+ Các doanh nghiệp đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của giầy da Việt Nam. Phương thức bán hàng tại các DN đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử…
+ Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội, chính vì vậy, việc đào tạo, nang cao trình độ chuyên môn và tay nghề được ngành dành sự quan tâm dúng mức. Tính đến hết năm 2008, toàn ngành có trên 650 nghìn lao động (chưa kể số lao động trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và làng nghề) chiếm 10,6% lực lượng lao động công nghiệp của cả nước và dự kiến sẽ còn tăng lên khoảng 820 nghìn người vào năm 2010 và 1,3 triệu vào năm 2020
+ Mặt hàng da giầy đã có sức cạnh tranh lớn trong thị trường miền Bắc và thị trường nội địa. Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự mở của của nền kinh tế nước nhà, việc tìm ra những vận hội mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại nhiều thành công cho các doanh nghiệp da giầy.
+ Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao, kiểu dáng, mẫu mã ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó không chỉ tạo uy tín trên thị trường miền Bắc mà còn tạo uy tín trên thị trường nội địa và quốc tế.
+ Các doanh nghiệp da giầy đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Hiện nay ngành da giầy đã có một cơ sở sản vật chất vững mạnh nhờ vậy đã nâng cao được sức cạnh tranh sản phẩm, đáp
ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh so với các sản phẩm của đối thủ từ nước ngoài.
+ Hệ thống phân phối ngày càng hoàn thiện, đa dạng và phong phú. Xu hướng chuyển dịch sang hình thức phân phối hiện đại, khoảng cách giữa các đại lý phân phối cũng dần hợp lý hơn.