Tục ngữ phản ánh diện mạo của cuộc sống và con ngƣời gắn với những thờ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 61)

5. Cấu trúc luận văn

2.2Tục ngữ phản ánh diện mạo của cuộc sống và con ngƣời gắn với những thờ

kì lịch sử của đất nƣớc.

2. 2. 1 Thời kì chiến tranh cách mạng (1945-1975)

Như trên chúng tôi đã trình bày đây là thời kì mà ca dao và tục ngữ vẫn phát huy sức sống trong việc phản ánh những hiện thực của cuộc sống “…Trong thời đại hiện nay nhân dân ta sáng tạo tục ngữ trong hoàn cảnh sản xuất và chiến đấu vĩ đại chưa từng có trong lịch sử. Tục ngữ mới đã dựng được cái thế hiên ngang và chiến thắng của con người mới Việt Nam” [48, tr34]. Những vấn đề thời sự của đất nước và thời đại đã được tục ngữ phản ánh một cách cập nhật. Sau CMT8 /1945 phong trào bình dân học vụ được đề ra để tích cực diệt giặc dốt, đây cũng là nhiệm vụ mang tính cách mạng của thời đại mới. Tục ngữ đã có sự tham gia tích cực vào phong trào này và có thể coi là một trong những nhân tố thúc đẩy sự thành công cho phong trào. Nó thể hiện vai trò của văn học nghệ thuật là tấm gương phản ánh, ghi dấu cuộc sống. Những gì mà nó phản ánh đã có tác động trở lại và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và thời đại. Thời kì này ta bắt gặp hàng loạt các câu tuc ngữ nói về tinh thần ý thức học tập của người dân để tích cực xoá nạn mù chữ. Nhiều câu tục ngữ đã nêu cao những tấm gương của các địa phương có phong trào tốt để làm điển

hình nhân rộng “Noi gương Đình Lao, làng nào cũng học”, “Ở Phù Cừ, người mù

cũng thành sáng”. Những câu tục ngữ đẫ thể hiện khí thế và sự thần tình của bình dân học vụ để từ đó động viên tích cực nhân dân mọi vùng trong cả nước hưởng ứng. Cũng trong thờ kí đầu sau cách mạng chúng ta tiấn hành cải cách ruộng đất và có nhiều câu tục ngữ đã phản ánh những mặt tiêu cực cũng như tích cực…

Hình ảnh những con người Việt Nam của thời đại này đã được văn học nghệ thuật khắc hoạ một cách sinh động. Hình tượng trung tâm của thời đại là những

người anh hùng trong mọi lĩnh vực mà nổi bật nhất là những người chiến sĩ “Chân

đồng, vai sắt, mắt thần tiên”, tinh thần ý chí chiến đấu của họ được đúc kết gắn với sự mạnh mẽ, dũng cảm “Cướp súng giặc, giết giặc”. “Ăn pháo thủ, ngủ lái xe” “Ăn trên mâm pháo, ngủ trên chiến hào, nắng cháy mưa rào không rời trận địa”… Người chiến sĩ luôn có ý chí, tinh thần sẵn sang xả thân cho sự nghiếp chiến đấu,

chiến thắng kẻ thù “Thứ nhất xanh cỏ, thứ nhì đỏ ngực” họ đã làm nên sức mạnh

cho cả dân tộc. Hình ảnh họ được khắc hoạ trong tục ngữ mang tầm vóc hiên ngang,

kì vĩ “Đôi vai ngàn cân, đôi chân ngàn dặm”. Những câu tục ngữ này không chỉ có

chức năng phản ánh mà nó còn phát huy giá trị hô hào, vận động, tuyên truyền. Nó đã trở thành khẩu hiệu động viên những thanh niên nhập ngũ ra chiến trường để họ

thấy “Cuộc đời đẹp nhất là trong trận tuyến chống quân thù” và bằng sức mạnh, ý

chí của mình họ sẵn sàng “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Những người phụ nữ

vốn được coi là phái yếu nhưng trong hoàn cảnh đất nước họ phát huy tinh thần xưa

“giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” để “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, họ vào chiến

trường tích cực chiến đấu và lập chiến công và “Gái mười bảy, bẻ gãy cổ Mỹ”, họ

vừa đảm nhận thiên chức làm mẹ, làm vợ lại vừa xông pha để tiếp sức cho cuộc

kháng chiến nhanh đi đến thắng lợi “Ba lô đeo sau ba lô nhà nước, ba lô đeo trước

ba lô của chồng”. Tinh thần, ý chí chiến đấu được phản ánh và những kinh nghiệm

đánh giặc cũng được đúc rút “Diệt bốt phá tề, luồn sâu đánh hiểm”, “Giặc hở ta

đánh, giặc tránh ta dò, giặc thò ta diệt”

