Mối quan hệ gia đình

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 48)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2Mối quan hệ gia đình

Mọi hành vi ứng xử của con người bắt nguồn từ cái gốc văn hoá của họ. Nó được khơi nguồn từ truyền thống văn hoá của cộng đồng dân tộc mà họ đang sống. Tục ngữ ra đời trong lao động và giao tiếp giữa con người với con người. Có nhiều câu

tục ngữ hiện đại đã cho ta thấy “thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân trước

những vấn đề của cuộc sống” [47, tr9]. Tục ngữ hiện đại phản ánh rất tập trung quan hệ của con người trong môi trường xã hội và nó thể hiện được những sự quan tâm của lớp người mới đang hướng về đâu. Trong khi quy luật của tự nhiên ít phát sinh, nảy nở thì quy luật xã hội luôn biến đổi không ngừng. Tri thức phản ánh mối quan hệ ứng xử xã hội đi theo vòng quay của lịch sử loài người. Cuộc sống con người luôn tiến triển theo các nấc thang xã hội, mối quan hệ luôn phát triển, gia tăng. Tục ngữ đã kịp thời ra đời để biểu thị và phản ánh những mối quan hệ phức tạp của người Việt hiện đại.

Như chúng ta thấy, hai chủ đề cơ bản của tục ngữ là mối quan hệ của con người với tự nhiên và mối quan hệ của con người với xã hội. Trong chủ đề về mối quan hệ của con người với xã hội thì việc phản ánh mối quan hệ gia đình chiếm số lượng nhiều hơn cả đối với cả tục ngữ cổ truyền và hiện đại. Tác giả Phạm Việt Long

trong cuốn “Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình” đã công bố số liệu số câu tục ngữ

về gia đình chiếm 10,36% tổng số câu tục ngữ, trong đó số câu nói về vợ chồng chiếm 31,17 % số câu nói về quan hệ gia đình . Theo phụ lục thống kê của chúng tôi về tục ngữ hiện đại thì tục ngữ về quan hệ gia đình là 36/381 câu (chiếm gần 10%) điều này cũng thể hiện gia đình là mối quan tâm lớn của con người thời hiện đại vì dù ở thời nào gia đình là tế bào của xã hội. Nhưng ở mỗi thời đại mối quan tâm của con người về quan hệ gia đình lại thể hiện gắn với những quan niệm và tư tưởng khác nhau. Những mối quan hệ trong gia đình rất phong phú: quan hệ vợ chồng; quan hệ cha, mẹ- con cái; quan hệ họ hàng như anh chị-em, quan hệ mẹ chồng, con dâu…..Tất cả các mối quan hệ này đã được tục ngữ cả cổ truyền và hiện đại phản ánh, đúc kết một cách sinh động.

Trong các mối quan hệ gia đình thì quan hệ vợ chồng mang tính chất hạt nhân. Khi phản ánh mối quan hệ vợ chồng chúng ta thấy ở tục ngữ hiện đại có sự hoán đổi

ngôi vị một cách ngoạn mục so với tục ngữ truyền thống. Nền văn hoá cổ truyền của xã hội Việt Nam trước đây lấy Nho giáo làm gốc, chịu ảnh hưởng sâu nặng của

văn hoá Trung Hoa nên khuôn theo tư tưởng “nam tôn, nữ ti” “Nhất nam viết hữu,

thập nữ viết vô”, người phụ nữ chịu sự quy định của đạo “tam tòng". Trong gia đình người đàn ông chiếm địa vị số một…Xã hội hiện đại hướng đến sự công bằng, dân chủ, văn minh, người phụ nữ cũng đấu tranh cho bình đẳng giới và địa vị của họ ngày càng thay đổi trong xã hội. Nếu trước đây trong tục ngữ, ca dao cổ truyền ta bắt gặp nhiều những lời than của người phụ nữ thì thời hiện đại có nhiều câu là

tiếng nói của cánh đàn ông cất lên lời than phiền khi bị áp đảo “Ra đường sợ nhất

công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không nói gì”. Xã hội hiện đại với rất nhiều những áp lực và áp lực về trụ cột gia đình, lo liệu về kinh tế quả là kinh khủng đối với người

