Giải pháp về công tác tổ chức cán bộ, tuyển chọn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin trong nước của thông tấn xã Việt Nam khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nước, giai đoạn 2004-2006 (Trang 101)

nhà báo giỏi

Công tác tổ chức, bồi dƣỡng và đào tạo cán bộ đƣợc lãnh đạo TTXVN nói chung và Ban Biên tập tin Trong nƣớc nói riêng xác định là công tác quan trọng hàng đầu, nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng để thực hiện nhiệm vụ thông tin. TTXVN đã chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trẻ cả về chính trị, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ. Nhờ vậy, TTXVN đã xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ, đảng viên, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức cách mạng, tinh thông nghề nghiệp, lực lƣợng phóng viên phải nắm chắc nghiệp vụ, phƣơng tiện kỹ thuật làm báo hiện đại, không ngừng phát huy tính năng động, sáng tạo, thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Công tác tổ chức, bố trí cán bộ phải hợp lý. Chỉ có bố trí đúng ngƣời, đúng việc, đúng khả năng, biết trọng dụng ngƣời tài, biết tổ chức toàn bộ công việc một cách khoa học thì mới đảm bảo mọi việc trôi chảy.

Để mỗi phóng viên trong nƣớc của TTXVN có phƣơng thức tác nghiệp tốt, ngƣời phóng viên cũng phải luôn tự rèn luyện, nâng cao bản lĩnh của mình trong hoạt động tác nghiệp. Phóng viên và biên tập viên phải có sự hòa nhịp, ăn ý mới có thể chuyển tải đƣợc hơi thở của cuộc sống thấm đẫm chất vùng, miền của ba khu vực phía Bắc, Trung, Nam vào trang viết mà không bị địa phƣơng hóa. Các phóng viên cần đầu tƣ nhiều thời gian và

công sức hơn nữa vào việc tìm kiếm, “săn lùng” để phát hiện những thông tin hay, chất lƣợng, có tầm ảnh hƣởng sâu rộng trong xã hội. Ban Biên tập tin Trong nƣớc phải triệt để loại bỏ những thông tin chất lƣợng kém, tin báo đạo, động viên xứng đáng cho những thông tin chất lƣợng, khuyến khích phóng viên dấn thân hết mình trong việc “săn” tin và hết mình với nghề.

Mô hình phân xã của TTXVN hiện nay là tƣơng đối hợp lý, với tất cả 64 tỉnh, thành phố đều có phân xã. Về nhân lực tại các phân xã, mỗi phân xã có từ 2-3 phóng viên là khá hợp lý (riêng phân xã Hà Nội và phân xã Thành phố Hồ Chí Minh nên bố trí từ 5-6 phóng viên). Các phân xã Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế có thể bố trí từ 3-4 phóng viên. Việc bố trí phóng viên cần tính tới đặc thù khu vực. Tại các phân xã có miền núi, biên giới nên bố trí phóng viên là nam giới. Phóng viên nữ ƣu tiên bố trí tại các phân xã trung du và đồng bằng (nơi có điều kiện tác nghiệp thuận tiện hơn). Khẩn trƣơng đào tạo nguồn nhân lực là cán bộ phụ trách để thay thế cho một số Trƣởng phân xã cao tuổi chuẩn bị nghỉ hƣu theo chế độ. Trƣởng phân xã cần có trách nhiệm đào tạo, rèn dũa đội ngũ phóng viên trẻ. Đây là môi trƣờng đào tạo rất có hiệu quả đối với nghề báo. Trƣởng phân xã phải chú ý đến việc quản lý và bảo quản các trang thiết bị ở phân xã.

Ở Ban Biên tập tin Trong nƣớc, đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải cƣơng quyết đổi mới công tác phóng viên, không đƣợc ngồi chờ giấy mời để đi họp mà phải chịu khó đi cơ sở để phát hiện đƣợc những vấn đề mới, nẩy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Trong thời gian tới, cần xây dựng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên Ban Biên tập tin Trong nƣớc theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức, viên chức. Trong đó, chuẩn hóa đội ngũ phóng viên thông thạo nghiệp vụ, ngoại ngữ. Cơ cấu cán bộ, phóng viên, biên tập viên cần đƣợc phát triển đầy đủ về số lƣợng và lấy chất lƣợng làm chính, tƣơng xứng với trình độ phát triển của ngành. Đội ngũ cán

bộ, phóng viên, biên tập viên phải có phẩm chất chính trị tốt, trung thành với Đảng, nhân dân; hiểu biết đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc; có đạo đức nghề nghiệp, tinh thông nghiệp vụ, đủ năng lực tiếp cận với sự phát triển của KH&CN.

Ban Biên tập tin Trong nƣớc cần xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển. Đào tạo đội ngũ cán bộ nguồn để hình thành các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực thông tin Trong nƣớc. Đầu tƣ thích đáng cho công tác đào tạo, bồi dƣỡng đối với phóng viên, biên tập viên, bằng nhiều hình thức cho sự phát triển của ngành, chuẩn bị đội ngũ phóng viên, biên tập viên tay nghề cao trong bối cảnh cạnh tranh thông tin. Thƣờng xuyên đào tạo lại, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng cán bộ. Cải tiến hình thức đào tạo, kết hợp các hình thức đào tạo nhƣ dài hạn, ngắn hạn, đào tạo nâng cao, kể cả đào tạo ở nƣớc ngoài để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới. Lĩnh vực ngành nghề cần đào tạo chuyên sâu là nghiệp vụ báo chí, ngoại ngữ, nghiệp vụ quản lý và kỹ thuật, đào tạo chuyên sâu cho phóng viên, biên tập viên chuyên từng mảng, từng lĩnh vực cụ thể nhƣ: chính trị, ngoại giao, khoa học - giáo dục...

Xây dựng kế hoạch tuyển lao động dự kiến cho từng thời kỳ, từng giai đoạn, nhu cầu về số lƣợng cán bộ trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ của Ban. Mở rộng lao động hợp đồng, cộng tác viên và chuyên gia. Đối với phóng viên, biên tập viên cần phải tốt nghiệp đại học (nhất là đại học ngành báo chí), đƣợc đào tạo qua lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ của TTXVN từ 3 tháng trở lên; ngoại ngữ tốt, tối thiểu ở trình độ B; sử dụng thành thạo máy vi tính; đối với phóng viên, biên tập viên chính cần phải đào tạo trình độ chính trị trung cấp, cao cấp. Đối với các bộ phụ trách cấp Ban phải qua lớp quản lý chính trị - hành chính cao cấp; là đảng viên và ngoại ngữ trình độ C trở lên; sử dụng thành thạo máy vi tính.

Ban Biên tập tin Trong nƣớc xác định phải chuẩn hóa đội ngũ phóng viên, biên tập viên và hiệu đính. Nhƣng quan trọng nhất vẫn là chuyển động từ khâu phóng viên. Bởi đây, chính là khâu đầu tiên tạo ra “bột” để “gột nên hồ”. Nói cách khác phóng viên là lực lƣợng luôn bám sát sự kiện, đời sống xã hội để phát hiện ra những cái mới, cái mà xã hội quan tâm và thể hiện bằng sản phẩm tin, bài. Sự chỉ đạo dù cặn kẽ đến đâu cũng chỉ là đƣờng hƣớng; còn tính nhạy bén, sự năng động, khả năng thể hiện những gợi ý, chỉ đạo thành sản phẩm tin, bài có chất lƣợng mang “hơi thở” của cuộc sống, đƣợc xã hội quan tâm là hoàn toàn phụ thuộc vào phóng viên. Bên cạnh đó, Ban Biên tập tin Trong nƣớc cần tổ chức lại lực lƣợng phóng viên các phòng tin chuyên đề, đi tìm hiểu, viết các tin, bài chuyên sâu, nêu đƣợc các vấn đề cốt lõi, bức xúc đƣợc xã hội quan tâm.

Để phục vụ cho việc phân công phóng viên đi nhận công tác tại các phân xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có thể ƣu tiên tuyển chọn phóng viên là ngƣời dân tộc thiểu số (biết tiếng dân tộc, vì hiện nay ở nhiều địa phƣơng có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, phóng viên thƣờng trú không biết tiếng của các dân tộc đó) hoặc phóng viên là ngƣời Kinh nhƣng gia đình sống lâu năm tại miền núi (nếu đáp ứng đƣợc các yêu cầu về nghề nghiệp và đào tạo). Đây là cũng là nguồn lực quan trọng để bổ sung nhân lực cho các đơn vị thông tin khác trong ngành nhƣ Trung tâm Nghe nhìn Thông tấn, Tòa soạn Bản tin ảnh Dân tộc và Miền núi...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin trong nước của thông tấn xã Việt Nam khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nước, giai đoạn 2004-2006 (Trang 101)