Đặc trƣng nghệ thuật của tục ngữ ngƣời Việt thời hiện đại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 85)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Đặc trƣng nghệ thuật của tục ngữ ngƣời Việt thời hiện đại

3.2.1 Về từ ngữ, ngữ nghĩa:

Đặc điểm nổi bật của từ ngữ được sử dụng ở tục ngữ là sự tinh luyện, đích đáng, tỉnh lược, sắc sảo mà vẫn có được sự giản dị, thân quen. Từ ngữ trong câu tục ngữ phải đích đáng, sắc sảo để đảm bảo tính chất rút gọn, tỉnh lược tối ưu cho không gian của câu tục ngữ. Nhưng bên cạnh đó nó vẫn có sự giản dị, mộc mạc cùng lối nói khẩu ngữ vì tục ngữ là hình thức nghệ thuật ngôn từ được trưng cất từ khẩu ngữ dân gian. Ở tục ngữ những hư từ, trợ từ, liên từ thường bị lược bỏ, tối giản. Trong tục ngữ cổ ta bắt gặp rát nhiều những câu chỉ có ba, bốn từ mà vẫn thể hiện một thông báo, phán đoán như: “ Nghèo thì hèn”, “May hơn khôn”, “Ở hiền gặp lành”…, những câu tỉnh lược các liên từ, trợ từ mà người tiếp nhận vẫn dễ dàng hiểu và suy đoán về nội dung như: “Vỏ quýt dày, móng tay nhọn” ( tỉnh lược ác từ “ phải có”, “tất có”, “đã có”) hay “Có tật, giật mình” ( tỉnh lược các từ “hay”, “chắc sẽ”, “tất sẽ”). Sự tối giản về từ ngữ và tỉnh lược các hư từ, trợ từ, liên từ, … Trong một số trường hợp còn có tác dụng mở rộng nghĩa, giúp cho câu tục ngữ đa nghĩa và để đất cho người sử dụng có thể sáng tạo nghĩa mới cho câu tục ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau của cuộc sống. Ở tục ngữ hiện đại cũng xuất hiện

những ngắn, gọn, chắc nhưng số lượng không nhiều như: “Làm láo, báo cáo hay”

(tỉnh lược cụm từ chỉ quan hệ “…thì…nhưng…”, hay câu “Đầu tiên, tiền đâu” (tỉnh

lược các từ như “phải có” “nên hỏi”, câu “Đấu tranh, tránh đâu” ( tỉnh lược các từ như “tốt nhất là”, “ bằng”)…Thời hiện đại hiện tượng những câu tục ngữ kiệm lời, ít từ xuất hiện với tần xuất không nhiều cho thấy ở tục ngữ hiện đại phạm vi và vấn đề phản ánh thu hẹp hơn, cụ thể hơn, tính biểu trưng cũng vì thế mà kém đi. Từ ngữ được dùng trong câu tục ngữ cũng có tính hình ảnh, biểu trưng. Đặc tính này hỗ trợ rất lớn cho tục ngữ trong việc diễn đạt những khái niệm hay những ý tưởng trừu tượng chính vì vậy câu tục ngữ thường đa nghĩa. Tục ngữ biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức về thế giới. Đồng thời tục ngữ cũng biểu hiện thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân lao động với những vấn đề trong cuộc sống của mình. Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh sự vật, sự việc cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, từ những hiện tượng đơn lẻ diễn ra theo quy luật để khái quát

làm bật lên cái phổ biến. Các nhà nghiên cứu tục ngữ cổ truyền đều có chung nhận định tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghiã bề mặt, nghĩa cụ thể ban đầu khi người ta gọi tên sự vật, hiện tượng. Nghĩa đen còn được gọi là nghĩa gốc hay nghĩa tường minh. Nội dung câu tục ngữ được toát ra từ chính bản thân nó mà chưa có một ngụ ý nào khác, là sự tổng hợp ý nghĩa của từng từ trong câu “Tổ hợp nghĩa trên bề mặt với những yếu tố được hiện thực hoá bằng từ”. Các câu tục ngữ cổ truyền là sự đúc rút kinh nghiệm sống và tri thức của nhân dân lao động trong cuộc sống, để tổng kết tri thức đòi hỏi phải có sự quan sát hiện tượng một

cách lâu dài, kĩ lưỡng chẳng hạn như “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì

nắng, bay vừa thì râm”, “Ráng hồng thì nắng, ráng trắng thì mưa”,… Với tục ngữ hiện đại tuy trải qua thời gian chưa phải là lâu dài nhưng những tri thức đã được đúc kết từ những hiện tuợng của cuộc sống. Những câu tục ngữ hiện đại cũng có nhiều

câu chỉ mang nghĩa đen hay còn gọi là nghĩa khởi thuỷ “toát ra từ bản thân sự vật

