5. Cấu trúc luận văn
2.1.3 Mối quan hệ xã hội
Trong khi mối quan hệ và sự ràng buộc của gia đình dần thu hẹp thì các mối quan hệ xã hội của con người ngày càng mở rộng. Môi trường xã hội thay đổi, thể chế chính trị mới, hoàn cảnh đất nước có những biến động nên sự phản ánh các mối quan hệ xã hội trong tục ngữ đa dạng và phong phú hơn rất nhiều.
Một điều dễ nhận thấy là trong thời kì kháng chiến có rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ nói về mối quan hệ của nhân dân với Đảng và lãnh tụ. Tất nhiên trong
dân gian lưu truyền cả những câu có hàm ý tốt và xấu. Nhưng nhìn chung những câu mang hàm ý tốt được lưu truyền rộng rãi hơn, nó được dùng gắn với mục đích chính trị, tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước. Trong mối quan hệ với Đảng, lãnh tụ mà cụ thể là sự thể hiện tình cảm của nhân dân với chủ tịch Hồ Chí Minh thì tinh thần chung là ngợi ca, tôn vinh "Ý Bác lòng dân". Tục ngữ cổ truyền phản ánh sự đấu tranh giai cấp trong xã hội xưa, mối quan hệ
giữa giai cấp thống trị và bị trị “Con ơi nhớ lấy câu này, cướp đêm là giặc, cướp
ngày là quan” và sự ngán ngẩm của những người dân khi “Quan phủ đi, quan tri nhập”. Trong thời phong kiến mối quan hệ của người dân với đất nước, tình yêu
nước gắn liền với tư tưởng đạo Nho “Trung quân là ái quốc”, ý vua là ý trời vì vua
là “thiên tử”. Nhưng ở thời đại mới, Đảng cộng sản lãnh đạo đất nước luôn đề cao
đường lối dân chủ, lấy dân làm gốc “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”
“Nước cần dân có, nước khó có dân bàn” “Dân cường, nước thịnh”. Và Đảng cộng sản khi lãnh đạo đất nước với những khẩu hiệu được đưa ra đã cố gắng đem đến cho nhân dân một tư tưởng mới đồng thời cũng giáo huấn đội ngũ cán bộ lãnh đạo luôn luôn phải phụng sự nhân dân, phải là công bộc “đầy tớ chung thành của nhân dân”. Tất nhiên những khẩu hiệu đôi khi là khẩu hiệu, việc hiện thực hoá nó trong hiện thực cuộc sống là điều vô cùng khó khăn nhưng nó cũng cho thấy sự vận động về tư tưởng của thời đại mới. Nhiều câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những lời dậy của Người đối với các cán bộ chiến sĩ trở thành lí tưởng sống của cả
một lớp người, một thế hệ như “Cần kiệm, liêm chính, trí công, vô tư”, là chiến sĩ
bộ đội thì phải : “Đi dân nhớ, ở dân thương”, “Tận trung với nước, tận hiếu với
dân, mưu trí, thật thà, dũng cảm”, “Đồn là nhà, biên cương là tổ quốc”. Là bác sĩ
thì phải làm sao cho xứng đáng “Lương y như từ mẫu, thầy thuốc như mẹ hiền”.
Những lời này đã đã được dân gian hoá trở thành tiêu chí để đánh giá con người trong thời đại mới. Đây không còn là quan điểm của một người mà là quan điểm chung của toàn xã hội trong việc nhìn nhận, đánh giá con người. Mối quan hệ của Đảng, Bác Hồ với nhân dân được phản ánh trong tục ngữ bằng những câu ngắn gọn, giản dị nhưng đã thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc để hướng về những mục tiêu cao đẹp như “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, "Ý Đảng, lòng dân”, “Ý
Bác, lòng dân”, “Quân với dân như cá với nước”,… Những câu tục ngữ nói về mối quan hệ của nhân dân với đất nước, với Đảng, Bác Hồ không chỉ xuất hiện và được lưu truyền thời kì kháng chiến để huy động sức mạnh nhân dân mà nó vẫn được vận dụng để tuyên truyền các chính sách của Đảng và nhà nước trong thời kì đổi mới ngày nay. Những phương châm sống mới được đề ra và phản ánh rõ nét mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, cá nhân hoà trong tập thể “Hợp tác xã là nhà, xã viên là
chủ”. Ý thức tập thể được đề cao“Hiến kế, hiến công, tập thể tiến công”. Tục ngữ
mới đã ghi lại thái độ và tình cảm của người dân đố với đất nước, dân tộc. Giá trị nhận thức lúc này là vô cùng to lớn vì nó giúp ta hiểu hơn về hình thái xã hội và đặc biệt là hiểu quan niệm của con người trong hình thái xã hội ấy. Thời xưa gắn với hình thức kinh tế nông nghiệp là chủ đạo mang nặng tính tự cung tự cấp nên tục ngữ cổ luôn gắn với không gian làng xã, phản ánh những lề thói làng xã. Còn tục ngữ hiện đại lại phản ánh không gian, không khí của con người và thời đại mới. Đó là không gian rộng lớn của đất nước gắn với những sự kiện trọng đại như hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Đây là những vấn đề thiêng liêng trong tâm hồn người dân lao động. Chính vì thế mà tục ngữ mang giá trị lịch sử, giá trị dân tộc rất sâu sắc.
