác nước ngoài tại thị trường Việt Nam ở các mức độ khác nhau. Nếu như trước đây, các công ty tư vấn ngoài nước chỉ tham gia vào các dự án do các tổ chức tài chính nước ngoài tài trợ thì hiện nay họ tiếp cận với các dự án đầu tư của các doanh nghiệp trong nước. Thậm chí, có trường hợp, tư vấn nước ngoài sẵn sàng chấp nhận tỷ lệ chi phí thiết kế gần với định mức do Nhà nước quy định để đặt chân

vào thị trường. Ngoài ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau cũng không hề nhỏ.

f) Nhân tố khách hàng

Nhân tố khách hàng có là nhân tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận vì khách hàng chính là những người bỏ tiền mua sản phẩm dịch vụ của công ty. Do vậy, công ty cần chú trọng tìm kiếm khách hàng tiềm năng, mở rộng phạm vi thị trường, đồng thời có chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp để duy trì lòng tin, thiện cảm của khách hàng với công ty. Bên cạnh đó, công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đa dang, phong phú và ngày càng cao của khách hàng.

Một phần của tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty đầu tư phát triển công trình du lịch DETOURPRO (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w