Phân bổ nguồn vốn không bình đẳng

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 32)

II. Bất bình đẳng về phân phối thu nhập và phân bổ nguồn vốn 1 Phân phối thu nhập không bình đẳng

2. Phân bổ nguồn vốn không bình đẳng

2.1. Vốn tƣ nhân đƣợc phẩn bổ không bình đẳng

Nguồn vốn tư nhân gồm có vốn tư nhân trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Các nguồn vốn này đều được sử dụng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuân cao nhất. Chính vì vậy, nếu không có những tác động của Chính phủ, nguồn vốn tư

http://svnckh.com.vn 33

nhân hầu như không được đầu tư vào nơi có điều kiện khó khăn đối với việc phát triển kinh tế như vùng sâu vùng xa, nông thôn miền núi hay vùng tập trung các dân tộc ít người. Vốn tư nhân trong nước và nước ngoài chảy về những vùng thuận lợi cho phát triển kinh tế, thu được lợi nhuận cao, đó là vùng thành thị, đồng bằng. Trong giai đoạn 1986 – 2006, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, vốn đã là những vùng phát triển nhất Việt Nam, nhận đựợc nhiều vốn FDI nhất, chiếm tới 77.5% tổng số vốn FDI vào Viêt Nam. Dầu khí và 6 vùng còn lại, những vùng kém phát triển nhất, chia nhau 22.5% tổng số vốn FDI còn lại. [20] Bất bình đẳng vùng, miền vì thế mà càng thêm trầm trọng do bất bình đẳng về yếu tố quan trọng tạo nên tăng trưởng – vốn.

2.2. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đƣợc phân bổ không bình đẳng đẳng

Vốn ODA được phân bổ về các địa phương không đồng đều. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng là những vùng nhận được nhiều vốn ODA nhất, chiếm tới 66.8% tổng lượng vốn ODA của Việt Nam trong giai đoạn 1993 – 2007. [18] Tương tự như đối với vốn FDI, việc phân bổ ODA như vậy cũng không thúc đẩy quá trình giảm bất bình đẳng.

2.3. Vốn Nhà nƣớc đƣợc sử dụng không hiệu quả trong việc giảm bất bình đẳng bình đẳng

Một trong những mục đích của chi tiêu công của Nhà nước là để hạn chế bất bình đẳng và những ảnh hưởng tiêu cực của tăng trưởng đối với sự phát triển bền vững của xã hội, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người nghèo. Nhưng tại Việt Nam, nguồn vốn Nhà nước đã và đang được phân bổ và sử dụng một cách không hiệu quả trong việc giảm bất bình đẳng và giảm nghèo, thể hiện ở hai khía cạnh sau:

Thứ nhất, nguồn vốn Nhà nước có hạn, chỉ nên được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực mà tư nhân không muốn hoặc không có khả năng đầu tư, chẳng hạn như

http://svnckh.com.vn 34

xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, …Tuy nhiên, cho tới nay, vốn Nhà nước vẫn được đầu tư vào các lĩnh vực, dự án có khả năng mang lại lợi nhuận cao và có thể dễ dàng huy động nguồn vốn từ tư nhân, điển hình như Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN). Điều này là đi ngược lại nguyên tắc và mục đích cơ bản của việc sử dụng vốn Nhà nước.

Thứ hai, vốn Nhà nước dùng cho công tác xóa đói giảm nghèo còn thiếu và chưa hiệu quả. Dưới đây là 3 trong số các dẫn chứng cho điều này:

- Cách thức phân bổ ngân sách Nhà nước chưa hiệu quả. Nguồn vốn Trung ương được phân bổ đều về các địa phương, không phân biệt tỷ lệ nghèo đói, hoặc số hộ nghèo của mỗi địa phương. [16, trang 28]. Cách phân bổ theo kiểu bao cấp này rất không hợp lý và hiệu quả bởi lẽ các địa phương có tình trạng nghèo đói khác nhau lại nhận được mức ngân sách như nhau, và nguồn vốn không được chảy về nơi cần vốn nhất, giảm hiệu quả của công tác giảm nghèo.

- Chất lượng của những công trình xây dựng sử dụng nguồn vốn từ chương trình 135 còn thấp do ít vốn đầu tư. Hơn nữa, không hề có nguồn vốn nào của Nhà nước được rót về để dành cho công tách bảo dưỡng các công trình xây dựng , chính vì vậy người dân phải đóng tiền bảo dưỡng các công trình, đặc biệt là đường giao thông do Nhà nước xây dựng. [16, trang 29] Người dân nghèo, vì vậy, cũng phải trả một khoản tiền khá lớn đối với họ để có thể đựợc hưởng lợi từ chương trình 135.

- Quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo của Bộ Y Tế còn rất khiêm tốn, chỉ là 70,000đồng/người/năm.[16, trang 32] Số tiền này là quá nhỏ bé, không thể đem đến cho người nghèo một sự hỗ trợ thực sự có ý nghĩa. Không những thế, ở nhiều địa phương, việc tiến hành khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo sử dụng mức hỗ trợ 70,000đồng này còn được tiến hành

http://svnckh.com.vn 35

rất chậm chạp; phải đến quý II, quý III hoặc thậm chí đến năm sau thì người nghèo mới nhận được sự hỗ trợ về mặt y tế. [16, trang 33].

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)