Tổ chức thực hiện kế hoạch điều chỉnh, luân chuyển cán bộ từ tổng xã TTXVN xuống các phân xã địa phƣơng và ngƣợc lại, tạo điều kiện cho phóng viên, biên tập viên hoạt động gắn với thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm, nhất là các cán bộ dự nguồn các chức danh chủ chốt. Các phóng viên mới đƣợc tuyển dụng nhất thiết phải đi thƣờng trú tại các phân xã (thời gian thƣờng trú tại các phân xã hiện nay là tƣơng đối hợp lý từ 3 - 6 năm, tức là từ một đến hai nhiệm kỳ ở phân xã), sau đó sẽ luân chuyển về Tổng xã TTXVN. Để tạo sự khách quan và yên tâm cho các bộ đƣợc cử đi thƣờng trú ở địa phƣơng, khi kết thúc nhiệm kỳ, các đơn vị thông tin ở Tổng xã TTXVN cần có trách nhiệm tiếp nhận phóng viên từ phân xã về (bởi đã có trƣờng hợp phóng viên phân xã khi đƣợc chuyển về Tổng xã TTXVN phải tự liên hệ “xin việc” rất vất vả). Việc luân chuyển, điều động phóng viên ở Tổng xã TTXVN (đã qua thƣờng trú tại các phân xã trong nƣớc) sau một thời gian về nhận nhiệm vụ ở Tổng xã TTXVN (ít nhất đƣợc từ 3-6 năm), nay tiếp tục đi làm phóng viên thƣờng trú tại các phân xã cần khách quan, công bằng theo nguyên tắc: điều động những ngƣời có thâm niêm đi thƣờng trú phân xã từ thấp tới cao (ít năm đi trƣớc, nhiều năm đi sau).
Việc luân chuyển phóng viên, biên tập viên nằm trong chính sách luân chuyển cán bộ chung của Nhà nƣớc và thực tế TTXVN đã thực hiện hàng chục năm nay. Tuy nhiên, có một “rào cản” là các phóng viên ở Tổng xã TTXVN thƣờng ngại luân chuyển. Phóng viên ở cơ sở (nhất là phóng viên cao tuổi) càng ngại luân chuyển hơn, bởi lẽ, một đặc thù của nghề báo là cần quen, nắm bắt đƣợc nhiều tƣ liệu và hiểu biết sâu về cơ sở mới có thể viết đƣợc nhiều tin, bài và viết có chiều sâo. Hơn nữa, thực tế ở lâu một chỗ sẽ trở thành “lão làng”, tạo đƣợc “vị thế” ở địa phƣơng, vừa thuận lợi cho làm việc, vừa khó bị “bắt nạt”. Đó là chƣa kể khi có gia đình ổn định, “vợ bìu,
con ríu”, phóng viên sẽ càng ngại đi, vì nhƣ thế, phải “nhân đôi” mức chi phí kinh tế, mà còn gặp khó khăn trên địa bàn lạ, phải thay đổi ít nhiều phƣơng pháp làm việc. Song, ở lâu một chỗ, nếu không linh hoạt, năng động sẽ dễ nảy sinh tƣ tƣởng chây ì, già cỗi, mất đi sự rung cảm trƣớc thực tế sinh động và giảm sự say mê tìm hiểu cái mới, nhiều khi viết tin, bài chỉ dựa vào kinh nghiệm, tƣ liệu của mình, viết cho xong chuyện. Phóng viên ở lâu một địa bàn tầm nhìn cũng sẽ bị hạn chế mang nặng tính chất địa phƣơng, nên viết tin, bài sẽ thiếu tính toàn quốc, quốc tế (ngƣời ta gọi là tin làng, xã), nhất là đối với những ngƣời không chịu nghiên cứu, học hỏi về đƣờng lối chính sách, tìm hiểu, phân tích vấn đề thời sự trong nƣớc, quốc tế và ít khi đọc các văn bản chỉ đạo của cơ quan, Ban Biên tập tin Trong nƣớc. Không ít trƣờng hợp phóng viên không đọc lại những bài viết của mình đƣợc sửa, đăng trên mạng, nên thƣờng mắc đi, mắc lại những lỗi đã đƣợc biên tập, chỉnh sửa. Do vậy, cần luân chuyển phóng viên lên biên tập để hiểu đƣợc thực tế khó khăn trong khâu biên tập, qua đó nâng cao đƣợc trình độ nghiệp vụ, tầm quan sát, tƣ duy chọn đề tài và rèn luyện kỹ năng viết, kể cả ngữ pháp, chính tả.
Đối với công tác biên tập, những biên tập viên có thâm niên sẽ tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm, biên tập sẽ nhanh hơn, ít sai sót hơn. Tuy nhiên, nếu “ngồi” lâu quá sẽ giảm “cảm xúc nghề nghiệp” trƣớc các bài viết, trƣớc thực tiễn sinh động diễn ra tại cơ sở, nhiều khi làm cho bài viết của phóng viên trở thành khô khan, xơ cứng. Với cách làm việc theo giờ hành chính, biên tập viên dễ trở thành công chức theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, làm cho xong việc. Những biên tập viên chƣa từng đi phân xã hoặc rời phân xã đã lâu sẽ hạn chế trong nắm tình hình thực tế ở phân xã, không am hiểu đặc điểm, đặc tính, ngôn ngữ của từng địa phƣơng, đặc biệt những vùng dân tộc miền núi hoặc các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Những biên tập viên có làm phóng viên nhƣng chỉ “tay trái” tại Tổng xã TTXVN - không phải
thực hiện định mức điểm viết tin, bài nhƣ ở phân xã - dù có hiểu về các bài viết hơn thì cũng khó có thể cảm nhận đƣợc thực tế khó khăn của phóng viên phân xã trong thời gian gần đây khi thực hiện định mức điểm mới của TTXVN. Nhìn chung các phân xã trong cả nƣớc, ngoài một số phóng viên thƣờng xuyên viết tốt, viết nhiều, đạt nhiều điểm, còn phần lớn anh chị em phóng viên chỉ mong sao đạt đủ điểm hoặc vƣợt chút ít (cả tổng điểm và điểm chất lƣợng) để không bị phạt, trừ tiền thƣởng, bị đánh giá tƣ tƣởng, ý thức thi đua. Có trƣờng hợp phóng viên viết đƣợc hơn 10 tin, bài/tháng nhƣng vì không đủ điểm chất lƣợng nên đã mất hết tiền thƣởng. Do vậy, anh chị em phóng viên ở địa phƣơng thƣờng “vắt chân lên cổ” để chạy định mức (nhƣ có phóng viên nói: Trước khi đi ngủ phải nghĩ ngày mai bắt tay viết đề tài, chủ đề nào để đạt điểm chất lượng!). Đối với nhiều phóng viên, ý nghĩa của việc không đƣợc hƣởng vài trăm nghìn tiền thƣởng (nhuận tin) không phải ở khía cạnh kinh tế mà là sự xấu hổ với bạn bè, đồng nghiệp khi bị hụt định mức. Có một số phóng viên đầu tƣ tâm huyết để viết bài lấy điểm chất lƣợng, trong đó có những bài nêu đƣợc vấn đề mới, nắm bắt kịp “thời tiết chính trị” nhƣng nhiều khi bị biên tập viên, vì lý do nào đó biên tập “qua loa cho xong” bỏ mất những chi tiết hay, làm cho, dù bài đó có đăng nhƣng phóng viên cảm thấy không hài lòng. Vì vậy, cũng cần phải luân chuyển biên tập viên xuống phân xã để anh em phóng viên ở Tổng xã TTXVN hiểu thực tế hơn.
Nhìn chung, phóng viên địa phƣơng mong muốn có những biên tập viên có tâm huyết với nghề, có suy nghĩ đồng cảm với phóng viên khi biên tập. Một biên tập viên giỏi không chỉ sửa câu chữ đơn thuần mà còn phải giúp nâng tầm các tin, bài lên. Thực tế qua tìm hiểu, đƣợc biết các phóng viên phân xã rất cần những biên tập viên đúng nghĩa chứ không cần các “quan chức biên tập”. Họ cần những ngƣời gần gũi, sẵn sàng trao đổi với
phóng viên những điều chƣa rõ, cần bỏ những gì trong bài; cao hơn nữa là phát hiện đƣợc một ý đồ nào đó trong bài viết thực sự hấp dẫn để gợi mở cho phóng viên viết lại, viết sâu về đề tài đó. Còn biên tập viên cần các phóng viên địa phƣơng viết thật ngắn gọn, có nhiều tin, bài hay, nêu đƣợc vấn đề, bố cục hành văn mạch lạc để dễ biên tập. Nếu trao đổi, luân chuyển cho nhau sẽ nâng tầm nghiệp vụ cho cả phóng viên và biên tập viên, qua đó, sẽ nâng cao chất lƣợng và uy tín của cơ quan. Trên thực tế, có nhiều phóng viên địa phƣơng muốn lên làm biên tập để thử sức mình, nâng tầm hiểu biết về nghiệp vụ, thay đổi không khí làm việc... Ngƣợc lại, cũng có những cán bộ biên tập, cán bộ trƣởng, phó phòng rất muốn đi phân xã v.v... Vấn đề luân chuyển cán bộ, Ban lãnh đạo TTXVN và Ban Biên tập tin Trong nƣớc cần phải tiếp tục nghiên cứu để có những giải pháp phù hợp với thực tiễn nghề báo. Việc luân chuyển cán bộ ở các cơ quan nói chung và ở TTXVN nói riêng ngày càng quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực và hiệu quả công tác. Qua luân chuyển phóng viên, biên tập viên, chúng ta sẽ lựa chọn đƣợc nhiều cán bộ trẻ có năng lực toàn diện, nhanh nhạy, để bổ sung cho đội ngũ kế cận sau này.