hiện tượng do tục ngữ ghi lại [19, tập2, tr20]. Tất nhiên những hiện tượng đó phải

mang hơi thở của hiện thực cuộc sống hiện đại như:“Tiếng hát át tếng bom”,“Nước

cần dân có, nước khó có dân bàn”,“Bức xúc đền bù, trả thù doanh nghiệp”,“Ruộng bề bề không bằng nghề bán nước bọt”,“Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”, … Nghĩa bóng của nhiều câu tục ngữ là nghĩa hàm ngôn được phát triển từ nghĩa định danh. Từ sự quan sát trực tiếp vẻ bề ngoài của một sự vật và hiện tượng cụ thể, các tác giả dân gian đã khái quát thành bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng khác. Nghĩa bóng là nghĩa ẩn dụ, thường không trực tiếp hiện diện mà ngụ ý đằng sau. Tục ngữ mượn những cái cụ thể để miêu tả những cái trừu tượng, từ nhận thức trực quan cảm tính con người tiếp cận đến nhận thức lí tính. Nghĩa bóng là nghĩa biểu tượng được suy ra từ nghĩa đen nhờ những liên tưởng phong phú và bay bổng của con người. Vấn đề nảy sinh là ở mỗi thời đại khả năng tưởng tượng và liên tưởng của con người hướng về những phạm trù và lĩnh vực khác nhau thể hiện nhận

thức và tâm lí của con người thời đại. Câu tục ngữ cổ truyền “Một con ngựa đau cả

tàu bỏ cỏ” đã được cải biên sáng tạo “Một con ngựa đau cả tàu bỏ chạy”, “Cái khó bó cái khôn” thành “Cái khó ló cái khôn”. Những nghĩa bóng mới mẻ này là sự sáng tạo của dân gian trong quá trình tiếp nhận và mở rộng nghĩa. Như vậy từ một

sản phẩm ban đầu, ở những thời đại khác nhau người tiếp nhận đã “Tiếp tục bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với hoạt động thực tiễn, hoàn cảnh sống và đặc điểm nhận thức , tâm lí của nhân dân mình” [23, tr 34]

Để tạo ra nghĩa bóng dẫn đến những cách hiểu khác nhau, tục ngữ hiện đại phát huy hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật chơi chữ. Đây là cách thức mà các tác giả dân gian thời đại mới mở rộng hoặc chuyển nghĩa cho câu tục ngữ “Đẹp trai không bằng chai mặt”, “Có chí thì nên cạo đầu”, “Có chí thì ghê”… Rõ ràng từ “chí”

trong câu tục ngữ cổ “Có chí thì nên” mang ý nghĩa là “ý chí”, người có ý chí nghị

lực khắc phục khó khăn tất yếu sẽ dẫn đến thành công còn từ “chí” được dùng trong tục ngữ cải biên lại chỉ loại sinh vật kí sinh, sự giễu nhại, tiếng cười, tính hài hước

từ đó đã bật ra. Hay hiện tượng câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” được cải

biến trên cơ sở của nghệ thuật chơi chữ thành “Có công mài “Sắc” có ngày nên “

Tiên”, “mài sắc” không phải là hành động mài vật cứng cho sắc nhọn mà là chỉnh trang nhan sắc sẽ trở nên xinh đẹp hơn. Mới thoạt xướng lên sẽ dễ dàng nhận ra ngay âm hưởng câu tục ngữ cổ nhưng sự chú ý hướng đến một vấn đề mới hơn từ đó sẽ tạo nên tâm lí tiếp nhận gắn với sự ngỡ ngàng, lí thú. Từ một câu tục ngữ được cải biên không chỉ làm cho ta huy động trí nhớ về câu tục ngữ cổ mà còn đem đến nhận thức về một vấn đề mới. Trong hoàn cảnh này lối nói có sử dụng tục ngữ đã đạt được mục đích kép, vừa làm sống dạy tục ngữ, vốn văn hoá cổ truyền lại vừa chứng tỏ sự linh hoạt trong cách thức sáng tạo của một lớp tác giả thời hiện đại.

Trường hợp câu tục ngữ “Gần mực thì bia, gần đèn thì thuốc” có nguồn gốc từ câu

tục ngữ cổ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Câu cổ ngụ ý nói về sự tác động

của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách của con người thì câu tục ngữ cải biên lại nói đến điều xảy ra theo quy luật tự nhiên một cách hiển nhiên không tránh khỏi qua hiện tượng chơi chữ dựa trên những món ăn, hiện tuợng thường đi cùng với nhau “mực- bia”, “đèn- thuốc”. Đặc biệt với những câu tục ngữ mang tính chất

