Ngƣời cung cấp tín dụng vi mô

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 48)

II. Các giải pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng giảm nghèo tại Việt Nam

b. Ngƣời cung cấp tín dụng vi mô

Hiện nay, ở Việt Nam, Chính phủ đang giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hai ngân hàng này chiếm tới trên 90% thị phần của thị trường tài chính vi mô hiện nay. Các tổ chức tài chính vi mô còn lại, phần lớn là do các tổ chức, đoàn thể thành lập, hoặc dưới dạng dự án do các tổ chức phi chính phủ tài trợ vẫn chỉ hoạt động trong phạm vi rất nhỏ. [4]

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Nghị định của Chính phủ số 78/2002/NĐ-CP ngày 04-10-2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Theo điều 5 của Nghị định này thì “việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện theo phương thức ủy thác cho các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội theo hợp đồng ủy thác hoặc trực tiếp cho vay đến người vay.

http://svnckh.com.vn 49

Việc cho vay đối với hộ nghèo căn cứ vào kết quả bình xét của Tổ tiết kiệm và vay vốn...là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã, .. Hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn. ”

Như vậy, đặc điểm của dịch vụ tín dụng vi mô của Ngân hàng Chính sách xã hội là gắn kết rất chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể địa phương (là đại diện của Mặt trận Tổ quốc, là Hội phụ nữ, Hội liên hiệp nông dân,..tại các địa phương); chính vì thế mà Ngân hàng có thể hiểu được tình hình địa phương, nhờ thế có khả năng tiếp cận tốt hơn đến những nơi, những hộ gia đình đang cần vốn, thậm chí cả ở những vùng sâu, vùng xa nhất. Công tác quản lý việc sử dụng vốn vay và đảm bảo việc hoàn trả tiền của người nghèo được lãnh đạo các Tổ tiết kiệm và vay vốn đảm nhận. Tuy nhiên, Nghị định 78 cũng không quy định trách nhiệm bắt buộc phải thu hồi được nợ từ người nghèo của các tổ Tiết kiệm và vay vốn, cũng không quy định trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội đối với hoàn trả nợ. (Điều 20, Nghị định 78). Chính vì vậy, rủi ro tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội gặp phải là rất lớn, và thực tế Ngân hàng đã và đang luôn phải rơi vào tình trạng lãi suất thực âm (trung bình 0.65%/tháng)

Các tổ chức tín dụng vi mô thuộc khu vực bán chính thức như các quỹ tín dụng và tiết kiệm, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ trợ vốn tạo việc làm ở các địa phương không có được khả năng dễ dàng tiếp cận đến những vùng hẻo lánh như Ngân hàng Chính sách xã hội, nhưng các tổ chức này lại hiệu quả trong việc hỗ trợ người nghèo địa phương bằng những khoản cho vay hết sức linh hoạt và huy động vốn từ nguồn tiết kiệm của nhân dân.

Tóm lại, có hai nguồn cung cấp tín dụng vi mô cho người nghèo tại Việt Nam. Trong đó, Chính phủ, thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, đóng vai trò chủ đạo. Tín dụng vi mô từ nguồn này phải được chú trọng phân bổ về những vùng

http://svnckh.com.vn 50

sâu, vùng xa – nơi mà tín dụng bán chính thức khó tiếp cận. Các tổ chức tín dụng vi mô bán chính thức, với nguồn vốn và thông tin ít hơn, trước hết phải tập trung cho vay ở những địa bàn thuận lợi tại địa phương mình, sau đó mở rộng dần phạm vi hoạt động.

Để giảm rủi ro tín dụng cho các tổ chức cung cấp tín dụng vi mô, cần phải thực hiện công tác xác định người nghèo cần vay vốn, huy động vốn và tiến hành hướng dẫn người nghèo sử dụng vốn như đã nói ở phần a. Các tổ chức tín dụng vi mô chính là người phải thực hiện những công việc này, đồng thời phải phối hợp với các ngành, cơ quan liên quan để có thể tạo được cơ hội thực sự cho người nghèo làm kinh tế. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, tổ chức các buổi thảo luận, hỏi ý kiến người nghèo thường xuyên cũng là một điều cần thiết để giúp các tổ chức tín dụng vi mô linh hoạt hơn và có những sáng kiến mới trong việc cung cấp tín dụng nhỏ cho người nghèo.

3.2.2. Hỗ trợ về mặt giáo dục cho ngƣời nghèo a. Nội dung giải pháp a. Nội dung giải pháp

Thứ nhất, phổ biến cho người nghèo kiến thức về kỹ thuật mới, giống mới để họ có thể nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, sản xuất ra được những sản phẩm có chất lượng cao, đặc biệt. Từ đó, người nông dân nghèo có thể nâng cao được sức cạnh tranh khi tiến hành thương mại hóa nông sản của mình.

Hơn nữa, cần nâng cao chất lượng công tác khuyến nông. Cán bộ nông nghiệp cần phải theo sát nông dân và công việc sản xuất nông nghiệp của họ, giúp và hướng dẫn nông dân kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong sản xuất, đặc biệt là sâu bệnh.

http://svnckh.com.vn 51

Thứ hai, cần phải đặc biệt chú trọng đào tạo cho người nông dân nghèo kiến thức về kinh tế, thị trường kết hợp với cập nhật, phổ biến cho họ các thông tin về biến động thị trường, giá cả, cung và cầu hàng hóa. Từ đó, người nông dân biết cách phản ứng linh họat với biến động thị trường, tránh được rủi ro, thiệt hại.

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)