Phân phối lại thu nhập không hiệu quả trong việc giảm bất bình đẳng

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 29)

II. Bất bình đẳng về phân phối thu nhập và phân bổ nguồn vốn 1 Phân phối thu nhập không bình đẳng

1.2.1.Phân phối lại thu nhập không hiệu quả trong việc giảm bất bình đẳng

http://svnckh.com.vn 30

Trước hết, không thể phủ nhận những mặt hiệu quả của cố gắng phân phối lại thu nhập theo hướng tăng thu nhập cho người nghèo của Chính phủ, chẳng hạn như:

- Việc chuyển giao thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng đã có ảnh hưởng tích cực đến công tác giảm nghèo tại Viêt Nam. Thu nhập từ những vùng giàu có hơn được chuyển giao cho những vùng nghèo khó hơn. “Đặc biệt, ở vùng Tây Bắc, thu nhập chuyển giao đầu người trong năm 2003 và 2004 lên tới 2/3 giới hạn nghèo đói (poverty line) [12, trang 48].

- Bảo hiểm sức khỏe đã đến được với nhiều người nghèo hơn. Số người nghèo được huởng bảo hiểm sức khỏe tăng mạnh từ năm 1998 đến 2004 [12, trang 52].

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, việc phân phối lại thu nhập còn có nhiều mặt chưa đạt được mục tiêu “vì người nghèo”, trong đó nổi bật là 2 vấn đề:

- An sinh xã hội: Báo cáo của Liên hiệp quốc, “An sinh xã hội của Việt Nam lũy tiến đến mức nào”, được công bố vào ngày 22/8/2007, đã cho thấy sự kém hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam trong cố gắng nâng cao thu nhập cho người nghèo. Người nghèo Việt Nam là đối tượng được hưởng lợi ít nhất từ an sinh xã hội. Trong khi nhóm 20% những người giàu nhất nhận được 40% lợi ích từ an sinh xã hội, người nghèo Việt Nam chỉ nhận được chưa đến 7%. Ngoài ra, người Kinh, người ở thành thị cũng nhận được nhiều trợ cấp hơn là người dân tộc thiểu số và cư dân nông thôn. “Nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, còn nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 2%. Nhóm giàu nhất nhận được 45% trợ giúp y tế, còn nhóm nghèo nhất chỉ 7%. Tỷ lệ nhận trợ giúp giáo dục của nhóm giàu nhất và nghèo nhất tương ứng là 35% và 15%.” [13]

Sự thiếu hiệu quả của bảo hiểm y tế là một biểu hiện cụ thể của tình trạng an sinh xã hội đang lũy thoái của Việt Nam. Hiện nay, Quỹ bảo hiểm y tế không phải do tỉnh quản lý, nên nếu không sử dụng hết thì sẽ được chuyển tới những tỉnh bị thâm hụt quỹ. Ở nhiều vùng nghèo, người dân bị bệnh nặng không thể sử dụng quỹ

http://svnckh.com.vn 31

bảo hiểm y tế để chữa trị tại địa phương mình do tại đây thiếu trang thiết bị và kỹ thuật y tế. Quỹ bảo hiểm y tế tại các địa phương này vì thế mà thường dư thừa và được chuyển về những vùng thành thị - nơi thường xuyên thâm hụt quỹ bảo hiểm y tế do người bệnh từ các tỉnh chuyển về. Trong khi đó, người dân nghèo tại các địa phương nghèo lại không có tiền để di chuyển lên các bệnh viên tuyến trên để chữa trị. Tình trạng này gây nên bất bình đẳng về hưởng thụ quyền lợi được bảo hiểm y tế, và người nghèo tại các địa phương nghèo là người chịu thiệt nhiều nhất.[14]

- Trợ cấp: Trợ cấp của Nhà nước để khuyến khích sản xuất nông nghiệp cũng không mấy hiệu quả trong việc giúp nông dân nâng cao năng suất. Chỉ có 8.1% xã có năng suất cây lương thực, thực phẩp và cây hàng năm vào năm 2003 tăng so với năm 1998 do tác động của trợ cấp từ Nhà nước [17, trang 252]. Đây là một tỷ lệ tăng rất thấp so với những hoạt động khác nhằm cải thiện đời sống của nông dân.

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 29)