Phương thức lưu truyền của tục ngữ thời hiện đại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 34)

5. Cấu trúc luận văn

1.3.2.3 Phương thức lưu truyền của tục ngữ thời hiện đại

Phương thức lưu truyền phổ biến và định hình của tục ngữ cổ truyền là “truyền miệng” còn tục ngữ hiện đại có những phương thức lưu truyền đa dạng và rộng mở

thông qua nhiều kênh thông tin. Nếu trước đây sự trao truyền kinh nghiệm sống, tri thức về con người, về cuộc đời của tục ngữ có dạng thức là những câu cửa miệng, gắn với những cuộc giao tiếp trực tiếp thì thời hiện đại tục ngữ được phổ biến bằng nhiều hình thức giao tiếp cả trực tiếp và gián tiếp. Tục ngữ hiện đại vẫn hiện hình trong lời ăn tiếng nói và được nhân dân sử dụng hàng ngày trong các cuộc giao tiếp

đúng như tác giả Nguyễn Thái Hoà đã khẳng định “Khi cần chốt lại vấn đề trong

những tình huống then chốt những câu tục ngữ phát huy tác dụng” [31, tr102]. Ở dân tộc nào cũng vậy, tục ngữ đã góp phần đắc lực trong giao lưu tư tưởng, tình cảm của con người nhờ cách biểu hiện sinh động súc tích, nói ít mà gợi nhiều. Tục ngữ với các thủ pháp nghệ thuật phong phú, những hình tượng ngôn ngữ hàm súc, cô đọng đã phản ánh một cách khá toàn diện và sâu sắc đời sống hiện thực xã hội. Phương thức lưu truyền của tục ngữ được thể hiện ở nhiều phương diện có thể là lưu truyền độc lập (in trong các cuốn sưu tầm) hay lưu truyền trong chuỗi lời nói gắn với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Nhưng đáng nói hơn cả vẫn là phương thức lưu truyền trong các tác phẩm văn chương. Tục ngữ hiện diện trong các tác phẩm của văn học viết, rất nhiều các tác giả của văn học viết đã đưa tục ngữ vào các trang văn để trang viết của mình có chiều sâu và truyền cảm. Nhiều nhà nghiên cứu đã nghiên cứu sự vận dụng linh hoạt của các nhà văn trong một tác phẩm hoặc hệ thống các tác phẩm trong sự nghiệp văn học như: tác giả Nguyễn Thái Hoà nghiên cứu sự vận dụng tục ngữ của các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh... trong các văn bản từ thơ ca đến chính luận. Ngô Thanh Quý xem xét sự vận dụng tục ngữ của các tác giả Nam Cao, Đào Vũ và Nguyễn Khắc Trường. Tác giả Nguyễn Văn Nở cũng đã hệ thống những biểu trưng ở các câu tục ngữ được các nhà văn thể hiện một cách sinh động. Điều này cho thấy sự phát triển của văn học viết không triệt tiêu VHDG mà trái lại nó cũng là con đường để VHDG trong đó có tục ngữ tiếp tục dòng chảy của mình. Trên các phương tiện thông tin khác như báo in tục ngữ gắn với đặc điểm ngắn gọn, súc tích rất hay được các nhà báo sử dụng làm nhan đề (giật tít) cho thật ấn tượng. Chúng tôi đã khảo sát trên 20 tờ báo viết trong khoảng thời gian 2 năm từ năm 2010-2012 có tới 16% các bài viết có nhan đề vận dụng tục ngữ bằng cách trích một vế, trích cả câu hoặc diễn đạt câu tục ngữ

theo nội dung bài báo để nêu những vấn đề của cuộc sống hiện đại (bài “Mất bò mới lo làm chuồng”-Báo Nhân dân số 22/ ngày2/03/2010, bài “Con dại cái phải mang”- Trò dại thầy cô phải khổ”-Báo Giáo dục và thời đại số 34 ngày 12/6/2011, bài “Không thầy đố mày làm nên”-Báo Thanh niên số 42 ngày 19/11/2011, bài “ thực mới vực được đạo”-Báo Nông thôn ngày nay số 56 ngày 15/05/ 2012… ). Sự hiện diện trong nhan đề của các bài báo in có lẽ là nét đặc thù riêng chỉ có ở thể loại tục ngữ mà không một thể loại VHDG nào đảm nhận được. Các tác giả thường sử dụng tục ngữ làm nhan đề hay còn gọi là tít báo, điều đó chỉ có thể giải thích bằng chính bản chất của thể loại tục ngữ, một thể loại có tính chất ngắn gọn, tiết kiệm lời đến mức tối đa nhưng vẫn luôn phản ánh đầy đủ những thông tin trong đó. Tục ngữ là sản phẩm của trí tuệ, của tư duy nên qua đó cũng có thể thấy được phần nào hình thức và phương pháp suy luận của nhân dân vì vậy nó dễ được nhân dân tiếp nhận