đàn ông “Ra đường sợ nhất kẹt xe/ Về nhà sợ nhất “mình ơi đưa tiền”. Chỉ trong

một câu tục ngữ nhưng ta thấy nổi cộm những vấn đề của xã hội hiện đạị đó là vấn nạn giao thông, đường xá chật chội, đông đúc cùng những thúc ép về kinh tế gia đình. Dường như những lo toan bộn bề đó nó trở thành sự ám ảnh đối với người đàn ông ngày nay và nó đã đi vào tục ngữ như một nhu cầu muốn bộc bạch, tổng kết hiện thực cuộc sống gắn với mối quan hệ vợ chồng. Những người đàn ông của xã hội hiện tại vẫn luôn xác định vị trí của trụ cột của mình nhưng không phải với tinh

thần tự giác và tự hào như xưa mà xem ra có vẻ ngậm ngùi chua xót “Ngày xưa trụ

cột gia đình/ Ngày nay cụ chột vẫn mình chứ ai”. Nếu trong tục ngữ cổ truyền

những câu kiểu “nhất vợ nhì giời”, “lệnh ông không bằng còng bà” đã phần nào

thể hiện vai trò “nội tướng” của người phụ nữ thì dường như ngày nay nó còn đựợc

nâng lên ở mức độ cao hơn “Kính vợ là đắc thọ”, “Sợ vợ là sống lâu/ Đội vợ lên

đầu là trường sinh bất tử”. Xét vẻ bề ngoài những câu tục ngữ này có giọng điệu hài hước dí dỏm nhưng thực chất nó cũng hé mở cho ta thấy sự thay đổi trong tư duy, cách nhìn và quan điểm của cả đàn ông và phụ nữ trong xã hội hiện đại. Vai trò của người phụ nữ, người vợ trong mối quan hệ gia đình ngày càng được coi trọng và đề cao hơn. Ở xã hội xưa trong mối quan hệ vợ chồng người vợ thường lép vế

chấp nhận để cho chồng dạy bảo “Dạy con từ thuở còn thơ/ Dạy vợ từ thuở bơ vơ

dè, tế nhị hơn “Dạy vợ là phải toàn tâm/ Đúng sai là chuyện dần dần tính sau” . là chồng có muốn nắn chỉnh vợ cũng phải nhanh chân bởi người phụ nữ sẽ không

“ngồi yên” để đợi dạy mà thậm chí còn dạy lại “Dạy con từ thuở còn thơ /Dạy vợ

từ thuở nó chưa dạy mình”. Trong những sinh hoạt của gia đình người đàn ông có vẻ “lép vế” hơn rất nhiều và không phải lúc nào cũng là “phu xướng, phụ tuỳ” mà

giờ đây là“Vợ nói là chồng im ngay/ Nếu không đụng phải đĩa bay có ngày” “Cá

không ăn muối cá ươn/ Chồng cãi lại vợ trăm đường thiệt thua” hoặc “Cá không ăn muối cá ươn/ Chồng cãi lại vợ ra đường qua đêm”.

Từ lâu cha ông ta thông qua những câu tục ngữ đã khẳng định người vợ là người

giữ lửa và cuộc sống của họ dường như chỉ gắn với không gian gia đình “Đàn ông

xây nhà, đàn bà xây tổ ấm‟, “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”,

người chồng lo kiếm tiến, còn người vợ giữ hầu bao “Chồng là giỏ, vợ là hom”.

Ngày nay người phụ nữ cũng tham gia vào mọi lĩnh vực của xã hội, họ cũng phải đi làm như nguời đàn ông nhưng vẫn phải trăm lo công việc tề gia, nội trợ. Người vợ luôn nắm giữ nguồn tài chính của gia đình và trong xã hội hiện đại điều này càng được phát huy, họ giữ vai trò quyết định trong chi tiêu tài chính và ở thế chủ động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trong lĩnh vực này “Vợ là ngân khố, kho tiền/ Gửi vô nhanh gọn, hơi phiền rút ra”

hay “Đốn cây ai nỡ dứt chồi/ Giận chồng gom hết một đồng chẳng đưa”. Người phụ nữ thời nay xem ra có vẻ đáo để và ghê gớm hơn nhiều so với phụ nữ xưa. Hình ảnh của người đàn ông- người chồng hiện lên trong tục ngữ thật tội nghiệp, đáng thương. Có lẽ những lời than thở của cánh đàn ông xuất phát từ chỗ xưa quá khác nay và những người đàn ông đã quen với cách nghĩ áp đặt theo lối xưa nên nay không khỏi ngỡ ngàng, ngậm ngùi. Điều này cho thấy đã có sự nhìn nhận mới về bình đảng xã hội và bình đẳng giới,vị trí của người phụ nữ trong xã hội hiện đại

ngày càng được nâng cao. Nhưng khi nghe những câu tục ngữ mới này người phụ

nữ cũng nên có sự nhìn lại và có những điều chỉnh kịp thời để hình ảnh người phụ nữ Việt luôn giữ được vẻ dịu dàng, duyên dáng vốn có.