Không khí lao động khẩn truơng, sôi nổi và khí thế chiến đấu của thời đại cũng được tục ngữ phản ánh. Những phong trào thi đua được khơi dạy trong cả nước để

“Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người‟ thậm chí “Thóc thừa cân, quân vượt mức”. Cả đất nước dồn sức cho cuộc chiến tranh, tiền tuyến, hậu phương kết thành mối dây khăng khít để làm nên sức mạnh của dân tộc “Tiền tuyến diệt xâm lăng, hậu phương diệt giặc dốt”, “Tiền tuyến làm gương cho hậu phương noi gương tiền tuyến”. Mỗi người dân trong thời kì chiến tranh không chỉ sống cuộc đời của mình mà còn ý thức trách nhiệm với tổ quốc, dù là ai và ở tầng lớp nào cũng ra

sức đóng góp công sức cho đất nước “Trẻ xông pha, già dũng cảm”, “Chắc tay súng, vững tay cày” “Tay cày tay súng, tay búa tay súng”...

Hơn lúc nào hết tinh thần lao động tích cực ngày càng được nâng cao. Có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện tinh thần học hỏi, tiếp thu khoa hoc kĩ thuật như một chìa

khoá để mở ra thành công “Biết nhiều nghề, giỏi một nghề”, “Kĩ thuật là khoá, văn

hoá là chìa” “Lí thuyết hay, tay nghề giỏi”, “Một sáng kiến hay bằng ngàn tay lao động”…

Tuy nhiên ở giai đoạn này nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà non trẻ cũng không tránh khỏi những quyết sách sai lầm làm nảy sinh những sự phản ứng của nhân dân. Có những chủ của thời kì này được tục ngữ đề cập và phản ánh mang tính

thời sự như cải cách ruộng đất và hợp tác hoá nông nghiệp như “Mạ vô sân, dân vô

rú”, “Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà”…Thời kì này trong nhân dân cũng lưu truyền những câu tục ngữ phản ánh mặt tiêu cực chưa hợp lí của công cuộc cải cách ruộng đất “Nhất đội, nhì giời”, “Con đấu tố cha, vợ đấu tố chồng”. Để đạt chỉ tiêu 5% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thành phần địa chủ mà ở mỗi xã đã có biết bao gia đình bị tan nát, bao người phải

chịu oan sai. Những điều này phải đến một thời gian dài sau văn học viết vẫn còn dè dặt trong sự phản ánh thì trong VHDG và tục ngữ đã cất lên tiếng nói như làn sóng ngầm tồn tại trong dư luận. Phương thức sản xuất hợp tác xã, bên cạnh tích cực đem

lại ruộng đất cho dân cày “Một vũng trâu đằm hơn một năm làm mướn” cũng có

những câu phê phán chế độ gò bó, tiêu cực của hợp tác hoá nông nghiệp “Mỗi người làm việc bằng ba/ Để cho chủ nhiệm xây nhà, xây sân”, “Mỗi người làm việc bằng hai/ Để cho chủ nhiệm mua đài, mua xe”…

Nhìn chung ở thời kì này, khi lật giở tục ngữ ta cũng có thể tìm thấy bức tranh phản ánh khá chân thực và sinh động những mảng hiện thực của xã hội. Và một điều rất dễ nhận ra là những câu tục ngữ được lưu truyền rộng rãi trong dân gian chủ yếu mang cảm hứng ngợi ca những mặt tích cực, cổ vũ khí thế hào hùng của thời đại. Sự phản ánh con người và cuộc sống của tục ngữ ở giai đoạn này mang tầm khái quát, vĩ mô rất ít gặp những câu chiêm nghiệm và nói về thân phận cá nhân của con người.

2.2.2 Thời kì hoà bình xây dựng đất nước (từ năm 1975 đến nay)

Như chúng tôi đã đề cập đây là thời kì các cuộc đấu tranh cách mạng đã hoàn toàn thắng lợi, đất nước thống nhất, hoà bình và cũng là môi trường mới cho tục

ngữ nảy sinh và phát triển “Sau ngày chiến tranh kết thúc, nhân dân ta không chỉ

sáng tạo ra của cải vật chất mà con sáng tạo ra những giá trị tinh thần vô giá, trong đó có tục ngữ” [23, tr175].

