5. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Mô phỏng các khuôn hình tục ngữ cổ truyền
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hoà đã chỉ ra cấu tạo chặt chẽ khiến cho tục ngữ đúc kết trong một số khuôn hình nhất định. Những khuôn hình bền vững này thể hiện tính cố định của tục ngữ. Ông đã tiến hành miêu tả thống kê, phân loại và đưa vào danh sách 14 khuôn hình tục ngữ Việt Nam thể hiện cụ thể ở 26 kiểu phát ngôn.
Ông cũng khẳng định “Các khuôn hình vừa đảm bảo cho tục ngữ tính bền vững ổn
định vừa là khuôn tái tạo ra những tục ngữ mới. Do vậy tục ngữ không ngừng được sản sinh tái tạo trong lời nói hằng ngày phục vụ cho nhu cầu giao tiếp trong xã hội” [31, tr205]. Theo sự thống kê các câu tục ngữ hiện đại chúng ta có thể thấy các tác giả dân gian thời hiện đại đã khéo léo vận dụng những khuôn hình cơ bản của tục ngữ cổ truyền khiến cho một câu tục ngữ mới ra đời nhưng đọc lên thấy có vẻ nó đã có từ xa xưa.
Mô phỏng theo khuôn hình của tục ngữ truyền thống, tức là dùng một mô hình tục ngữ đã có rồi lấp đầy các khái niệm, hình ảnh mới vào, để có được nội dung mới. Đây chính là hiện tượng “bình cũ rượu mới”
Một số kiểu mô hình của tục ngữ cổ truyền đã được tục ngữ hiện đại vận dụng như:
- Mô phỏng theo khuôn hình A là B; A là A, B là B…:
Ví dụ Tục ngữ cổ: “Bàng già là bà lim”
Tục ngữ hiện đại: “Trâu bò là kho phân bón”
“An toàn là bạn, tai nạn là thù” “Sản xuất là khoá, văn hóa là chìa”
Nhà nông là chiến sĩ, hậu phương thi đua với tiền phương” “Một nắm phân là một cân thóc”.
- Mô phỏng theo khuôn hình A như B:
Ví dụ : Tục ngữ cổ truyền: “Lừ đừ như từ vào đền”
Tục ngữ hiện đại: “Ngơ ngác như mất sổ gạo”
- Mô phỏng theo khuôn hình Nhất A, nhì B, tam C, tứ D:
Ví dụ: Tục ngữ cổ truyền: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”
Tục ngữ hiện đại: “Nhất quyền, nhì ô, tam đô (đôla-USD), tứ luỵ” “Nhất thân, nhì thế, tam chế, tứ cần”
- Mô phỏng theo khuôn hình Nhất A, nhì B cũng được triển khai khá nhiều:
Ví dụ: Tục ngữ cổ: “Nhất dáng, nhì da.”
Tục ngữ hiện đại: “Nhất chính quy, nhì tại chức” “Nhất cự li, nhì cường độ” “Nhất giá, nhì mẫu mã”
“Nhất muối tiêu, nhì Việt kiều”
- Mô phỏng theo khuôn hình A to hơn B:
Ví dụ: Tục ngữ cổ: “Con mắt to hơn cái bụng”
Tục ngữ hiện đại: “Thủ kho to hơn thủ trưởng”
- Mô phỏng theo khuôn hình A (của) B nào, B ấy
Ví dụ: Tục ngữ cổ: “Lệnh làng nào, làng ấy đánh, thánh làng nào, làng ấy thờ”
Tục ngữ hiện đại:“Thuế xưởng nào, xưởng ấy lo, kho sếp nào, sếp ấy rỉa”
- Mô phỏng theo khuôn hình A vắng, B [phá]
Ví dụ: Tục ngữ cổ: “Vắng chủ nhà, gà vọc niêu tôm”
Tục ngữ hiện đại: “Sếp vắng nhà phe ta bươi tiền quỹ”
- Mô phỏng khuôn hình A hơn hoặc kém B:
Ví dụ: Tục ngữ cổ: “Trăm hay không bằng tay quen”
Tục ngữ hiện đại: “Trăm lời anh nói không bằng làn khói @”
“Sách một bồ thua một ô che đầu”
“Tiền kho bạc núi không bằng dấm dúi một chức - Mô phỏng khuôn hình theo kiểu câu tương phản A>< B
Ví dụ Tục ngữ cổ: “Được lòng ta, xót xa lòng người”
Tục ngữ hiện đại “Làm thì láo, báo cáo thì hay”
“Nhan sắc có hạn, thủ đoạn vô biên”
- Mô phỏng khuôn hình câu lục bát
“Cuộc đời là bất phương trình Bao nhiêu ẩn số bực mình bấy nhiêu” “Chớ chê em xấu em già,
Em đi sửa lại đẹp ra bây giờ” “Ai vô xứ Nghệ thì vô Còn tôi tôi cứ thủ đô tôi về”