“Tục ngữ vừa có tính chất kết luận vừa có tính chất tiền đề” [79, tr157]. Chính vì vậy khi được dùng để đưa vào nhan đề những bài báo tục ngữ đã đem đến hiệu quả nhất định. Nó có tác dụng nhấn mạnh, gây sự chú ý đối với người đọc và đó là mục đích mà các bài báo thường hướng đến. Nhờ sử dụng tục ngữ mà nội dung bài báo được khái quát tác động sâu sắc vào thị hiếu và tâm lí tiếp nhận của người đọc, họ thấy quen, dễ tiếp nhận vì nó đã được tập thể thừa nhận, thấy lạ, hấp dẫn vì nó gắn với vấn đề mới mẻ, thời sự. Khi tục ngữ được sử dụng để giật tít báo nó mang sức gợi lớn, có hình ảnh và mang tính biểu tượng cao. Bản thân tục ngữ đã mang tính dân tộc, tính đại chúng, nó chứa đựng những mã văn hoá và kết tinh được toàn bộ sự thông minh, triết lí dân gian ngàn đời. Vì vậy khi nhà báo sử dụng các câu tục ngữ như những kí hiệu thẩm mỹ sẽ rất dễ để chạm khắc vào lòng người đọc những thông tin nóng hổi, dễ dàng trình bày những vấn đề không dễ nói bằng một hình thức ngắn gọn, cô đúc mà sâu sắc.

Không chỉ ở nhan đề mà trong bài báo dù dung lượng ngắn hay dài, dù vấn đề đề cập ở bất cứ lĩnh vực nào những câu tục ngữ cũng được dẫn ra một cách sinh động. Đó là quá trình sáng tạo của thể loại này thông qua hình thức báo chí, làm cho tục ngữ không chỉ được lưu truyền mà thêm một lần được tái tạo ở một hình thức mới. Như vậy sử dụng một thể loại VHDG truyền thống trong báo chí đã làm

tăng thêm tính cảm xúc, hình tượng và tính triết lí cho báo chí. Nó tạo nên hiệu quả nhận thức, giáo dục và tính chiến đấu cao hơn, mạnh mẽ hơn. Chúng có khả năng biến những vấn đề tin tức, sự kiện mang tính thông tin thành văn chương và mang đậm văn hoá Việt. Tục ngữ giúp cho báo chí trút bỏ hình thức khô khan trở nên sinh động biến ảo giữa đời thường. Khi nhà báo hiểu tục ngữ, vận dụng đúng lúc, đúng hoàn cảnh sẽ tạo được yếu tố bất ngờ, độc đáo trong việc truyền tải thông tin. Trong những văn cảnh cụ thể của báo chí tục ngữ cổ truyền được phát huy tác dụng và cũng là môi trường để tục ngữ mới ra đời. Qua báo chí tục ngữ được thổi thêm phần sinh khí, có tính âm vang hơn và đây thực sự là con đường lưư truyền mới mẻ của thể loại này.

Trong hệ thống sách và báo in, tục ngữ đã cho thấy sức sống mãnh liệt của nó. Cùng là một câu tục ngữ nhưng trong những lĩnh vực khác nhau của cuộc sống hiện đại nó được vận dụng một cách đa dạng bởi tục ngữ không chỉ có một nghĩa mà nó có tính đa nghĩa. Đặc biệt thời hiện đại công nghệ thông tin phát triển, sự ra đời và phát triển như vũ bão của Iternet, mạng xã hội không chỉ có tác động mạnh mẽ vào lưu truyền các thông tin kinh tế, chính trị, xã hội nói chung mà cũng có tác động không nhỏ đến con đường lưu truyền và phổ biến của các thể loại VHGD trong đó có tục ngữ. Nhiều câu tục ngữ mới ra đời và nó có sự phát tán nhanh chóng để có sức phổ cập rộng rãi đến mọi đối tượng. Không cần mất quá nhiều thời gian, chỉ bằng một thao tác nhanh gọn “nháy chuột” là ta dễ dàng đọc được những câu tục ngữ hiện đại. Nhưng sự nhanh chóng và hiện đại của mạng Iternet cũng có những bất cập .Một câu tục ngữ khi đã được sáng tác và đưa lên mạng sẽ được nhiều người biết đến, nó đặc sắc về nội dung và hình thức thì không vấn đề gì nhưng khi nó có những khiếm khuyết thì việc xoá bỏ ngăn chặn là điều rất khó khăn. Tốc độ lây lan quá nhanh chóng cũng khiến cho nó ít có điều kiện được gọt giũa. Nếu những người có bản lĩnh đọc, biết cách thanh lọc thì không đáng bàn còn đôí với thế hệ trẻ bồng bột, nông nổi thì đây là điều đáng lưu tâm, cần được xem xét và kiểm duyệt kẻo sẽ nhanh chóng hình thành một lớp người với lối sống xô bồ, thực dụng. Mạng xã hội đôi khi gắn với những thông tin ảo, ta khó có thể truy xét nguồn gốc của thông tin, rất nhiều câu tục ngữ mới được truyền tải lên gắn với nhắn nhủ “mình đưa lên cả