Xã hội Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 và nhất là sau năm 1986 có sự biến chuyển: đổi mới theo kinh tế thị trường, đất nước mở cửa và có nhiều biến động. Vì vậy mối quan hệ xã hội trên phương diện chính trị có những thay đổi. Ta thấy có những biểu hiện tiêu cực, tha hoá ở một số bộ phận cán bộ lãnh đạo và tục ngữ cũng đã phản ánh kịp thời. Mối quan hệ của nhân dân và một bộ phận cán bộ lãnh đạo của Đảng đang có biểu hiện mai một, sa sút, niềm tin có đôi lúc bị lung lay. Để chỉnh đốn điều này Đảng và Nhà nước đã ban hành Nghị quyết Trung ương IV đã được gắn với cuộc vận động tích cực học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh nên những câu trên vẫn được phát huy. Trong dân gian cũng có những dòng phản ánh những tiêu cực và những câu tục ngữ thuộc dòng này sẽ góp phần làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo phải nhìn nhận lại để cải thiện mối quan hệ với nhân dân lao động.
Tục ngữ được nảy sinh từ nhu cầu khái quát những kinh nghiệm, nó ra đời từ sự quan sát và suy ngẫm về những sự việc, sự kiện thực tế. Tục ngữ hiện đại cũng đã phản ánh, đúc kết những mối quan hệ mới của con người với con người trong cuộc sống hằng ngày với những phương châm xử thế có phần thay đổi so với truyền thống. Từ xưa đến nay người Việt trong các mối quan hệ xã hội thường đề cao tình nghĩa xem trọng tình cảm hơn vật chất. Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay ở một bộ phận không nhỏ các mối quan hệ của con người thường chú trọng đến vật chất
“Đầu tiên, tiền đâu”...Khi đời sống phát triển, những nhu cầu cá nhân được để ý nhiều hơn cũng là lúc đồng tiền phát huy vai trò của nó trong việc điều tiết các mối quan hệ xã hội “Tiền là tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khoẻ tuổi già, là đà danh vọng, là lọng che thân..” Và nhất là trong những năm gần đây vật chất, đồng tiền tỏ rõ sức chi phối mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
“Thanh tra, thanh bố, thanh gì: nếu có phong bì thì tớ thankyou”. Đời sống và sự thể hiện, khẳng định mình của con người thời hiện đại gắn liền với hai yếu tố “tiền” và “quyền”. Để leo lên những nấc thang danh vọng không chỉ có tiềm lực về tài chính mà phải có các mối quan hệ, vì vậy có không ít người trong cuộc sống tìm
cách móc nối với những người có chức vụ cao vì họ hiểu rằng “Sách một bồ thua
một ô che đầu”. Và thậm chí thời hiện đại người ta còn định hình cả những nấc
thang quan hệ chi phối sự thành công, hiệu quả của công việc như “Nhất thân, nhì
thế, tam chế, tứ cần” (khi giải quyết công việc thì đối tượng xem xét ưu tiên trước hết phải là những người thân thích, tiếp nữa là người có quyền thế rồi mới xem đến quy chế và cuối cùng mới để ý đến mức độ cần thiết, cấp bách).