phê phán thói hư tật xấu đặc điểm này được thể hiện rõ nét nhất. Câu“Ban ngày cả

nước lo việc nhà, ban đêm cả nhà lo việc nước” từ “ nước” thứ nhất mang nghĩa là đất nước còn từ “nước” thứ hai là chỉ nguồn nước dung cho sinh hoạt. Cách thức chơi chữ này nhấn mạnh và làm nổi bật hiện thực của một giai đoạn tất cả mọi

người chỉ lo việc gia đình và nỗi bận tâm lớn của họ là nguồn nước sinh hoạt khan hiếm, phải chầu chực lấy nước cả đêm. Các nhà quản lý cần thấy được tiếng than

này để có những quan tâm kịp thời đến vấn đề dân sinh. Câu “Ăn trông nồi, ngồi

trông hướng” đã được cải biến thành “Ăn trông nồi, ngồi trông ghế”. Câu này có thể hiểu theo hai nghĩa dựa trên nghĩa của từ “ ghế”, nếu hiểu “ghế” là đồ dùng sinh hoạt công dụng để ngồi từ đó câu tục ngữ có nghĩa chỉ việc phải có ý tứ trong những hoạt động sinh hoạt của cuộc sống. Nhưng từ “ghế” ở câu tục ngữ mới là cách chơi chữ chỉ địa vị, quyền chức nhằm mục đích phê phán những người hám quyền chức, cố chạy vạy, lợi dụng thời thế để có được địa vị lãnh đạo và thu lợi bất chính. Câu

“Miền Nam nhận họ miền Bắc nhận hàng” nghệ thuật chơi chữ được thể hiện ở cách triết tự từ “họ hàng” thành hai yếu tố để tạo nên những cách hiểu chệch về nghĩa, tạo nên nghĩa bóng, “miền Nam nhận họ”- “họ” biểu hiện quan hệ thân thích họ hàng, người dân miền Nam vui vì kết thúc chiến tranh hai miền sum họp họ hàng có điều kiện gặp gỡ còn “miền Bắc nhận hàng”- “hàng” không phải trong nghĩa từ “họ hàng” chỉ quan hệ thân thích mà là hàng hoá, ý chỉ miền Bắc sau chiến tranh hàng hoá khan hiếm. Sau giải phóng người Bắc vui vì được nhận nguồn hàng hoá viện trợ từ miền Nam, hàm ý chê người miền Bắc lúc đó nghèo khó chỉ để ý đến vật

chất. Hay câu “Đấu tranh tránh đâu” lại dựa theo lối chơ chữ nói ngược từ, lái từ

nhằm phê phán những người không có chính kiến, không dám đấu tranh vì sợ liên luỵ. Câu “Đầu tiên, tiền đâu” cũng tương tự trường hợp trên để phê phán lối sống thực dụng coi đồng tiền là trên hết. Hình thức chơi chữ trong việc tạo nghĩa đã cho thấy lợi thế và đảm bảo tính hàm súc cao cho tục ngữ để nói ít nhưng gợi nhiều. Theo thống kê của chúng tôi hiện tượng tạo nghĩa mới cho câu tục ngữ hiện đại bằng lối chơi chữ chiếm 37 câu khoảng gần 10% trong tổng số các câu được sưu tầm, đây là một tỉ lệ không nhỏ và nó cho thấy xu thế, phương thức mới của việc sáng tạo nghĩa của tục ngữ hiện đại.

Một hiện tượng cũng dễ nhận thấy là ở tục ngữ hiện đại nghĩa bóng thu hẹp hơn, phần đa các câu tục ngữ thường mang nghĩa đen gắn với những hoàn cảnh cụ thể, nghĩa bóng, nghĩa biểu tượng (đa nghĩa) ít hơn. Điều này có lẽ xuất phát từ chức năng nhật dụng, giải trí giễu nhại của tục ngữ được phát huy hơn. Chúng tôi đã

thống kê trong công trình “Kho tàng tục ngữ người Việt” có tỉ lệ về nghĩa như sau: nghĩa đen chiếm 42%, nghĩa đen+nghiã bóng chiếm 44%, nghĩa bóng chiếm 3%, đa nghĩa chiếm 11%. Còn với những câu tục ngữ hện đại được chúng tôi thống kê trong phần phụ lục nghĩa đen chiếm 57%, nghĩa đen + nghĩa bóng chiếm 33%, nghĩa bóng chiếm 1,2% , đa nghĩa chiếm 8,8%. Điều này có sự tương đồng với

nhận định của nhà nghiên cứu Trần Gia Linh “Tục ngữ xưa thường có hai nghĩa.

Trong nhiều câu nghĩa bóng lại là chủ yếu. Ở tục ngữ mới lối nói ngụ ý giảm đi nhiều. Cuộc sống mới tạo điều kiện cho người ta nói thẳng, nói trực tiếp những tư tưởng của mình” [48, tr37].