nhà đọc, ngẫm, giải stress” và cũng có không ít hiện tượng xuyên tạc, lệch lạc. Tục ngữ đúc kết tri thức và kinh nghiệm sống của thời đại nhưng không phải những điều nhảm nhí, bậy bạ, nó cũng chứa đựng dư luận xã hội và mang tính chất phê phán nhưng phải trên tinh thần xây dựng. Nó phản ánh sự thay đổi của con người và xã hội cả trên phương diện tích cưc và tiêu cực. Vậy chúng ta phải có một tầm nhận thức và tâm lí tiếp nhận tỉnh táo, sáng suốt, biết cách thanh lọc để phát huy những điều tích cực và hạn chế những điểm tiêu cực. Thời hiện đại tục ngữ cũng được lưu truyền một cách rất đặc biệt không chỉ bằng con đường ngôn ngữ mà thậm chí còn kết hợp với cả tranh minh hoạ. Dư luận hiện nay đang có rất nhiều tranh cãi về cuốn sách tranh “Sát thủ đầu mưng mủ” của tác giả trẻ Nguyễn Thành Phong,Nxb Văn hóa thông tin năm 2010. Cuốn sách này minh họa các câu tục ngữ, thành ngữ mới

bằng tranh. Sau khi xuất bản, cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” đã trở thành đề tài được

quan tâm. Nó được đưa ra bàn luận thậm chí ở trên cả một chuyên mục của Đài truyền hình Việt Nam, đài tiếng nói Việt Nam, các trang báo vết, báo mạng… với sự tham gia của các nhà ngôn ngữ, chuyên gia văn học. Sau đó một thời gian cuốn sách đã bị thu hồi cấm xuất bản nhưng thời gian gần đây một cuốn sách tranh cũng

của tác giả đó đựơc coi là phần tiếp theo của cuốn sách trên mang tên “Phê như con

tê tê” đã được xuất bản khiến cho vấn đề tranh luận càng gay gắt. Tác giả đã sưu tầm các câu nói cửa miệng trong dân gian và vẽ tranh minh hoạ cho các câu nói đó. Theo phỏng vấn của chương trình “Sự kiện và nhân vật” được phát trên chương trình VTV3 của đài truyền hình Việt Nam ngày 20/06/2012, trong tổng só 15 người được hỏi có 13 người thích, trong đó có 3 người ở độ tuổi trung niên còn lại là thanh niên. Nhà nghiên cứu Phạm Văn Tình từng đưa ra những nhận xét về cuốn sách này

“Một điểm đáng lưu ý và đây mới là điều tôi thấy thú vị, là mảng tục ngữ được sưu tầm ở đây. Tục ngữ là những tri thức, đúc rút kinh nghiệm, những bài học sống của dân gian. Dân gian giới trẻ hôm nay cũng chẳng phải tay vừa, họ có cách nhìn nhận và đánh giá cuộc sống của họ: “ăn trong nồi, ngồi trong xó”, “trăm lời anh nói không bằng làn khói @”, “xấu nhưng biết phấn đấu”, “thất bại vì ngại thành công”, ..Những câu biến tấu tục nhữ cũ đồng thời cũng ít nhiều phản ánh một biến thể ngữ nghĩa khác, có vẻ lệch pha nhưng là điều chúng ta (đặc biệt là người lớn)

đáng để ngẫm nghĩ”. Nhưng theo chúng tôi không phải tất cả các câu trong cuốn sách mà tác giả gọi nó là tục ngữ đã đích thực là tục ngữ nếu xét theo đúng đặc trưng của thể loại này. Tất nhiên những câu mà tác giả đưa ra ít nhiều cũng có phản ánh và sự nhìn nhận tổng kết về lối sống của một bộ phận người trong xã hội hiện đại nhưng việc minh hoạ nó bằng tranh là không nên. Vì từ trước đến nay tục ngữ thường có cách nói bóng bẩy gắn với những ẩn dụ, biểu trưng và mang tính chất nghệ thuật. Việc minh hoạ bằng tranh sẽ khuôn câu tục ngữ vào trong một phạm vi cố định, tính chất hàm súc đa nghĩa của nó sẽ bị giảm thiểu đi rất nhiều.

