Đổi mới về hình thức trình bày tin trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin trong nước của thông tấn xã Việt Nam khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nước, giai đoạn 2004-2006 (Trang 90)

Từ trƣớc đến nay, không ít ngƣời vẫn nghĩ rằng, thông tin Trong nƣớc TTXVN chỉ là nguồn, là nơi cung cấp cho khách hành là các báo, tạp chí,

(cả về nội dung và hình thức). Tuy nhiên, trong thời đại bùng nổ thông tin, phƣơng thức làm đƣa tin đã có những thay đổi nhanh chóng để cạnh tranh với các loại thông tin khác. Cách thông tin báo chí hiện đại phải có những thay đổi để phù hợp hơn với xu thế thời đại, tạo ra nhiều phƣơng thức mới để thu hút độc giả. Do đó, thông tin Trong nƣớc không chỉ có mỗi chức năng thông tin mà còn có sự cân bằng giữa kênh thông tin và kênh chỉ dẫn, tƣ vấn cho độc giả. Thông tin Trong nƣớc phải tập trung đƣa ra những vấn đề nóng bỏng nhất của sự kiện lên đầu để độc giả chỉ cần lƣớt qua những dòng đầu tiên cũng có thể nắm đƣợc vấn đề cốt lõi. Bên cạnh đó, tin cũng cần chú trọng phần giải thích, phân tích, so sánh, phỏng vấn, câu trích dẫn phải “đắt”. Trong trình bày phải vận dụng tối đa hiệu quả của ảnh, hộp dữ liệu và kênh đồ hình (biểu đồ, bản đồ, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu...).

Để theo kịp dòng chảy của thông tin, tốc độ phát triển của báo chí hiện đại, Ban Biên tập tin Trong nƣớc đã có nhiều đổi mới về hình thức thể hiện thông tin, “đa dạng hóa các loại hình và cách thể hiện thông tin”. Trong cách đƣa tin chủ yếu là theo kết cấu hình tháp ngƣợc, tức là đƣa cái quan trọng, hấp dẫn nhất đặt lên đầu. Ý nghĩa câu đơn giản, rõ ràng, cô đọng hơn. Tít đã ngắn gọn, cụ thể, trung thực với bài, nói lên điều quan trọng nhất trong bài. Thông tin tập trung vào những vấn đề nóng, có giá trị. Chú trọng những tin quan quan trọng đối với đông đảo độc giả, sát với cuộc sống và quan niệm của họ (giá trị vật chất và tinh thần). Cách đƣa tin liên tục từ khi sự kiện vừa diễn ra cho đến khi kết thúc. Để áp dụng phƣơng thức làm tin mới, Ban Biên tập tin Trong nƣớc bên cạnh phối hợp với Trung tâm Bồi dƣỡng Nghiệp vụ Thông tấn tổ chức các lớp học bồi dƣỡng nâng cao về nghiệp vụ, trang bị cho phóng viên, biên tập viên những kiến thức, kỹ năng làm báo mới, còn tạo điều kiện để các phóng viên học tập lẫn nhau. Thông tin Trong nƣớc TTXVN hiện nay về hình thức trình bày đã giảm bớt số

lƣợng chữ. Tin trong nƣớc đã tập trung đi sâu vào phân tích, bình luận các sự kiện. Ví dụ, khi phản ánh về một trận lũ quét diễn ra ở một huyện miền núi nào đó, thông tin Trong nƣớc TTXVN không chỉ miêu tả trận lũ đó lớn nhƣ thế nào, gây thiệt hại ra làm sao mà đã nêu rõ vị trí xảy ra trận lũ đó (nằm ở đâu, khu vực nào bị thiệt hại nặng nề nhất) để giúp độc giả dễ hình dung hơn.

Nhiều tin của Ban Biên tập tin Trong nƣớc đã đổi mới hình thức viết tin hay và hấp dẫn hơn, đƣợc ngƣời đọc truy cập nhiều, đem lại hiệu quả cao:

Ví dụ, tin:

TP. Hồ Chí Minh: Chƣa thể có tuyến metro trƣớc năm 1913

“Tuyến đƣờng sắt số 1 Bến Thành - Chợ Nhỏ - Suối tiên sẽ khó hoàn thành trƣớc năm 1913”, đó là ý kiến của ông Chiris Hyland, Trƣởng đoàn nghiên cứu dự án, tại cuộc báo cáo giữ kỳ đƣợc tổ chức hôm qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên nhân là do việc di dời, giải tỏa sẽ gặp khó khăn nếu các địa phƣơng không định hƣớng và lập phƣơng án ngay từ đầu. Việc di dời cảng Ba Son chƣa biết bao giờ sẽ thực hiện. Về kỹ thuật các phƣơng án thiết kế công trình ngầm trong khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh cũng chƣa hoàn chỉnh nên việc điều chỉnh tuyến đƣờng tránh để tránh các công trình khác rất phức tạp và mất nhiều thời gian.

Trong dự kiến, quy hoạch giao thông đến năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có ít nhất bốn tuyến vận tải khối lƣợng lớn (metro) để đảm bảo nhu cầu giao thông từ các quận, huyện vào trung tâm. Trong đó, dự án khả thi nhất là tuyến đƣờng sắt số 1 Bến Thành - Chợ Nhỏ - Suối Tiên đã đƣợc Chính phủ chấp nhận cho thành phố tiến hành nghiên cứu khả thi”.

ÔNG CHIRIS HYLAND:

* “Thành phố không nên tập Trung 3, 4 tuyến xe điện ngầm tại trung tâm Thành phố để dễ dàng hơn trong quy hoạch cũng nhƣ thi công công trình ngầm.

Việt Nam nên giao toàn bộ thi công cho một nhà thầu nƣớc ngoài”

(Nguồn: Tin Trong nước ngày 2-10-2006)

Hay tin:

Thừa Thiên - Huế: Nhiều thủ đoạn “rút ruột” công trình xây dựng

“Nhiều thủ đoạn mới rút ruột công trình trong các dự án xây dựng cơ bản đã bị phát hiện trong các đợt thanh tra mới đây của các cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tổng số tiền thiệt hại lên tới gần 1 tỷ đồng.

Hiện nay, thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chủ động triển khai thanh tra đối với việc giải phóng mặt bằng, thi công các công trình, dự án để chấn chỉnh công tác quản lý trên lĩnh vực xây dựng cơ bản.”

Ông Nguyễn Xuân Lý, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế: “Trong thời gian tới, tỉnh sẽ chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của Nhà nƣớc về quản lý tài chính, kế toán, đầu tƣ xây dựng, đi sâu giám chất lƣợng thi công và hết sức chặt chẽ trong các khâu nghiệm thu thanh quyết toán để lập trật tự trong công tác xây dựng cơ bản, hạn chế những tổn thất về mặt kinh tế”.

(Nguồn: Tin trong nước ngày 10-10-2006)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin trong nước của thông tấn xã Việt Nam khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nước, giai đoạn 2004-2006 (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)