Đổi mới về khâu kỹ thuật trong công tác thông tin

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin trong nước của thông tấn xã Việt Nam khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nước, giai đoạn 2004-2006 (Trang 95)

Không chỉ đổi mới về thông tin trong nƣớc và quốc tế, TTXVN còn đổi mới kỹ thuật - công nghệ thông tin, giúp đội ngũ phóng viên, biên tập viên thích ứng và sử dụng tốt các phƣơng tiện kỹ thuật. Đồng thời, xây dựng phong cách làm việc mới, phù hợp với công nghệ hiện đại. Đầu những năm 1980 của thế kỷ XX, do không có nguồn kinh phí lớn, lại bị cấm vận ngặt nghèo, các kỹ thuật viên TTXVN đã tự thiết kế, lắp đặt máy vi tính, làm chế bản mẫu tiếng Việt, truyền đƣợc sóng, phát lên vệ tinh. Khi đó, bệ đỡ cho máy tính trung tâm điều khiển của TTXVN làm bằng tôn gò, phủ sơn nhựa chống ẩm. Mặc dù kỹ thuật đơn sơ, nhƣng các kỹ thuật viên TTXVN đã truyền các bản tin tiếng Việt qua hệ tinh hai chiều Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội - Mátxcơva (Liên Xô) - La Habana (Cuba). Bằng vốn ngân sách cấp ít ỏi, chủ yếu là bằng vốn vay và trao đổi hợp tác quốc tế, TTXVN đã đổi mới kỹ thuật, trang thiết bị thu, nhận phát tin, bài.

Ngày nay, khi TTXVN đã có một Trung tâm kỹ thuật, với các phƣơng tiện làm việc hiện đại, giúp ích rất nhiều trong việc phát tin đƣợc nhanh hơn. Hệ thống 64 phân xã tại các tỉnh, thành phố và 26 phân xã ở nƣớc ngoài đều đƣợc trang bị công nghệ mới để phục vụ công tác của ngành đặt ra trƣớc yêu cầu của đất nƣớc, để thực hiện những dịch vụ trao đổi, hợp tác với các hãng thông tấn và tổ chức quốc tế. Tháng 4-1997, TTXVN tiếp tục thiết lập mạng thông tin VINANET nối với các Ban Biên tập, các phân xã trong và ngoài nƣớc, với nhiều địa phƣơng, nhiều ngành. Tháng 8-1998, TTXVN đã có hệ thống hòa mạng Internet và thƣ tín điện tử... Đó là những bƣớc tiến, đánh dấu quá trình trƣởng thành và phát triển của ngành, tạo điều kiện để TTXVN

chuyển hƣớng theo kịp bƣớc tiến của đất nƣớc; đồng thời hòa nhập vào trình độ kỹ thuật của các hãng thông tấn có kỹ thuật phát triển của thế giới.

Thực hiện chỉ đạo của Đảng bộ và Ban lãnh đạo TTXVN, để tạo bƣớc đột phá, nâng cao chất lƣợng và khả năng cạnh tranh thông tin thời sự Trong nƣớc, từ tháng 10-2006, Ban Biên tập tin Trong nƣớc là đơn vị dẫn đầu trong việc ứng dụng Chƣơng trình sản xuất thông tin hoàn toàn trên vi tính, bảo đảm phát liên tục những sự kiện chính trị thời sự quan trọng, hoạt động đối nội, đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ƣơng và địa phƣơng đƣợc đội ngũ phóng viên phản ánh nhanh, sinh động, đúng định hƣớng và do vậy đƣợc khách hàng truy cập nhiều. Hiện nay, TTXVN đang ứng dụng Chƣơng trình sản xuất thông tin mới trên nền Internet đối với Ban Biên tập tin Trong nƣớc, đã đảm bảo phát 24/24 giờ, nghĩa là có tin thời sự từ phân xã gửi về là phát ngay trên mạng bất cứ vào lúc nào. Ngoài giờ hành chính, phóng viên các phân xã gửi tin về Tổng xã TTXVN, đồng thời báo ngay cho Trƣởng Ban Biên tập tin Trong nƣớc (qua điện thoại di động) để biết có tin “nóng”, lập tức tin sẽ đƣợc xử phát lên mạng ngay. Ví dụ, trong vụ cứu nạn bão Chan Chu, phóng viên phân xã Đà Nẵng gửi tin “Tàu cứu nạn về cảng Đà Nẵng” về Tổng xã TTXVN lúc hơn 1 giờ sáng, sau đó báo cho Trƣởng Ban Biên tập tin Trong nƣớc biết để xử lý. Vì thế, chỉ 7 phút sau khi nhận đƣợc tin, tin đã phát ngay lên mạng và đƣợc nhiều khách hàng truy cập. Hoặc vụ cứu nạn sập lò ở Quảng Ninh, do phóng viên báo trƣớc, trực ban tin Trong nƣớc sẵn sàng chờ tin phân xã gửi về, đồng thời báo cho các báo biết có tin “nóng” để họ chờ. Khi có tin về, trực ban xử lý, biên tập, phát lên mạng ngay đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Trong điều kiện “bùng nổ” loại hình báo chí điện tử nhƣ hiện nay, đòi hỏi các phóng viên, biên tập viên Ban Biên tập tin Trong nƣớc phải biết sử

