Phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả kết hợp phát triển tất cả các vùng 1 Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 42)

II. Các giải pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng giảm nghèo tại Việt Nam

2.Phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả kết hợp phát triển tất cả các vùng 1 Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn

2.1. Nguyên tắc phân bổ nguồn vốn

http://svnckh.com.vn 43

Thứ nhất, các nguồn vốn đầu tư phải được phân bổ về tất cả các vùng, địa phương. Không thể chỉ tập trung đầu tư cho các vùng khó khăn mà bỏ quên thành thị và những vùng thuận lợi cho phát triển kinh tế vì như vậy sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế khi những vùng vốn có điều kiện kinh tế thuận lợi lại không có nguồn lực để phát triển. Bên cạnh đó, cũng không thể chỉ đầu tư về những vùng có điều kiện kinh tế ban đầu thuận lợi mà bỏ quên nông thôn, miền núi vì như thế sẽ làm sâu sắc hơn bất bình đẳng vùng miền, giảm hiệu quả của công tác giảm nghèo. Nguồn vốn phải được đổ về tất cả các vùng, cả vùng thành thị - để những vùng này kéo cả nước tăng trưởng theo, và cả vùng nông thôn miền núi – để những vùng này không bị tụt lại ngày càng xa so với những vùng khác.

Thứ hai, do đặc điểm nguồn vốn của Việt Nam có hạn nên việc làm sao để tất cả các vùng đều có được vốn đầu tư là không đơn giản. Để đạt được mục tiêu này, cần phải phân định rõ từng nguồn vốn (vốn Nhà nươc, vốn tư nhân, vốn ODA) phải được dùng cho mục đích gì và phục vụ đối tượng nào, không đựợc sử dụng vốn sai mục đích được chỉ định. Từ việc phân định rõ nhiệm vụ và mục đích sử dụng của từng nguồn vốn, nguyên tắc và cách thức phân bổ từng nguồn vốn như thế nào sẽ được xác định theo như mục 2.2. dưới đây.

2.2. Cách thức phân bổ nguồn vốn 2.2.1. Vốn Nhà nƣớc 2.2.1. Vốn Nhà nƣớc

Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng vốn Nhà nước là vốn Nhà nước chỉ được dùng để đầu tư vào các lĩnh vực mà tư nhân không muốn, hoặc không có khả năng đầu tư như xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển y tế, giáo dục, đặc biệt là xây dựng điên – đường – trường – trạm ở khu vực nông thôn, miền núi. Mục tiêu chính của đầu tư Nhà nước phải là những mục tiêu về mặt hiệu quả xã hội, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo. Những lĩnh vực có khả năng sinh lợi cao, hoặc có thể dễ dàng huy động được nguồn vốn từ tư nhân thì không cần sử dụng đến vốn Nhà nước.

http://svnckh.com.vn 44

Tuy nhiên, hiện nay vốn Nhà nước đang được sử dụng lãng phí, không hiệu quả và sai mục đích rất nhiều.Vì vậy, trước hết cần phải phân bổ lại nguồn vốn này cho đúng mục đích. Ngoài ra, cần phải có một cơ chế giám sát, quản lý việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn Nhà nước một cách hiệu quả, nghiêm khắc và minh bạch.

2.2.2. Vốn tƣ nhân hoặc có thể huy động đƣợc dễ dàng từ tƣ nhân

Đặc điểm của đầu tư tư nhân là tìm kiếm lợi nhuận, chính vì vây, dòng vốn tư nhân hầu như chỉ đổ về những nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Sự phân bổ nguồn vốn tư nhân không đồng đều giữa các vùng miền là không tránh khỏi, và cũng không cần thiết phải xóa bỏ sự bất bình đẳng đó. Đó là bởi giảm nghèo, giảm bất bình đằng là nhiệm vụ của đầu tư Nhà nước; còn nhiệm vụ của đầu tư tư nhân là đạt đựoc những mục tiêu kinh tế, là lợi nhuân, là tăng trưởng kinh tế. Chính vì vây, vốn tư nhân phải được phân bổ theo nguyên tắc công bằng, hiệu quả, nơi nào có nhiều khả năng thu được lợi nhuận hơn thì nơi đó có nhiều vốn tư nhân chảy vào hơn.

2.2.3. Vốn ODA

Có ý kiến cho rằng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng nhận được nhiều ODA nhất do ở đây, mật độ nghèo đói cao hơn các khu vực khác. Chính vì vậy, nếu lấy chỉ tiêu Lượng vốn ODA/đầu người làm tiêu chí xác định hiệu quả thì phân bố như vậy là hợp lý (Ngược lại, nếu vốn ODA chủ yếu chảy về các vùng có tỷ lệ đói nghèo cao nhất của Việt Nam thì số người nghèo được hửởng lợi từ vốn phát triển là rât ít nên kém hiệu quả hơn). [6,trang 4]. Do đó, không phải thay đổi cách thức phân bổ mà vấn đề chỉ nằm ở việc sử dụng vốn ODA.

Tuy nhiên, xét cho cùng, lập luận trên chưa thực chính xác và Chính phủ vẫn phải phân bổ lại vốn ODA do:

+ Mật độ nghèo đói ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ cao hơn các khu vực khác là do dân số từ các vùng khó khăn đổ về đồng bằng nhưng vẫn không thoát ra đựợc khỏi đói nghèo. Dân số ở các vùng khó khăn giảm mạnh, mật

http://svnckh.com.vn 45

độ dân cư giảm dẫn đến mật độ người nghèo giảm, mặc dù mức độ đói nghèo ở đây trầm trọng hơn

+ Nguyên nhân người nghèo đổ về đồng bằng, thành thị là do ở địa phương họ không có điều kiện để cải thiện thu nhập, mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn. (79% người nghèo cho rằng đây là nguyên nhân chính của đói nghèo)

Chính vì vậy, nếu tăng đầu tư về các vùng khó khăn thì sẽ dẫn đến phân bổ lại dân cư. Người nghèo sẽ không phải di cư ra thành thị nữa mà họ có thể giảm nghèo ở ngay địa phương mình

Bên cạnh tiến hành phân bổ lại vốn ODA nhiều hơn về các vùng khó khăn, cần phải gắn phân bổ hiệu quả với việc sử dụng hiệu quả ODA, kiên quyết chống tham nhũng, thất thóat, lãng phí khi sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 42)