Tại Công ty Cổ phần 77, kế toán sử dụng phương pháp đơn giá thực tế bình quân gia quyền cuối kỳ để tính giá NVL xuất kho. Phương pháp này có thể tính toán khá chính xác giá trị NVL xuất dùng cho các đối tượng sử dụng, tuy nhiên đơn giá thực tế này chỉ có thể được tính bình quân vào cuối tháng nên chưa đáp ứng được yêu cầu thông tin nhanh về giá cả vật tư. Để cập nhật kịp thời thông tin về trị giá vốn thực tế của NVL xuất kho, Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn. Đặc biệt trong điều kiện Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán thì việc áp dụng phương pháp này sẽ trở nên đơn giản, có thể tính được giá trị NVL ngay sau mỗi lần nhập giúp theo dõi một cách chặt chẽ hơn giá trị NVL ở mỗi lần xuất dùng.
Đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn =
Trị giá thực tế NVL tồn trước mỗi lần nhập + Trị giá thực tế NVL mỗi lần nhập Số lượng NVL tồn trước mỗi lần nhập + Số lượng NVL mỗi lần nhập Trị giá thực tế của
NVL xuất kho = Số lượng NVL xuất kho x
Đơn giá bình quân gia quyền liên hoàn
Bảng kê lượng nhập - xuất Vỏ bao xi măng trong tháng 12 năm 2011 Ngày Nhập - Xuất - Tồn Số lượng
(cái) Đơn giá Thành tiền
01/12 Tồn kho 38.300 5.250 201.075.000 04/12 Nhập kho 50.000 5.100 255.000.000 07/12 Xuất kho 21.000 16/12 Nhập kho 100.000 5.600 560.000.000 27/12 Nhập kho 35.000 5.300 185.500.000 31/12 Xuất kho 60.000
* Tính giá trị Vỏ bao xuất ngày 07/12
Đơn giá xuất = 201.075.000 + 255.000.000 = 5.165,06 38.300 + 50.000
Giá thực tế vỏ bao xuất ngày 07/12 là: 21.000 x 5.165.06 = 108.466.308 đồng * Tính giá trị Vỏ bao xuất ngày 31/12 Trị giá vỏ bao tồn tới ngày 31/12 là:
201.075.000 + 255.000.000 - 108.466.308 + 560.000.000 + 185.500.000 = 1.093.108.692 đồng
Số lượng vỏ bao tồn tới ngày 31/12 là:
38.300 + 50.000 - 21.000 + 100.000 + 35.000 = 202.300 cái Đơn giá xuất = 1.093.108.692 = 5.403,4
202.300 Giá thực tế vỏ bao xuất ngày 31/12 là: 60.000 x 5.403,4 = 324.204.259 đồng
Với phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn ta có thể theo dõi được ngay sự biến động giá của nguyên vật liệu trong tháng. Việc sử dụng phương pháp này vừa mang tính thời điểm, vừa dàn đều công việc trong tháng, lại
đảm bảo độ chính xác cao trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Công ty hoàn toàn có thể áp dụng tính giá NVL theo phương pháp này khi đã sử dụng kế toán máy. Cứ sau mỗi lần nhập phiếu xuất vào máy, máy sẽ tính đơn giá, thành tiền và tự động tính vào 2 ô đó. Đơn giá tính được sẽ giúp kế toán cung cấp thông tin được kịp thời hơn và cũng không làm tăng khối lượng công việc của kế toán, công ty lại nhận được sự biến động giá nguyên vật liệu trong kỳ, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý.