Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin trong nước của thông tấn xã Việt Nam khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nước, giai đoạn 2004-2006 (Trang 114)

- Giải pháp về cơ chế tính điểm định mức chất lƣợng: Cơ chế định mức hiện nay cho các sản phẩm thông tin TTXVN và Ban Biên tập tin Trong nƣớc cần đƣợc đổi mới. Cách tính điểm hiện nay có phần đang hƣớng phóng viên làm nhiều, làm đủ số lƣợng mà chƣa khuyến khích phóng viên phát huy mạnh mẽ khả năng, sở trƣờng để khai thác, sáng tạo đƣợc những tin hay, có chất lƣợng cao, có sức cuốn hút mạnh mẽ trong dƣ luận xã hội. Việc đánh giá tin, bài cần phản ánh đúng công sức phóng viên bỏ ra, tránh tình trạng cào bằng. Nhƣ trƣờng hợp, có phóng viên đi công tác miền núi vất vả mấy ngày liền mới viết nên một bài hay, có chất lƣợng, cũng chỉ đƣợc chấm 80 điểm, trong khi ở tại phân xã chỉ cần viết hai tin cũng có số điểm tƣơng đƣơng mà không phải vất vả nhiều. Do đó, cơ chế thƣởng phạt cần nghiêm minh hơn. Phóng viên có bài viết tốt, đƣợc bạn đọc quan tâm có thể đƣợc điểm cao gấp hàng chục lần, ngƣợc lại, nếu để lọt thông tin, làm chƣa tốt phải chịu phạt rõ ràng. Cần có cơ chế gắn việc phân phối với hiệu quả sử dụng thông tin trên các cơ quan báo chí.

- Giải pháp cung cấp thông tin Trong nƣớc theo địa chỉ, đơn đặt hàng. Bên cạnh, những thông tin chung cung cấp cho các phƣơng tiện thông tin đại chúng, Ban Biên tập tin Trong nƣớc cần có những thông tin riêng viết theo

đơn đặt hàng của từng tờ báo. Bởi vì, một thông tin hay, hấp dẫn mà chỉ phát lên bản tin một cách chung chung có thể các báo sử dụng không nhiều, bởi báo này có tâm lý sợ các báo khác cũng dùng. Vì vậy, nếu có thông tin viết riêng cho mỗi tờ báo thì thông tin đó sẽ có giá trị cao hơn. Vấn đề ở chỗ, cần phản biết cách cung ứng, cá biệt hóa từng khách hàng của mình và nắm đƣợc yêu cầu riêng của họ. Hiện nay, trên thế giới mới chỉ có một vài tờ báo ở Mỹ tự lo tin, bài còn rất nhiều tờ báo khác phải “sống” bằng thông tin của các hãng thông tấn. Song, các tờ báo này không phải lấy thông tin bằng cách lấy từ bản tin thông tấn mà họ đặt hàng với các hãng thông tấn về từng bài, từng tin. Nhƣ vậy, các báo sẽ không cần nhiều phóng viên mà hiệu quả vẫn cao. Hiện nay, đối với những khách hàng có nhu cầu riêng về tin, bài, Ban Biên tập tin Trong nƣớc mới đầu tƣ, gia công biên tập thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu của họ, đƣơng nhiên là phải đề nguồn TTXVN. Đây là những thông tin đƣợc gọi là phát theo địa chỉ. Trong thời gian tới, Ban Biên tập tin Trong nƣớc bên cạnh nhiệm vụ phóng viên, biên tập cần quan tâm hơn công tác marketing và tổ chức hoạt động, chủ động đƣa ra những yêu cầu “đặt hàng” để các phân xã thực hiện. Phải làm sao để Ban Biên tập tin Trong nƣớc trở thành đầu mối lo cả đầu vào và đầu ra cho sản phẩm thông tin. Đa dạng hóa dịch vụ cung cấp thông tin cho các báo là điều cần thiết và có thể làm đƣợc.

* Tiểu kết chương III.

Trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, nhất là trong thời kỳ đổi mới, thông tin TTXVN nói chung và thông tin Trong nƣớc nói riêng đã phát huy truyền thống là lực lƣợng xung kích luôn đi đầu trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa, từng bƣớc đổi mới nội dung thông tin, đa dạng hóa hình thức thông tin, không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả thông tin. Trong thời gian tới,

để thông tin Trong nƣớc TTXVN tiếp tục là dòng thông tin chủ lƣu, góp phần định hƣớng dƣ luận xã hội cần: tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý; tổ chức cán bộ, tuyển chọn và đào tạo các nhà báo giỏi; đa dạng hóa thông tin, tăng tin dự báo, phát hiện, tính chiến đấu, tính phản biện. Tiếp tục nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và tính cạnh tranh của từng sản phẩm thông tin; thực hiện tốt công tác luân chuyển phóng viên, biên tập viên; đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật. Mục tiêu của TTXVN là phấn đấu trở thành trung tâm thông tin chiến lƣợc tin cậy của Đảng và Nhà nƣớc, trở thành một tập đoàn truyền thông mạnh, phát triển theo hƣớng đa năng, bắt kịp yêu cầu của thời đại, giữ vị thế chủ lƣu trong hệ thống thông tin báo chí của đất nƣớc, giữ vai trò định hƣớng thông tin về chính trị và tƣ tƣởng đối với dƣ luận trong nƣớc và quốc tế.

KẾT LUẬN

Trong lịch sử, cũng nhƣ hiện tại và tƣơng lai, thông tin Trong nƣớc TTXVN luôn giữ một vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, là trục thông tin để Đảng và Nhà nƣớc quản lý và điều hành đất nƣớc đƣợc tốt hơn; đặc biệt trong công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nƣớc hiện nay. Trong thời đại bùng nổ thông tin, toàn cầu hóa, quốc tế hóa diễn ra trên toàn thế giới, thông tin Trong nƣớc càng thể hiện sức mạnh của nó khi tác động vào tất cả các vấn đề của đời sống xã hội. Thông tin nói chung và thông tin Trong nƣớc TTXVN nói riêng có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Là hãng thông tấn chính thức của quốc gia, là cơ quan thông tin chiến lƣợc, tin cậy của Đảng và Nhà nƣớc, TTXVN có vị trí vị trí quan trọng trong hệ thống thông tin nói chung và thông tin trong nƣớc nói riêng. Thông tin Trong nƣớc TTXVN gồm tin nội chính, ngoại giao, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ - môi trƣờng là nguồn tin quan trọng của TTXVN, có vai trò lớn trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Do vậy, quan điểm phát triển của TTXVN nói chung và Ban Biên tập tin Trong nƣớc nói riêng là phải phù hợp với sự phát triển chung của hệ thống thông tin báo chí Việt Nam, đồng thời phù hợp với những yêu cầu phát triển đặc thù của ngành Thông tấn. Phát triển sự nghiệp Thông tấn báo chí phải đi đôi với quản lý tốt thông tin.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đƣợc, tuyến tin Trong nƣớc TTXVN cũng bộc lộ những tồn tại, yếu kém, ảnh hƣởng tới sức cạnh tranh thông tin của TTXVN nhƣ: Thông tin Trong nƣớc mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh tổng thể về những chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc, cũng nhƣ những khó khăn, yếu kém trong quá trình đổi mới, vẫn chƣa có nhiều các tin phân tích, đánh giá, bình luận, tổng hợp có chiều sâu, nhất là những tin dự báo xu thế; chƣa đáp ứng nhiều đƣợc yêu cầu đổi mới thông tin; vẫn còn nhiều tin báo đạo và tin tiến độ, tin đƣa chậm, nội dung dàn trải, sơ lƣợc; viết tin, bài đôi khi phụ thuộc vào báo cáo; công tác đổi mới kỹ thuật thông tấn chƣa theo kịp với nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới của hệ thống thông tin quốc gia... Trƣớc những thách thức đó, Đảng bộ TTXVN và Ban Biên tập tin Trong nƣớc đã lãnh đạo, chỉ đạo sát sao công tác đổi mới và nâng cao chất lƣợng thông tin đƣợc hiệu quả hơn. Trong đó, chú trọng về đổi mới quy trình xử lý thông tin trong nƣớc; đổi mới về nội dung và hình thức đƣa tin và trình bày trong nƣớc; đổi mới công tác phóng viên, đi cơ sở để phát hiện vấn đề mới; đổi mới về khâu kỹ thuật trong công tác thông tin.

Để khắc phục những nhƣợc điểm, yếu kém, nhanh chóng vƣơn lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ, công tác thông tin nói chung và thông tin Trong nƣớc TTXVN nói riêng, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp từ lãnh đạo, chỉ đạo đến nghiệp vụ, tổ chức cán bộ và chế độ chính sách, phƣơng tiện kỹ thuật. Trong đó, cần phải chú trọng giải pháp nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới công tác phóng viên để nâng cao chất lƣợng sản phẩm thông tin Trong nƣớc. Tập trung đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên vững vàng về chính trị, trong sạch về đạo đức, tinh thông nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, thành thạo về kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thông tin trong thời đại mới. Thông tin Trong nƣớc TTXVN phải nâng cao chất lƣợng chính trị, chất lƣợng văn

hóa, chất lƣợng khoa học, chất lƣợng nghiệp vụ; từng bƣớc hiện đại hóa hoạt động thông tin báo chí; xây dựng hệ thống tổ chức quản lý có đủ điều kiện và quyền hạn, đáp ứng yêu câu hoạt động thông tin báo chí trong thời kỳ mới.

Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác thông tin Trong nƣớc TTXVN, nhƣ chức năng, vị trí, mục đích, nhiệm vụ của thông tin Trong nƣớc TTXVN; vài nét về TTXVN, điểm giống và khác nhau giữa TTXVN và các cơ quan đại chúng khác; về tổ chức, quy trình xử lý thông tin và hoạt động của Ban Biên tập Tin trong nƣớc TTXVN. Sau đó, trực tiếp khảo sát thực tiễn hoạt động công tác đƣa tin trong nƣớc ở Ban Biên tập tin Trong nƣớc TTXVN, đó là tin nội chính, ngoại giao, văn hóa - xã hội, khoa học - công nghệ - môi trƣờng; phân tích sâu về vai trò của thông tin Trong nƣớc TTXVN trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc nhƣ: phản ánh kịp thời những sự kiện - hiện tƣợng có tác động đến đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của đất nƣớc; phản ánh thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nƣớc, phục vụ CNH-HĐH đất nƣớc. Đồng thời, nêu lên 11 điểm hạn chế, yếu kém của thông tin Trong nƣớc TTXVN. Nêu rõ thực trạng đổi mới và tiếp tục cần phải đổi mới, tạo bƣớc đột phá trong công tác thông tin Trong nƣớc TTXVN. Luận văn đã phân tích khá cụ thể vấn đề đổi mới và nâng cao chất lƣợng thông tin Trong nƣớc TTXVN trong giai đoạn hiện nay, từ việc Đảng bộ TTXVN lãnh đạo đổi mới công công tác thông tin; đến Ban Biên tập tin Trong nƣớc đổi mới quy trình xử lý thông tin Trong nƣớc; đổi mới về nội dung và hình thức đƣa tin trong nƣớc; hay đổi mới công tác phóng viên, đi cơ sở để phát hiện vấn đề mới; đổi mới về khâu kỹ thuật trong công tác thông tin. Đặc biệt, luận văn đã nêu lên 7 nhóm giải nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả thông tin Trong nƣớc của TTXVN trong bối cảnh cạnh tranh thông tin hiện nay.

