VII. Nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện
2. Phối hợp tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, nhanh chóng
2.2 Thực hiện đồng bộ, nhanh chóng
Tinh thần của rất nhiều dự án hiện nay ở nƣớc ta là GPMB đến đâu thì làm đến đó, tức là tiến độ triển khai dự án sẽ chạy theo tiến độ GPMB. Rõ ràng thực tế đã cho thấy đây không phải là một chiến lƣợc hay mà nó đã thể hiện sự yếu kém trong tổ chức thực hiện.
Bài học đã quá nhiều, hàng loạt các dự án khu đô thị, khu dân cƣ, trung tâm thƣơng mại, v.v… đã không thể hoàn thành đƣợc do làm theo tinh thần đó. Nguồn vốn bị ứ đọng, tiền lãi ngân hàng vẫn phải trả hàng tháng trong khi dự án chẳng mang lại đƣợc một nguồn thu nào thì những tổn thất là thấy rõ. Cái đƣợc thì ai cũng nhìn thấy, nhƣng cái rủi ro có thể gặp phải cũng vẫn luôn trực chờ.
Đó là nếu GPMB từng phần thì tất nhiên thời gian sẽ phải kéo dài. Thời gian kéo dài thì quyền chủ động sẽ đƣợc chuyển dần từ chủ dự án sang phía ngƣời dân. Ngƣời di dời sau sẽ đòi mức giá đền bù cao hơn, một mặt do quyền chủ động đang nằm trong tay họ bởi nếu chủ dự án không đáp ứng yêu cầu đó thì sẽ chẳng có mặt bằng để tiếp tục thi công, tiến độ dự án chắc chắn sẽ bị ảnh hƣởng và rất nhiều những thiệt hại nữa có thể đọc tên mà chủ dự án sẽ phải gánh chịu.
Mặt khác do giá nhà đất trên thị trƣờng theo thời gian luôn có xu hƣớng tăng, nếu càng kéo dài thì việc điều chỉnh tất nhiên phải xảy ra, từ đó sẽ làm tăng chi phí đền bù dẫn đến tổng mức đầu tƣ sẽ phải điều chỉnh tăng lên.
Khi đã rơi vào thế “tiến thoái lƣỡng nan” thì mọi việc sẽ càng trở nên phức tạp. Tình thế này bắt buộc chủ dự án sẽ phải có những điều chỉnh, nhƣng nếu chấp nhận những đòi hỏi đó thì các hộ dân đã di dời trƣớc sẽ quay lại để đòi hỏi mức đền bù cao hơn mức họ đã đƣợc nhận, đến khi đó khó lại càng thêm khó, tình trạng khiếu kiện đã phức tạp nay lại còn phức tạp hơn.
Đối với các dự án kinh doanh đã khó khăn nhƣ vậy thì một dự án giao thông có chiều dài tuyến lớn, trải dài qua các địa phƣơng thì vấn đề chắc chắn sẽ chẳng hề đơn giản.
Dự án cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu cũng đƣợc đánh giá là một dự án lớn, có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều bộ ngành và địa phƣơng.
108
Thực tế cho thấy công tác tổ chức triển khai GPMB tại dự án còn quá nhiều vấn đề phải bàn. Hai hội đồng GPMB ở hai địa phƣơng đƣợc thành lập cùng thời điểm nhƣng lại thiếu sự phối hợp với nhau. Mỗi địa phƣơng áp một giá, họ làm theo cách gần nhƣ chẳng có sự liên kết gì với nhau và nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp này chắc chắn sẽ rất đau đầu khi mà sau một thời gian lại đƣợc Hội đồng GPMB các địa phƣơng bàn giao mặt bằng từng mảnh một nhƣng lại chẳng thể thi công đƣợc ở trên đó. Và nhìn vào những gì đang diễn ra tại dự án khi mà đã gần 5 năm rồi công tác GPMB vẫn chƣa xong thì có thể đƣa ra một lời kết ngắn gọn đối với việc tổ chức thực hiện là “thiếu đồng bộ”.
Nhƣ vậy vấn đề đã đƣợc nhìn thấy, bây giờ sẽ là giải pháp. Trƣớc tiên, ta sẽ nói về “đồng bộ”:
Đồng bộ ở đây có nghĩa là công việc phải đƣợc triển khai ở tất cả cả bộ phận, trên toàn bộ dự án. Tức là công việc đƣợc tiến hành đồng thời trên mọi vị trí.
