Phân phối lại thu nhập, tài sản vì lợi ích của ngƣời nghèo

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 52)

II. Các giải pháp nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng giảm nghèo tại Việt Nam

4.Phân phối lại thu nhập, tài sản vì lợi ích của ngƣời nghèo

http://svnckh.com.vn 53

4.1. Phân phối lại thu nhập

Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương cần phải cải thiện hiệu quả của trợ cấp cho người nghèo bằng cách :

- Xóa bỏ tham nhũng để khoản trợ cấp được đến tay người dân nghèo một cách đầy đủ.

- Giảm các thủ tục và chi phí hành chính để khoản trợ cấp sớm đến được với người nghèo.

- Tăng cường tìm hiểu, theo sát người nghèo để xác định được chính xác đối tượng, cách thức và khối lượng cần trợ cấp.

Về an sinh xã hội, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp sau:

- Khắc phục tình trạng bất bình đẳng về bảo hiểm y tế bằng cách nâng cao chất lượng y tế tại từng địa phương, hỗ trợ trạng thiết bị y tế và tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở. Nhờ thế, người dân nghèo bị bệnh không phải di chuyển đến các vùng khác mà được hưởng lợi từ Quý bảo hiểm y tế tại địa phương mình.

- Giảm phí sử dụng các dịch vụ giáo dục, y tế cho người nghèo.

4.2. Phân phối lại tài sản – đất

Chính phủ phải có trách nhiệm phân phối lại tài sản, đặc biệt là đất nông nghiệp cho người nông dân nghèo để đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp và thu nhập của họ.

Các biện pháp nhằm phân phối lại đất một cách có lợi hơn cho người nghèo cần tuân theo nguyên tắc sau : Không chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị và đất công nghiệp với tốc độ ồ ạt như hiện nay. Việc quy hoạch, mở rộng đô thị và

http://svnckh.com.vn 54

các khu công nghiệp là cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp phải có mức độ và cần phải chú ý đảm bảo không làm tổn hại đến sự phát triển và ổn định của ngành nông nghiệp cũng như thu nhập của người nông dân bị mất đất và phải di dời.

Để làm được điều đó, cần thực hiện các biện pháp sau :

- Cần phải xây dựng bản quy hoạch đất đai cả nước và quy hoạch vùng một cách tổng thể, lâu dài, trong đó xác định những vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm và đất nông nghiệp tại những vùng này chỉ được dùng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Các quy hoạch khu công nghiệp và khu đô thị khi mở rộng cũng không được bao gồm diện tích đất nông nghiệp này.

- Khi xem xét vấn đề chuyển đổi đất nông nghiệp, Chính phủ cần phải có sự nghiên cứu chi tiết, cụ thể để đánh giá giữa cái được và cái mất khi tiến hành chuyển đổi. Việc quyết định có chuyển đổi hay không, và nếu có chuyển đổi thì đền bù thế nào, phải thực sự hỏi, tham khảo và tôn trọng ý kiến người nông dân.

http://svnckh.com.vn 55

Tóm tắt cuối chương 4

Để đạt được và thức đẩy tăng trưởng giảm nghèo tại Việt Nam, trước hết cần phải xác định phương hướng tác động vào quá trình tăng trưởng và giảm nghèo hiện nay là phải chấp nhận một mức độ bất bình đẳng nhất định, duy trì nguyên tắc phân phối công bằng để thúc đẩy tăng trưởng nhưng đồng thời cũng phải cố gắng nâng cao thu nhập cho người nghèo.

Trong phân phối cần phải xác định rõ nguồn vốn nào là dùng cho mục đích nào và thực hiện phân phối để đảm bảo mục đích đó.

Trong cố gắng nâng cao thu nhập cho người nghèo, cần phải tăng cường khả năng tham gia sâu hơn vào quá trình tạo nên và hưởng lợi từ tăng trưởng của họ. Giái pháp về tăng cường tín dụng vi mô, giáo dục và cơ sở hạ tầng , đường giao thông nông thôn là những giải pháp cơ bản cần được đẩy mạnh.

http://svnckh.com.vn 56

Kết luận

Công cuộc phát triển kinh tế kết hợp với xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại, đã kìm hãm và giảm hiệu quả của quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo của Việt Nam – đó là tình trạng bất bình đẳng ngày càng trở nên sâu sắc giữa người giàu và người nghèo, giữa các vùng miền và giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số.

Với trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay, việc chấp nhận một mức độ bất bình đẳng nhất định là cần thiết để có thể đảm bảo được nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng, nhờ có tăng trưởng kinh tế cao thì mới có được sức mạnh vật chất để hỗ trợ cho người nghèo thoát khỏi đói nghèo.Tuy nhiên, không được để cho tình trạng bất bình đẳng trở nên quá sâu sắc, vì điều này sẽ đe dọa sự bền vững của tăng trưởng và làm trầm trọng hơn tình trạng đói nghèo.

Để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo, điều cốt lõi nhất là phải thực hiện phân phối và phân phối lại theo nguyên tắc công bằng, hiệu quả kết hợp cố gắng tăng thu nhập thực tế cho người nghèo. Đây là một công việc khó khăn, lâu dài, cần phải có đường lối, chiến lược dài hạn, tổng thể của Chính phủ cũng như sự tích cực và cố gắng tham gia của tất cả các cơ quan của Chính phủ, các địa phương, tổ chức, đoàn thể.

http://svnckh.com.vn 57

Một phần của tài liệu tăng trưởng và giảm nghèo ở việt nam (Trang 52)