Thời kì này những vấn đề của đời sống cá nhân, những vấn đề về thân phận được quan tâm nhiều hơn. Thời điểm vừa kết thúc chiến tranh cũng được tục ngữ phản

ánh trên phương diện “Miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”. Ta bắt gặp trong

tục ngữ sự tổng kết về một giai đoạn thời bình với những mối quan tâm khác với thời chiến “Thời chiến xuất binh, thời bình xuất tướng”. Những anh bộ đội thuở trước hào hùng hướng tới lí tưởng giết giặc lập công trong chiến đấu thì thời kì này

trở về có biết bao mối bận tâm lo lắng của đời thường “Hai gạch một sao không

bằng một sào khoán sản”, “Lúc còn trẻ mang thân đi cứu nước khi về già bán nước nuôi thân”, “Ban ngày cả nước lo việc nhà, ban đêm cả nhà lo việc nước”…Những vấn đề phản ánh và đúc rút trong thời kì này dường như không còn hướng đến những vấn đề mang tầm vĩ mô mà hướng về cuộc sống đời thường với những điều nhỏ nhặt “nhật dụng” nhưng cũng rất cần thiết cho cuộc sống.

Ở thời đại nào thì tiếng nói về thân phận cũng là một mảng hiện thực quan trọng. Người dân đã ghĩ về mình, đặt mình trong cái chung hoặc tách mình riêng ra để chiêm nghiệm, thấm thía những hạnh phúc, đau đớn của xã hội và thời cuộc. Điều đó tạo nên tiếng nói về thân phận, nỗi niềm trong tục ngữ. Tuy nhiên ở mỗi thời đại tiếng nói về thân phận có khác nhau. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Hà cũng rất

có lí khi khẳng định “VHDG sau 1975 đánh dấu một bước phát triển của tiếng nói

về thân phận” [27, tr73]. Thời kì 1945 -1975 cuộc sống mới và cuộc chiến đấu của toàn dân tộc đã lôi cuốn mọi người nghĩ đến cái chung, vì cái chung, nhu cầu cá nhân hầu như thu hẹp và bị dẹp đi trong niềm vui tập thể; tiếng nói của cái tôi bị át đi, chìm đi bởi tiếng nói của cái ta dân tộc, cộng đồng. Thời hiện đại, nói chung ý thức cá nhân của con người có điều kiện phát triển. Nhất là trong thời bình, cuộc sống đơn giản, gọn nhẹ đã lùi về phía sau, nhu cầu và sự đòi hỏi của cá nhân ngày

càng lớn. Cuộc sống hoà bình khiến cho nhu cầu sinh hoạt, sự phân biệt giàu nghèo ngày càng cách xa rõ nét, không ít người bị tha hoá vì chạy theo tiền tài, vật chất…Tiếng nói về thân phận trong VHDG vẫn mang tính chung của một lớp người, một loại người chứ không hoàn toàn là tiếng nói của một cá nhân nào.

Hình ảnh những con người của thời đại này được khắc hoạ với diện mạo mới

“Đầu nồi hông, mông di động”, “Ti vi, tủ lạnh, honđa, thiếu ba thứ ấy không ra con người”. Thời mở cửa người ta đua nhau làm kinh tế để kiếm tiền, quan niệm

này đã chi phối cả việc chọn nghề nghiệp của thanh niên nên đã có thời câu “ Nhất

y, nhì dược, tạm được bách khoa bỏ qua sư phạm” được truyền miệng để tổng kết về phương châm chọn nghề. Chọn những nghề lao động trí óc là chấp nhận sự

nghèo khó không hòng mong có cuộc sống tốt đẹp trong tương lai “Nhà văn, nhà

giáo, nhà báo, nhà nghèo” “Giàu thợ điện, diện thợ may, ăn mày lấy giáo viên”.

Cũng chính vì vậy ta nghe thấy trong tục ngữ lời than thở của những trí thức “Ngày

xưa trí thức ngạo đời, ngẩng đầu xếch mắt coi trời bằng vung/ Ngày nay trí thức anh hùng, khom lưng uốn gối xem vung bằng trời”.

Thời kinh tế thị trường với những chính sách mới và nảy sinh những ngành nghề mới tục ngữ cũng đã nhanh nhạy nắm bắt và phản ánh kịp thời. Tục ngữ hướng đến phản ánh những vấn đề nhức nhối của xã hội “Dự án đến đâu, cò bâu đến đó” “Ruộng bề bề không bằng nghề bán nước bọt”… Những kinh nghiệm làm ăn kinh

tế cũng được đúc rút trong tục ngữ “Mua vàng thì lỗ, mua thổ thì lời”. Tục ngữ trở

thành tấm gương soi chiếu những vấn đề nóng hổi của cuộc sống. Trong những năm gần đây giao thông được coi là vấn đề bức xúc, được cả xã hội quan tâm, những con đường được mở ra đến đâu đồng thời sẽ đem đến cơ hội và nâng cao cuộc sống của người dân địa phương “Giao thông đến đâu, tiền thông đến đó”, nhiều người có tâm lí mong ngóng những con đường được mở để họ có cơ hội được đổi đời, mỗi con đường được mở đồng nghĩa với việc được nhận tiền giải toả đền bù, đang từ

nông dân trở thành tỉ phú, triệu phú một cách nhanh chóng nên “Đền bù đến đâu, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giải toả đến đó”. Mọi người đua nhau làm kinh tế đến mức biết là khai thác tài nguyên thiên nhiên nhiều là sẽ huỷ hoại môi trường nhưng họ chấp nhận như một điều tất yếu “Thả con môi trường, bắt con dự án”.

