II. Các giải pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng giảm nghèo tại Việt Nam
3. Các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời nghèo
3.1. Hỗ trợ để ngƣời nghèo thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo
Người nghèo không thể tự mình thoát khỏi vòng luẩn quẩn đói nghèo mà cần phải có sự tác động, hỗ trợ từ bên ngoài.
Trước hết, sự hỗ trợ cho người nghèo phải được tiến hành toàn diên, hỗ trợ về tất cả các mặt, bao gồm có :
- Xây dựng, nâng cấp và nâng cao khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng của người nghèo ;
- Hỗ trợ người nghèo theo các yếu tố tạo nên tăng trưởng R (đất đai), L (lao đông), K (vốn) và T (kỹ thuật), từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại các hộ nghèo.
Thứ hai, hỗ trợ người nghèo cũng phải theo những nguyên tắc :
- Phải hỗ trợ có chiều sâu, phải cho họ cái cần câu và dạy họ cách câu cá chứ không phải đưa cho họ con cá.
- Nhà nước và các cơ quan, đoàn thể của Đảng và Chính phủ có nhiệm vụ thúc đẩy quá trình tiến tới tăng trưởng giảm nghèo thông qua các chính sách
http://svnckh.com.vn 46
tổng thể, lâu dài chứ không phải chỉ là tổ chức và kêu gọi các phong trào từ thiện. Phần lớn những hoạt động như vận động quyên góp, lá lành đùm lá rách, xây dựng nhà tình nghĩa …đựơc tổ chức rầm rộ từ trước tới nay đều do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Mặc dù một trong những nhiệm vụ cơ bản của các tổ chức, đoàn thể của Đảng là tập hợp lực lượng và nguồn lực của nhân dân vào các phong trào quần chúng nhưng các hoạt động quyên góp từ thiện như thế này nên để các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm làm, và Nhà nước cùng các đoàn thể của Đảng chỉ nên tập trung vào tiến hành và điều hành tốt các chương trình dài hạn, tổng thể.
3.2. Tăng cƣờng khả năng tham gia và hƣởng lợi từ tăng trƣởng của ngƣời nghèo ngƣời nghèo
3.2.1. Hỗ trợ tín dụng cho ngƣời nghèo
Thiếu vốn là khó khăn lớn nhất cản trở người nông dân khi họ tham gia vào quá trình tạo nên tăng trưởng. Chính vì vậy, để hỗ trợ người nghèo thì trước hết phải hỗ trợ cho họ về mặt tín dụng, và tăng cường khả năng tiếp cận với tín dụng cho người nghèo.