Nét đặc trưng trong quan hệ vợ chồng của người Việt là sự thuỷ chung, tình

nghĩa. Theo thống kê trong “Kho tàng tục ngữ người Việt” số câu tục ngữ phản ánh

bội bạc, phụ tình. Sự gắn bó của tình cảm vợ chồng được thể hiện trên nhiều phương diện: vật chất, tinh thần, sự sở hữu. Trong quan hệ vợ chồng người xưa thường nhắc về nghĩa tình nhiều hơn là tiền của, vật chất. Những quan niệm này trong xã hội hiện đại đã có ít nhiều sự thay đổi. Người phụ nữ xưa khi gắn bó, kết

nghĩa trăm năm với chồng không xem vật chất làm trọng “Chồng em áo rách em

thương/ chồng người áo gấm xông hương mặc người” hay “Vợ chồng là nghĩa trả đời /Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn” và họ cũng thường có tâm lí an phận “Ngu si cũng thể chồng ta / Dẫu là khôn khéo cũng ra chồng người”. Nhưng những người phụ nữ của xã hội hiện đại trong mối quan hệ vợ chồng họ chú ý nhiều hơn đến vấn đề vật chất: “Đi đâu cho thiếp đi cùng/ No thì thiếp ở lạnh lung thiếp bye”. Vấn đề

tiền bạc được đặt ra trước các cuộc hôn nhân “Má ơi cứ gả con xa/ Để con còn có

đôla gửi về” Thậm chí vật chất được đặt ra như một vấn đề trọng điểm của hôn nhân: “Lấy vợ xem tông/ Lấy chồng xem quốc tịch” , hay “Lấy vợ xem tông/ lấy chồng xem lí lịch”. Những thông tin về lí lịch, quốc tịch sẽ là điều được quan tâm nhiều hơn là tình cảm, sự yêu thương bởi nếu quốc tịch nước ngoài, lí lịch con nhà thanh thế, giàu có sẽ là cơ sở vững chắc cho cô gái có cuộc sống tốt. Một hiện trạng của hôn nhân hiện nay cũng đã được phản ánh trong tục ngữ đó là các cô gái có phong trào lấy chồng nước ngoài để được đổi đời, vì khát vọng đổi đời mà họ chấp

nhận bị đẩy vào tình cảnh trớ trêu : “Chồng già vợ trẻ là tiên/ Lấy nhầm ông ngoại

là duyên chồng Đài” .Trước khi đi đến một cuộc hôn nhân vợ chồng có những thoả

thuận rõ ràng về kinh tế “Đồng lương anh chia ba phần to nhỏ, anh dành riêng để

trả nợ phần nhiều/ phần đưa em và phần để anh tiêu”. Những sự rành mạch rõ ràng về tài chính trong mối quan hệ vợ chồng có lẽ do ảnh hưởng của lối sống phương

Tây tài chính phải luôn rõ rang kể cả là vợ chồng với nhau. Ẩn chứa trong đó bóng

dáng của những hợp đồng hôn nhân. Kinh tế thị trường đã len lỏi và hiện hình, chi phối cả trong mối quan hệ gia đình, vợ chồng. Những nỗi lo lắng về kinh tế ám ảnh

cả những cuộc hôn nhân “Cưới vợ phải cưới liền tay / Chớ để lâu ngày vật giá leo

thang” hay “Cưới vợ phải cưới liền tay / Chớ để lâu ngày thành vợ người ta”. Tất nhiên đây không phải là những suy nghĩ của tất cả mọi người trong xã hội nhưng nó cũng là suy nghĩ của một lớp người và nó được phát biểu thông qua tục ngữ đã cho

thấy trong mối quan hệ vợ- chồng của một bộ phận người Việt hiện nay có xu hướng đề cao và xem trọng vật chất hơn tình nghĩa.