Nếu ở thời kì 1945-1975 để nâng cao dân trí nhiều hình thức giáo dục đã được phát huy như chuyên tu, tại chức ...nhằm xóa mù, nâng cao dân trí thì thời hoà bình xây dựng đất nước những hình thức cho thấy không phải cái nào cũng đúng đắn và phát huy hiệu quả. Người dân đã nhận ra “Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” “Thông sáng chính quy, ngu si tại chức” và sự phản ánh luồng tư tưởng của nhân dân đã dẫn đến những sự điều chỉnh kịp thời cho nhà nước, các cơ quan quản lí để hiện nay hình thức giáo dục hệ tại chức đang dần được thu hẹp để hướng chủ đạo về đào tạo chính quy. Cũng nói về vấn đề giáo dục, đối với người Việt đạo học, người có chữ luôn được trân trọng. Nhưng hiện nay đang nảy sinh tình trạng chạy theo bằng cấp vì thực tế tuyển dụng có bằng cấp mới xin được việc làm, bằng cấp là một sự đảm bảo cho tương lai tốt đẹp. Con đường học hành thi cử được nhiều người lựa

chọn như một cứu cánh “Bàn ơi thương lấy ghế cùng/ Tới mùa thi cử là chung cực

hình” “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ phải tiêu ối tiền”. Điều này dẫn đến tình trạng thừa thầy, thiếu thợ trong xã hội hiện nay. Và chính vì vậy cũng xuất hiện nhiều các câu tục ngữ mới phê phán những tiêu cực trong chuyện học

hành, thi cử. Thời xưa “Không thầy đố mày làm nên”, thời nay ngán ngẩm thay

“Không mày đố thày dạy ai”.

Tục ngữ cũng đề cập đến quan điểm thẩm mĩ của người Việt thời nay. Như chúng ta đã thấy thời mở cửa, đất nước ta mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới vì vậy chịu ảnh hưởng, tác động không chỉ trên lĩnh vực kinh tế mà còn cả về văn hóa và quan điểm thẩm mĩ, lối sống. Trong tục ngữ cổ truyền ta thấy người xưa

xem trọng vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách hơn hình thức bề ngoài “Cái nết đánh chết

cái đẹp” nhiều khi cho rằng hình thức đẹp còn là sự tiềm ẩn của hiểm hoạ “Hồng nhan bạc phận” nhưng thời hiện đại với rất nhiều các cuộc thi sức đẹp được tổ chức

người ta nhận ra “Hồng nhan bạc triệu”, sự chỉnh trang sắc đẹp sẽ đem lại cho con

người mà nhất là người phụ nữ những cơ hội và cuộc sống tốt đẹp “Có công mài

“sắc” có ngày nên “tiên”, cái đẹp hình thức thậm chí còn được tôn vinh hơn cả cái đẹp về tri thức, sự hiểu biết, trí tuệ “Thủ khoa thua xa hoa hậu”. Để chăm chút cho vẻ đẹp hình thức, người hiện đại quan tâm đến làm đẹp thẩm mĩ, ngoại hình, diện mạo nhiều hơn. Khát vọng thẩm mĩ, chỉnh trang sắc đẹp dường như đi cả vào giấc

ngủ, cơn mơ của không ít cô gái “Chớ chê em xấu em già/ Em đi sửa lại đẹp ra bây

giờ”. Người xưa quan niệm người có da thịt, béo tốt đi liền với vẻ đẹp phúc hậu còn

thời nay là “Mập dễ coi, gầy dễ thương, ốm lòi xương càng hấp dẫn”. Để có hình

thức người ta tìm cách làm đẹp chứ hoàn toàn không chỉ dựa vào vẻ đẹp tự nhiên

mà phải có trang sức “Người đẹp vì vàng, quan sang nhờ quyền” “Nhất dáng nhì

da, thứ ba là mốt”.

Tục ngữ tham gia vào việc tuyên truyền của nhiều lĩnh vực xã hội như nhắc nhở về an toàn lao động “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”… Những câu tục ngữ cải biên lấy về của câu tục ngữ cổ rồi thổi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 61)