Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 46)

II. Các giải pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng giảm nghèo tại Việt Nam

a.Nội dung giải pháp

Nội dung hỗ trợ tín dụng cho người nghèo gồm các khía cạnh sau :

Loại tín dụng hỗ trợ cho người nghèo :

Trên thực tế, người nghèo thường bị hạn chế rất lớn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn chính thức trong khi không thể vay từ nguồn vốn phi chính thức do lãi suất quá cao. Hiện nay có rất nhiều nguồn vốn dùng để hỗ trợ người nghèo như chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo, qũy vì người nghèo, các tổ chức phi chính phủ viện trợ, các đoàn thể, liên đoàn lao động,...Tuy nhiên, người nghèo vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn một cách đầy đủ và hiệu quả do nhiều nguyên nhân như tham nhũng, nhũng nhiễu, bản thân người nghèo cũng thiếu thông tin, hiểu biết, không biết cách làm ăn, không có khả năng trả nợ....

http://svnckh.com.vn 47

Tài chính vi mô, tức là tín dụng quy mô nhỏ, là giải pháp cần phải được phát triển để khắc phục khó khăn này cho người nghèo.

Tài chính vi mô là tín dụng quy mô nhỏ, “những khoản vay giá trị nhỏ, có hoặc không có tài sản đảm bảo đối với các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống” ( mục 4, điều 2 Nghị định của Chính phủ số 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005).

Trọng tâm của tín dụng vi mô là tiếp cận từng hộ gia đình cá thể, bổ sung cho cách tiếp cận giảm nghèo có quy mô lớn hơn (ví dụ như cung cấp cơ sở hạ tầng cho cả một cộng đồng nghèo), cho người nghèo vay những khoản vay nhỏ, thời hạn ngắn nhưng liên tục và ổn định. Nhờ đó, người nghèo có thể tiếp cận được đầy đủ nguồn tín dụng một cách nhanh chóng, chủ động và hiệu quả nhất. Thời hạn cho vay của tín dụng vi mô ngắn và linh hoạt, phù hợp với khả năng hoàn trả của người nghèo, do đó hạn chế được tỷ lệ nợ quá hạn hoặc không trả được nợ của người nghèo.

Tuy nhiên, tài chính vi mô cần phải được kết hợp với việc tạo và mở rộng các cơ hội kinh tế ở các vùng khó khăn thông qua các chương trình hướng dẫn sử dụng vốn, đào tạo kỹ năng quản lý tài chính và tạo việc làm cho người nghèo.

Công tác xác định những ai là người nghèo cần vay vốn và có khả năng hoàn trả nợ cần phải đựợc tiến hành nghiêm túc và chính xác.

Cách huy động vốn cho hoạt động tín dụng vi mô

Theo như Điều 22 Nghị định của Chính phủ số 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005, các tổ chức tài chính vi mô được huy động vốn từ các nguồn sau :

“1. Nhận tiết kiệm: a) Tiết kiệm bắt buộc; b) Tiết kiệm tự nguyện. 2. Vay vốn:

http://svnckh.com.vn 48

b) Vay vốn của các cá nhân và tổ chức nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.

3. Tổ chức tài chính quy mô nhỏ được tiếp nhận vốn uỷ thác theo các chương trình, dự án của Chính phủ, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. ”

Trên thực tế, cần đẩy mạnh huy động vốn từ nguồn tiết kiệm của chính những người nghèo ( khoản 1., điều 22). Điều này sẽ đảm bảo tính bền vững của các định chế tài chính khi tiến hành cung cấp tín dụng cho người nghèo, khắc phục được các rủi ro tín dụng và nợ quá hạn. Cách thức huy động vốn này đã gặt hái nhiều thành công tại nhiều tổ chức tín dụng vi mô dành cho người nghèo như Ngân hàng Grameen Bank (Bangladesh) với 66% trong tổng số 500 triệu USD cho vay hàng năm của ngân hàng được huy động từ tiết kiệm của người nghèo ; và mô hình

nhóm liên kết của châu Mỹ Latinh, do tổ chức ACCION thực hiện, trong đó khách hàng vay là những người kinh doanh nhỏ, tiết kiệm là điều kiện bắt buộc để nhận những khoản vay và sẽ được trừ dần vào nợ gốc.

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 46)