dụng các trang thiết bị kỹ thuật tác nghiệp hiện đại và truyền tin, ảnh nhanh, cạnh tranh từng giây, từng phút để phát tin lên website cung cấp cho khách hàng. Nếu chậm trễ không đƣa tin “nóng” lên mạng kịp thời thì chỉ trong giây lát, trên các báo điện tử đã phản ánh hầu nhƣ tất cả những gì vừa diễn ra.

* Tiểu kết chương II.

Thông tin Trong nƣớc TTXVN có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc. Thông tin Trong nƣớc đề cập toàn diện các vấn đề trên các lĩnh vực nội chính, ngoại giao, văn hóa - xã hội, KH&CN - môi trƣờng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, thông tin Trong nƣớc vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế, đòi hỏi phải đổi mới để cạnh tranh thông tin đƣợc tốt hơn. Trƣớc yêu cầu của thực tiễn đổi mới công tác đƣa tin, Đảng bộ TTXVN đã chỉ đổi mới công công tác thông tin cả về nội dung và hình thức, khâu kỹ thuật, phƣơng thức tác nghiệp của phóng viên để thông tin ngày càng tốt hơn.

Hoạt động thông tin là nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nƣớc giao cho TTXVN, việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh thông tin có ý nghĩa sống còn, là trách nhiệm của toàn Đảng bộ TTXVN nói chung, từng cán bộ, phóng viên, biên tập viên Ban Biên tập tin Trong nƣớc nói riêng. Để phát huy các thành tích to lớn đã đạt đƣợc trong những năm qua, giai đoạn hiện nay cần tiếp tục có các bƣớc đột phá mới để nâng cao vị thế của hãng thông tấn quốc gia.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG,

Ngày 29-8-2003, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 984/QĐ- TTg phê duyệt “Quy hoạch phát triển TTXVN đến năm 2010”, với mục tiêu:

Xây dựng Thông tấn xã Việt Nam trở thành trung tâm thông tin chiến lược quan trọng, tin cậy của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt chức năng ngân hàng dữ liệu thông tin quốc gia, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; trở thành hãng thông tấn có uy tín cao trong khu vực và quốc tế với các loại hình thông tin đa dạng, phong phú, có chất lượng và hiệu quả cao.

Nâng cao chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học, nghiệp vụ và từng bước hiện đại hóa hoạt động thông tin để Thông tấn xã Việt Nam thực sự là nơi cung cấp thông tin chủ yếu, đảm bảo tính chính xác, tính khách quan, kịp thời và giữ vai trò định hướng thông tin chung đối với các cơ quan báo chí và dư luận trong nước; cung cấp cho quốc tế những thông tin xác thực về chủ trương, đường lối, quan điểm của Việt Nam” (1, 164-165).

Mục tiêu tổng quát của TTXVN đến năm 2010 là trở thành một tập đoàn truyền thông mạnh, với các loại hình hoạt động thông tin đa dạng, phong phú, có chất lƣợng và hiệu quả cao. TTXVN phải thể hiện đƣợc vai trò là một trung tâm thông tin chiến lƣợc quan trọng và đáng tin cậy của Đảng và Nhà nƣớc, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, công cuộc đổi mới, CHN-HĐH đất nƣớc. Trong đó thông tin thời sự Trong nƣớc phải là dòng chủ lƣu và giữ vai trò định hƣớng thông tin chung có tính chất chính thống về chính trị, tƣ tƣởng đối với các cơ quan báo chí và dƣ luận trong nƣớc; thực hiện thông tin quốc gia cung cấp tin về các hoạt động chính trị, kinh tế - xã hội, KH&CN, GD&ĐT, văn hóa và thể thao cho các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên cần có các giải pháp đồng bộ và hiệu quả:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tin trong nước của thông tấn xã Việt Nam khảo sát hoạt động của Ban Biên tập tin Trong nước, giai đoạn 2004-2006 (Trang 95)