Ở các mối quan hệ xã hội ta cũng thấy sự biến hoá, nhanh nhạy của người Việt
Trước đây tục ngữ cổ truyền có câu “Cái khó bó cái khôn” để chỉ sự chi phối, tác
động của hoàn cảnh đối với sự thực thi công việc thì ngày nay là “Cái khó ló cái
khôn” chính trong tình huống khó khăn ngặt nghèo đã thúc đẩy con người có những sáng kiến, sự linh hoạt để giải quyết công việc. Đây cũng là nét phẩm chất mới của người Việt thời hiện đại. Nhưng dường như sự chủ động trong các mối quan hệ của người Việt như sự phản ánh ở câu tục ngữ này là hiếm gặp. Có nhiều câu tục ngữ đã phản ánh những sự thức thời của người Việt trong việc nắm bắt công việc và tình
thế như: “Nhất cự li, nhì cường độ”. Nhiều ý kiến cho rằng câu này thường dùng để chỉ kinh nghiệm chinh phục các cô gái của các chàng trai nhưng xét trên bình diện xã hội câu này không chỉ thể hiện kinh nghiệm về chuyện tình cảm, yêu đương mà nó còn đúng với việc chúng ta phải tranh thủ thời gian giải quyết công việc thì mới đạt hiệu quả. Gắn với xã hội đang nỗ lực công nghiệp hóa, hiện đại hoá, mọi lĩnh vực đều đòi hỏi sự chuyên nghiệp hoá, chuyên môn hoá thì sự nhanh chóng, yếu tố thời gian được đặt lên vị trí hàng đầu. Xã hội xưa gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp con nguời không phải bó buộc về thời gian. Thành phần chính của xã hội là những người nông dân và không gian sống của họ là đồng ruộng, làng quê. Còn ngày nay đội ngũ tri thức chiếm một bộ phận không nhỏ. Cuộc sống của họ gắn liền với không gian và những mối quan hệ nơi công sở, thành thị. Có lẽ vì vậy mà xuất hiện nhiều câu tục ngữ nó về lề lối, tác phong làm việc, mối quan hệ và cung cách ứng xử của họ. Đối với đội ngũ công chức nhà nước tinh thần, ý thức làm việc tính
tự giác phải được phát huy “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn không để
cơ quan phê bình”. Mối bận tâm của tầng lớp công chức hiện nay chính là quan hệ ứng xử với những người lãnh đạo mà xã hội quen gọi là “Sếp”- một đối tượng đầy quyền uy. Quan hệ của nhân viên và “sếp” cũng là mối quan hệ mới nảy sinh của xã
hội hiện đại và được tục ngữ phản ánh khá nhiều như “Cá không ăn muối cá ươn/
Nhân viên cãi sếp có đường hưu non”, “Nhậu trông mồi, ngồi …trông sếp”. Thực chất tâm lí e sợ và sự đối phó với sếp xuất phát từ những con người có cung cách làm ăn không chuyên nghiệp chưa theo kịp những đòi hỏi, sự chuyên môn hóa của
công vệc như “Làm láo, báo cáo liều”hoặc “Làm láo, báo cáo hay”.
Tục ngữ cũng khái quát những phương châm ứng xử của con người trong xã hội hiện đại, thậm chí những phương châm được tổng kết đôi khi thể hiện sự trái chiều, tương phản trong quan điểm. Người xưa cho rằng “Một điều nhịn là chín điều lành” còn ngày nay là “Một điều nhịn là chín điều nhục”. Với bộ phận người khác trong xã hội thì ý chí chiến đấu và tinh thần đấu tranh dường như bị đẩy lùi, tâm lí
và lối sống của họ có xu hướng “ an phận thủ thường” họ cho rằng “Đấu tranh là
tránh đâu” hay “Lời nói thẳng hay mất lòng, lưng cong thường được việc”. Trong thực tế đã có rất nhiều bài viết nói về những quan niệm trái chiều của người Việt
khi nói về lối sống, cách ứng xử được thể hiện trong tục ngữ cổ truyền. Đây là một hiện tượng chỉ riêng có của thể loại văn học dân gian này vì tục ngữ là sự tổng kết, khái quát những kinh nghiệm tri thức dân gian và nó thường gắn với những hoàn cảnh ứng tác cụ thể, sinh động. Vấn đề đặt ra và mang tính quyết định chính là ở chủ thể vận dụng. Hiện tượng những câu tục ngữ phản ánh những cách ứng xử trái ngược nhau của tục ngữ hiện đại được xem là sự kế thừa nét đặc trưng của thể loại này.