Các câu tục ngữ hiện đại và lối nói tục ngữ còn in dấu trong rất nhiều lĩnh vực khác nữa của cuộc sống. Trong giới trẻ hiện nay lại có phong trào in những câu mang tính chất khẩu hiệu về phương châm sống lên quần áo, rất nhiều câu mang kiểu nói, hình thức của tục ngữ "Học không yêu yếu dần rồi chết, yêu không học bán rẻ tương lai", "Đẹp trai không bằng chai mặt"... Và một hiện tượng gần đây là trong chiến dịch nâng cao văn hoá giao thông của chính phủ, chúng ta đi đường thấy những thanh niên tình nguyện giơ cao khẩu hiệu “Một nụ cưòi bằng mười tiếng còi xe‟. Không khó để nhận ra bóng dáng của câu tục ngữ cổ truyền “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” đã được cải biên. Nhiều người khi tham gia giao thông đã rất thích thú với khẩu hiệu này và thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện văn hoá giao thông để cải thiện tình trạng của giao thông Việt Nam. Rõ ràng với hình thức này ta thấy tục ngữ được cải biên một cách sinh động và nó đang phát huy tính chất “nhật dụng” trong những điều kiện, hoàn cảnh mới của xã hội người Việt hiện đại. Nhìn chung những phương thức lưu truyền của tục ngữ hiện đại phong phú đa dạng và “hiện đại” hơn rất nhiều so với tục ngữ cổ truyền. Những câu nói cửa miệng được nhiều người sử dụng mang “dáng vẻ” của tục ngữ đang được chiếc rây thời gian sàng lọc và sẽ bổ sung cho kho tàng tục ngữ Việt. Để cho những câu này khẳng định vị trí trong kho tàng tục ngữ Việt đòi hỏi phải có sự gọt giũa để nó đích thực là tục ngữ.

Tính truyền miệng là đặc trưng của tục ngữ cổ truyền nhưng ở thời hiện đại nó cũng được nhìn nhận gắn với quan điểm “động”. Tính “truyền miệng” của tục ngữ cổ truyền được hiểu gắn liền với phương thức lưu truyền và quan điểm thẩm mĩ.

Nhưng tục ngữ hiện đại gắn với thời kì chữ viết xuất hiện, văn học được lưu truyền bằng nhiều phương tiện, cách thức thì tính truyền miệng nghiêng về phương diện

thẩm mỹ đúng như nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên cho rằng “Đến VHDG hiện đại ,

ý nghĩa thẩm mỹ trở thành ý nghĩa duy nhất của tính truyền miệng và “ý nghĩa thâm mỹ của tính truyền miệng trong VHDG làm cho VHDG trong phần lớn trường hợp mang tính chất là một thứ nghệ thuật biểu diễn” [18, tr 50]. Ta có thể xem xét hiện tượng sau: Thời kì kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn đầu của nhà nuớc Việt Nam non trẻ để diệt giặc dốt có phong trào xoá nạn mù chữ. Những câu tục ngữ mới phản ánh đề tài này xuất hiện trên các trang báo tường hay được xướng lên trên loa phát

thanh hàng ngày không ở riêng một vùng mà trong cả nước như “Đọc được cho qua

ề à quay lại”, “Sống ở Phù Cừ người mù cũng thành sáng” (đây là những câu tục ngữ được lưu truyền ở vùng Hưng Yên, Phù Cừ là địa phương có thành tích xuất sắc xoá nạn mù chữ cho nhân dân được Bác Hồ gửi thư khen và nhân dân khắp các nơi trong cả nước đã tích cực học tập theo tấm gương của Phù Cừ lúc bấy giờ). Tinh thần ý thức “xoá mù” của nhân dân ở Phù Cừ đã có sức lan toả sâu rộng để góp phần làm nên kì tích từ chỗ hơn 90% dân số Việt Nam không biết chữ đã biết chữ, giặc dốt bước đầu bị đẩy lui. Tính truyền miệng thể hiện ở chỗ nó được nhiều người hưởng ứng, truyền tụng vì nó nói về nhiệm vụ trọng đại cấp bách của mọi người dân lúc này là phải đẩy lùi giặc dốt. Những câu này lan tỏa rộng bởi đề cập đến điều hay, việc làm đẹp và được người dân sẵn sàng hưởng ứng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)