Từ những thành công trong quá trình phát triển thương mại mặt hàng giầy da trên thị trường miền Bắc luận văn có đưa ra những bài học kinh nghiệm như sau:
+ Các doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa lợi thế cạnh tranh của mình như nguồn lao động, nguồn nguyên liệu.
+ Tăng cường hình thức quảng bá trên báo chí, truyền hình, phát thanh… Tập trung nghiên cứu tìm ra cơ cấu và hình thức phân phối hợp lý
+ Tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại, phải có đội ngũ nghiên cứu mẫu mã chuyên biệt nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo công nhân có tay nghề cao.
+ Có chính sách phát triển thương mại hợp lý, thường xuyên kiểm tra giám sát hoạt động phát triển thương mại. Nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại.
4.1.2 Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt như ở trên được các doanh nghiệp giầy da trong nước cũng gặp phải những hạn chế nhất định:
+ Đầu tiên và quan trọng nhất chính là trình độ công nghệ của các doanh nghiệp giầy da miền Bắc đang ở mức trung bình và trung bình khá. Quy trình sản xuất mới đang được cơ giới hóa mà chưa đạt tới trình độ tự động hóa. Tỉ lệ công việc phải làm thủ công hiện còn ở mức cao. Bên cạnh đó, khả năng đầu tư vào chuyển giao công nghệ mới bị hạn chế bởi nguồn tài chính hạn hẹp. Thêm vào đó là đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của DN trong ngành. Cộng vào đó là kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế... Đây là những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Điều này còn dẫn đến việc doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như thị trường miền Bắc.
+ Bên cạnh đó là hạn chế về chất lượng nguồn nhân lực. Theo Hiệp hội Da giày Việt Nam thì hiện có tới trên 80% công nhân trong ngành chưa qua đào tạo, cho thấy vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đang là lực cản doanh nghiệp giầy da
phát triển. Cùng với đó là đội ngũ cán bộ quản lý của doanh nghiệp chủ yếu làm trái ngành, trái nghề và vừa học, vừa làm. Vì thế, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề bức xúc của cac doanh nghiệp giầy da và cũng là một trong những kiến nghị “nóng” nhất đối với Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý Nhà nước trong buổi làm việc mới đây giữa Hiệp hội và các cơ quan này trong nỗ lực tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày Việt Nam. Tuy nhiện, trên thực tế, chưa nhiều DN quan tâm đầu tư một cách thỏa đáng cho khâu đào tạo mà phần lớn người lao động chỉ được đào tạo lý thuyết trong thời gian ngắn trước khi vào làm việc chính thức, vì vậy, dù muốn hay không, bản thân các DN trong ngành cần chủ động “giúp mình” trong cả ngắn và dài hạn trước khi nhận được “phao cứu hộ” từ Nhà nước.
+ Một hạn chế không nhỏ nữa của doanh nghiệp giầy da là vấn đề nguyên phụ liệu và công nghiệp phụ trợ. Trong khi nguyên phụ liệu chiếm tới 68-75% tổng chi phí giá thành sản phẩm song lại đang phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu. Hiện nay, nguyên phụ liệu trong nước sản xuất chỉ mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu trong khi các vật liệu, hóa chất, máy móc, thiết bị chủ yếu trông chờ vào nguồn nhập khẩu.
+ Về hệ thống phân phối mặt hàng giầy vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu với chủ yếu là kênh phân phối truyền thống. Kênh phân phối này tỏ ra hiệu qua từ những năm trước nhưng vẫn được duy trì cho đến nay mà không được nâng cấp để phù hợp đến tình hình hiện tại do đó dẫn đến không thu hút được khách hàng. Điều này là do các doanh nghiệp giầy da chưa thực sự nghiêm túc với thị trường miền Bắc và nguyên nhân nữa là do tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp chưa lớn mà có nhiều vấn đề khi quay trở lại với thị trường trong nước. Mặt khác, các doanh nghiệp giầy da cũng chưa liên kết chặt chẽ với các nhà phân phối chuyên nghiệp như các của hàng thời trang, siêu thị… một kênh phân phối vô cùng hiệu quả. Điều này dẫn đến khả năng cung ứng và thu hút khách hàng của doanh nghiệp.
+ Mẫu mã của sản phẩm cũng là một yếu tố gây khó khăn cho các doanh nghiệp giầy da trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm giầy da trên thị trường miền Bắc. Từ trước đến nay thì các doanh nghiệp của ta vẫn quen ỷ lại mẫu mã từ nước ngoài mà ít quan tâm đến khâu thiết kế. Do vậy khi tự mình thực hiện thì gặp phải khó khăn lớn, hầu hết các doanh nghiệp không có phòng nghiên cứu thiết kế mẫu giầy riêng nên các sản phẩm có mẫu mã cũ không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại. Sự giúp đỡ của hiệp hội da giầy cũng giúp ích cho các doanh nghiệp nhưng do quy mô nhỏ, lại chỉ có 1 trung tâm nghiên cứu lên hiệu quả đạt được là không cao. Điều này giải thích tại sao các doanh nghiệp của ta lại thua thiệt
so với các doanh nghiệp giầy da nước ngoài hay các phẩm giầy da Trung Quốc bởi mẫu mã là thế mạnh của họ.
+ Bên cạnh đó là nhiều vấn đề được chính lãnh đạo Hiệp hội da giày nêu lên, như: Hạn chế về khả năng đầu tư chiều sâu cho hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ đã ảnh hưởng bất lợi đến năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm; Vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn lao động trong sản xuất; Việc hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành cho ngành da giày còn quá nhiều khó khăn; Hay như những thách thức trước sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm cũng loại từ các nước trong khu vực, nhất là Trung Quốc. Ngoài ra, còn phải kể đến những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay cũng như những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn kích cầu, các chương trình hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ… cũng được xem là vấn đề không nhỏ mà nếu vượt qua thì ngành da giày chắc chắn sẽ phát triển nhanh, mạnh hơn những gì đã có được trong thời gian qua.