Ở mảng tục ngữ về mối quan hệ vợ chồng ta cũng bắt gặp cả những câu hài hước, dí dỏm. Trên cơ sở cải biên câu tục ngữ cũ người Việt đã thể hiện mối bận

tâm của thời hiện đại. Câu tục ngữ “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

để thể hiện sự gắn bó trong quan hệ vợ chồng sẽ làm nên sức mạnh để vượt qua những khó khăn thử thách, khi có sự yêu thương, hoà hợp giữ người vợ và người chồng thì việc gì cũng có thể làm được. Còn thời hiện đại thì “Thuận vợ thuận chồng… con đông mệt quá” lại hàm ý sự hoà hợp, yêu thương mãnh liệt của vợ chồng là một trong những nhân tố làm tăng dân số. Thời phong kiến quan niệm

“Nhiều con là nhiều của” nhưng thời nay do sức ép về dân số, việc nuôi con không

còn theo kiểu “Trời sinh voi, sinh cỏ” nên con đông là một gánh nặng. Câu tục ngữ

đằng sau vẻ hài hước lại đề cập đến vấn đề thời sự của đời sống của gia đình, xã hội ngày nay.

Tục ngữ cổ truyền cũng có câu phản ánh mâu thuẫn trong mối quan hệ vợ chồng, hiện tượng phụ tình, bội nghĩa nhưng số lượng này không nhiều chỉ 44 câu chiếm 15,43% tổng số câu tục ngữ nói về quan hệ vợ chồng. Các hiện tượng tiêu cực trong quan hệ vợ chồng đuợc đề cập đến trong tục ngữ cổ truyền là: đa thê, vũ phu, phụ bạc,… Và phần đa đối tượng đáng phê phán của những hiện tượng tiêu cực là đàn ông. Thời hiện đại những sự tiêu cực trong mối quan hệ vợ chồng vẫn tồn tại nhưng nguời đàn ông dường như cũng thấm thía hơn nỗi khổ của cảnh lắm vợ nhiều con “No cơm ấm cật, rậm rật matsa/ Tan cửa nát nhà vì cô bồ nhí”. Vì mắc những

sai lầm nên cánh đàn ông cũng khuyên bảo nhau: “Không ghen không phải đàn bà/

Người không sợ vợ không là đàn ông”.

Một phương diện được phản ánh trong mối quan hệ gia đình đó là quan hệ của cha, mẹ và con cái. Tục ngữ cổ truyền khi nói về mối quan hệ này thưòng xét ở hai chiều: cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng con cái trưởng thành còn con cái nhất nhất tuân theo sự chỉ dạy của cha mẹ để thể hiện tấm lòng biết ơn và tôn kính. Nhìn chung các thế hệ người Việt thời hiện đại vẫn tiếp nối đuợc truyền thống hiếu thảo như một nét đẹp của phẩm chất Việt. Nhưng trong xã hội hiện đại mối quan hệ cha, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mẹ và con cái cũng có những nét biến đổi. Ở mô hình của xã hội phong kiến thì sản xuất nông nghiệp chủ yếu nên những người lao động phải “Bé cậy cha, già cậy con”. Lúc còn nhỏ được bố mẹ nuôi dưỡng, khi về già tuôi cao, sức yếu không làm được gì thì phải dựa vào con. Ở xã hội Việt Nam hiện đại do chế độ thay đổi, người lao động được hưởng những nguồn ưu đãi. Sau khi đã làm việc và có cống hiến nhất định cho xã hội người lao động được hưởng lương nên phụ thuộc vào con cái không

còn như thời xưa “Bé cậy cha, già cậy… lương”. Dù không phụ thuộc vào con cái

như trước nhưng ở thời đại nào thì những tình cảm của cha mẹ dành cho con cái vẫn vô cùng lớn lao. Nhưng nếu ở thời xưa tình cảm đó được thể hiện một cách ý nhị thì

thời nay nó đựoc biểu lộ một cách trực tiếp và có vẻ cực đoan hơn “Hy sinh đời bố,

củng cố đời con”. Câu tục ngữ này thể hiện suy nghĩ, quan niệm khá cực đoan .Để tạo dựng cho con cái một tương lai tốt đẹp người cha có thể chấp nhận những thiệt thòi và sự hy sinh. Một câu tục ngữ khi đặt trong những tình huống khác nhau sẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Có thể đưa ra nhiều tình huống để xét câu tục ngữ này. Ở phương diện tích cực thì câu này thể hiện ngụ ý người cha, người mẹ cố gắng làm, sống tằn tiện, chắt bóp để dành toàn bộ những sự ưu ái cho con. Nó có thể là câu nói khi người cha không chấp nhận ở quê làm ruộng đơn thuần rồi hướng con theo nghề nông mà loay hoay ra thành phố, bươn bải còng lưng đạp xích lô, chật vật mưu sinh nơi đất khách quê người nuôi con ăn học. Người cha ấy chịu hi sinh, khổ cực chỉ mong con học hành đỗ đạt, có tấm bằng đại học sau này làm công

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 48)