Trong “Quy hoạch phát triển Thông tấn xã Việt Nam đến năm 2010”, TTXVN có nhiệm vụ nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ CNH-HĐH đất nƣớc mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra. TTXVN tiếp tục tham gia tích cực vào công cuộc đổi mới, thực hiện đa dạng hóa thông tin, thông tin nhiều chiều, giữ vững định hƣớng thông tin của Đảng và Nhà nƣớc. Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn phát triển đến năm 2010 của TTXVN là phải phấn đấu trở thành một tập đoàn báo chí mạnh; một trung tâm thông tin chiến lƣợc quốc gia đáng tin cậy của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân. Đánh giá đúng trách nhiệm của cơ quan trong bối cảnh đất nƣớc hội nhập - phát triển trong thế kỷ XXI, với những khó khăn và thách thức mới, TTXVN nói chung và Ban Biên tập tin Trong nƣớc nói riêng quyết tâm thực hiện những nhiệm vụ đề ra và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch hàng năm của ngành. Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban lãnh đạo TTXVN và Ban Biên tập tin Trong nƣớc, với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong toàn ngành, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, công tác thông tin Trong nƣớc của TTXVN chắc chắn sẽ đƣợc đẩy mạnh, tăng cƣờng, đổi mới và nâng cao chất lƣợng để đạt hiệu quả cao, tích cực góp phần vào công tác thông tin Trong nƣớc phục vụ Đảng, Nhà nƣớc và sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trƣơng Đức Anh, Ngô Kim Oanh, Nguyễn Thị Tâm, Thông tấn xã Việt Nam năm thứ 60 (1945-2005), Nxb Thông tấn, Hà Nội, 2005.

[2]. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Chỉ thị số 08-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác báo chí, xuất bản, 1992.

[3]. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Chỉ thị 22-CT/TW của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý báo chí xuất bản, ngày 17-10-1997.

[4]. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Thông báo 162-TB/TW, Kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay, ngày 1-12-2004

[5]. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Chỉ thị số 37 của Ban Bí thư về tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới, ngày 18-3-2004.

[6]. Ban Chấp hành Trung ƣơng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, ngày 15-7-2007.

[7]. Ban Tƣ tƣởng Văn hoá Trung ƣơng, Vụ Xuất bản và Vụ báo chí,

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác báo chí, xuất bản, Nxb Tƣ tƣởng- Văn hoá, Hà Nội 1992.

[8]. Lê Thanh Bình, Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

[9]. Trần Ngọc Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Văn Dững (đồng tác giả), Báo chí - những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.

[10]. Hồng Chƣơng, Tìm hiểu lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội, 1997.

[11]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986.

[12]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1991.

[13]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

[14]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

[15]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

[16]. GS. Hà Minh Đức (chủ biên), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội 1994.

[17]. GS. Hà Minh Đức (Chủ biên), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996.

[18]. Hà Minh Đức, Báo chí Hồ Chí Minh chuyên luận và tuyển chọn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 (Tái bản có sửa chữa, bổ sung).

[19]. Hà Minh Đức, Cơ sở lý luận báo chí: Đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000.

[20]. TS. Ngọc Đản, Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nxb Lao Động, Hà Nội, 1995.

[21]. A.A. Grabennhicốp, Báo chí trong kinh tế thị trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.

[22]. V. Lênin, Về vấn đề báo chí, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1970.

[23]. Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật Báo chí, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999.

[24]. Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.

[25]. Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

[26]. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005 (tái bản, bổ sung).

[27]. Đỗ Quang Hƣng (chủ biên), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865- 1945, In lần thứ 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001.

[28]. Đinh Văn Hƣờng, Tổ chức và hoạt động của toà soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.

[29]. Đinh Văn Hƣờng, Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin trong nước của thông tấn xã Việt Nam khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nước, giai đoạn 2004-2006 (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)