Tục ngữ mới cũng đã phản ánh lối sống của thế hệ trẻ ngày nay. Nếu xưa người
Việt xem trọng cách ứng xử ý tứ, tế nhị “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” thì ngày
nay lối cuộc sống thực dụng, xô bồ đã đi vào cả trong tục ngữ. Có lẽ vì vậy mà những câu tục ngữ có vẻ nôm na hơn, lối nói không còn bóng bảy, nhiều nghĩa hàm
ẩn như trước mà trực tiếp, thẳng thừng hơn “Ăn coi nồi, ngồi coi phong bì”, “Ăn
coi nồi, ngồi trông dọn sẵn”. Thậm chí một số câu được coi là tục ngữ mới, tục ngữ hiện đại khi đọc lên khiến ta phải giật mình trước những phương châm sống và lối
ứng xử trong các quan hệ xã hội của con người với con người như “Nhan sắc có
hạn, thủ đoạn vô biên”, “Bình tĩnh, tự tin không cay cú; âm thầm nhẫn nại trả thù
sau”. Xã hội thời hậu hiện đại những nhu cầu cá nhân được đề cao, nhiều người cho
rằng không thể sống hai cuộc đời nên đưa ra quan điểm sống hưởng thụ “Ăn tranh
thủ, ngủ khẩn trương, học bình thường, yêu đương là chính”. Thời mở cửa theo kinh tế thị trường mối quan hệ của các cá nhân trong xã hội không đặt tình nghĩa lên
đầu mà có sự vụ lợi để thoả mãn những nhu cầu của cuộc sống “Một con ngựa đau
cả tàu thêm phần cỏ”, “Thằng cho là thằng dại/ Thằng trả lại là thằng ngu”, “Trăm lời anh nói không bằng làn khói @”… Cũng có nhiều người theo lối sống ẩn thân, thu mình để tránh những luỵ phiền của cuộc sống “Thứ nhất ngồi lì, thứ nhì đồng ý”, “Đấu tranh là tránh đâu”… thậm chí không dám đấu tranh nỗ lực để chiến đấu hoàn cảnh và chiến thắng chính bản thân mình “Vạn sự khởi đầu nan, gian nan bắt đầu nản” hay tự trấn an mình gắn với tư tưởng A Quy, Chí Phèo
“Thất bại vì ngại thành công”. Trong các tình huống của cuộc sống họ thường chọn
dở nhưng vẫn phải niềm nở”. Theo họ bí quyết thành công trong các mối quan hệ là
“Đẹp trai không bằng trai mặt”, “Đầu tiên, tiền đâu”…
Trong mối quan hệ của con người với con người thì ngôn ngữ giao tiếp có vai trò quan trọng. Ông bà ta xưa trân trọng, đề cao những con người hoà nhã, ăn nói dịu dàng, dễ nghe “Người thanh tiếng nói cũng thanh” hay “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” thời hiện đại nó được cải biên lại theo
phương châm “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho lòi tiền ra”. Ở câu
tục ngữ cổ sự “vừa lòng nhau” thể hiện được ý nghĩa của việc lựa chọn lời nói sao cho đạt được mhiều mục đích người nói tác động đến người nghe như tính biểu cảm, tính thuyết phục, khuyên nhủ hay trách cứ…Dù người phát ngôn- người nói có hàm ý trách móc, giận hờn người nghe vẫn tiếp nhận một cách vui vẻ để có được điều này người nói đã “lựa lời”. Còn trong câu tục ngữ cải biên ý nghĩa đã được thu hẹp lại, nó đơn giản chỉ áp dụng trong hoàn cảnh trao đổi kinh nghiệm kinh doanh, bán hàng, nói làm sao để thuyết phục được khách hàng chịu mua hàng.
Từ truyền thống đến hiện đại tục ngữ luôn có chức năng đúc kết kinh nghiệm một cách tinh tế. Tuy sự sàng lọc của thời gian chưa nhiều nhưng những gì mà tục ngữ phản ánh cũng đủ để chứng minh cho những suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhân dân lao động trong thời đại mới. Ở đâu có cuộc sống thì ở đó có kinh nghiệm sống được đúc rút bằng như những câu tục ngữ. Những kinh nghiệm của dân gian không