3.2.2 Kết cấu

Khi nghiên cứu một thể loại văn học vấn đề cần xem xét chính là kết cấu vì theo

Từ điển thuật ngữ văn học thì “kết cấu là sự liên kết bên trong, là nghệ thuật kiến trúc nội dung tác phẩm”. Tục ngữ cổ truyền có các hình thức kết cấu phong phú với nhiều kiểu câu, nhiều khuôn hình và nhiều dạng thức. Các nhà nghiên cứu đã dựa trên các tiêu chí khác nhau để phân loại cấu trúc của tục ngữ. Tác giả Hoàng Tiến Tưụ dựa trên nội dung phán đoán và hình thức ngữ pháp để cho rằng tục ngữ có cấu trúc một vế, hai vế, cấu trúc cân đối, cấu trúc lệch và cấu trúc nhiều vế. Nguyễn Thái Hoà chia tục ngữ theo quan hệ cú pháp từ việc khái quát nội dung để đưa ra các kiểu quan hệ cú pháp gắn với 14 khuôn hình tục ngữ. Đó là kiểu câu có quan hệ hạn định trực tiếp, kiểu câu có quan hệ so sánh, quan hệ qua lại, phối thuộc mà biểu hiện phổ biến nhất là kiểu câu có quan hệ sóng đôi. Phan Thị Đào lại chia tục ngữ thành ba dạng kết cấu: kết cấu logic, kết cấu so sánh, kết cấu đối xứng. Khi nghiên cứu tục ngữ hiện đại chúng tôi nhận thấy các tác giả dân gian thời hiện đại đã có sự kế thừa và phát huy lối kết cấu của tục ngữ cổ truyền để sáng tạo ra tục ngữ mới (như đã trình bày ở phần 3.1 Phương thứ sáng tạo). Sức hấp dẫn của tục ngữ đó chính là tính hàm súc được thể hiện trong những phát ngôn có tính nhịp nhàng cân xứng, điều này thường có ở lối cấu trúc đối xứng và đây là hình thức cấu trúc đặc trưng của câu tục ngữ. Câu đối xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần trong câu. Ta thường thấy đó là những câu có đặc điểm như sau:

- Cấu tạo thành những vế (thường là hai vế) đối ứng và có quan hệ logic chặt chẽ với nhau.

- Giữa các vế có sự cân bằng (sự cân bằng có thể chỉ là tương đối) về số luợng từ ngữ, sự đối ứng về từ loại…

Muốn giải thích đúng, sát, sâu ý nghĩa của câu tục ngữ trước hết cần phải nắm chắc cấu trúc của nó. Những tri thức được khái quát và nhận thức có được thường dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu nên lối kết cấu theo phương thức so sánh cũng được khai thác nhiều. Căn cứ vào cấu trúc cú pháp và logic, có thể chia những câu tục ngữ đối xứng làm hai loại.

a. Cấu trúc đối xứng đơn: Xét về mặt cú pháp nó thường là những câu đơn (“vế” tương đương với thành phần của câu). Lối kết cấu một vế là khuôn hình cơ bản và hình thức tối giản nhất của tục ngữ. Cấu trúc một vế thường gồm những phán đoán,

những câu tỉnh lược như “Tham thì thâm”, “Túng phải tính”… So với tục ngữ cổ

truyền tục ngữ hiện đại không sử dụng nhiều lối kết cấu này và đây là hình thức rất

hiếm gặp: “Cần cù bù năng lực”, “Hồng nhan bạc triệu”…

b. Cấu trúc đối xứng kép: Xét về mặt cú pháp nó là câu phức hoặc câu ghép (gồm từ hai vế trở lên), về mặt lôgic có sự liên kết của hơn hai phán đoán tương tự, tương đương hoặc tương phản thành một suy lý. Kết cấu theo lối đối xứng kép có thể chia làm các dạng như sau:

- Cấu trúc hai vế sóng đôi cân xứng.

Đây là hình thức phổ biến hơn cả của tục ngữ hiện đại. Cấu trúc từ hai vế trở lên chiếm khoảng 221 câu đạt gần 58,1 % số lượng câu tục ngữ được sưu tầm. Do nhu cầu sáng tạo, cải biên để cho ra đời những câu tục ngữ mới dựa trên vốn tục ngữ cổ nên tục ngữ mới thường có từ hai vế trở lên. Hơn nữa lối sống, nhịp điệu sống của thời hiện đại năng động, ưa thích lối nói vần điệu, nhịp nhàng, đăng đối …là những nhân tố ảnh hưởng đến điều này.

“Chưa biết phải hỏi / chưa giỏi phải rèn” “An toàn là bạn / tai nạn là thù”

“Biết nhiều nghề / giỏi một nghề” “Chắc tay súng /vững tay cày”

“Đôi vai ngàn cân / đôi chân vạn dặm” “Hợp tác xã là nhà/ xã viên là chủ”

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)