Nếu làm nhƣ vậy thì chắc chắn sẽ giảm đƣợc những khiếu kiện của ngƣời dân về mức giá đền bù. Mặc dù so với quy định có thể sẽ mất nhiều thời gian mới giải phóng đƣợc mặt bằng nhƣng chậm một vài tháng còn hơn chậm vài năm và chậm mãi mãi. Mặt khác khi đã có mặt bằng sạch thì chủ dự án sẽ giảm đƣợc rất nhiều rủi ro làm tăng chi phí đầu tƣ, rủi ro về thời gian và giảm nguy cơ dự án thất bại bởi thực tế nhiều dự án đã triển khai đƣợc nhiều năm nhƣng vƣớng mắc ở GPMB đã phải chấp nhận ngừng lại và đƣợc tặng kèm theo “một đống nợ”, bên cạnh đó là những tổn thất khó có thể đo đếm đƣợc.
Bên cạnh việc tổ chức thực hiện một cách đồng bộ thì cũng cần phải tiến hành một cách thật nhanh chóng bởi chúng ta ai cũng biết “thời gian là tiền bạc”, càng kéo dài thì tổn thất sẽ ngày càng lớn hơn.
Nhƣ vậy, việc tổ chức thực hiện có vai trò rất quan trọng, tác động rất lớn đến sự thành công của một kế hoạch. Một kế hoạch hiệu quả là đã đi đƣợc 50% quãng đƣờng đến thành công, 50% còn lại là ở cách “hành động”.
109
KẾT LUẬN
Sau một thời gian dài sửa đổi, bổ sung những chính sách pháp luật về thu hồi, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ, công tác GPMB khi Nhà nƣớc thu hồi đất đã đạt đƣợc những thành công nhất định. Tuy vậy, so với yêu cầu đặt ra thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém. Tiến độ GPMB chậm, tình trạng khiếu kiện diễn ra hết sức phức tạp và có xu hƣớng ngày càng gia tăng cả về số lƣợng và mức độ gay gắt tác động không tốt đến tình hình an ninh chính trị của đất nƣớc.
Đề tài: “Phân tích, đánh giá thực trạng và kiến nghị một số giải pháp đẩy
nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại dự án đầu tƣ xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu” đã cố gắng phân tích, đánh giá thực trạng công tác giải
phóng mặt bằng và đã phần nào nêu lên đƣợc những vƣớng mắc, khó khăn mà dự án đang gặp phải. Bên cạnh đó, bài luận cũng đã nêu ra một số hạn chế và sự bất cập trong quá trình GPMB tại nhiều dự án đầu tƣ ở nƣớc ta hiện nay, đồng thời phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này. Trên cơ sở đó, kiến nghị một số giải pháp giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB của dự án.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức để hoàn thiện với mong muốn bài luận sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị, phần nào có thể giúp giải quyết đƣợc bài toán GPMB ở nƣớc ta hiện nay. Tuy nhiên, kiến thức là vô hạn nên bài luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót và những nhận định mang tính chủ quan. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô và những ngƣời quan tâm để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn và mang tính thực tiễn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các văn bản pháp luật
- Hiến pháp Nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001).
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nƣớc nƣớc thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 Về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định 78/2007/NĐ-CP ngày 11/5/2007 của Chính phủ về đầu tƣ theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng- Chuyển giao-Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình. Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.
- Thông tƣ số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Thông tƣ số 116/2004/TT-BTC hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Thông tƣ số 117/2004/TT-BTC hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 188/2004/NĐ- CP ngày 16/11/2004 về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.
- Thông tƣ 01/2005/TT-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 hƣớng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của chính phủ về thi hành luật đất đai;
- Thông tƣ số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
- Thông tƣ của bộ tài chính số 145/2007/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2007 hƣớng dẫn thực hiện nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của chính phủ về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất và nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 188/2004/NĐ-CP.
- Thông tƣ số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết về bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
- Thông tƣ số 57/2010/TT-BTC, ngày 16/04/2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.
- Thông tƣ 16/2011/TT-BTNMT ngày 20 tháng 05 năm 2011 quy định sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai. - Quyết định số 267/2006/QĐ-UB ngày 25/12/2006 của UBND tỉnh Bình
Dƣơng về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng áp dụng từ ngày 1/1/2007.
- Quyết định số 95/2006/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai áp dụng từ ngày 1/1/2007.
- V.v…
2. Sách tham khảo
- PGS. Lê Kiều (2008), Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình. - Ts. Trần Quang Phú, Ths. Nguyễn Thị Hạnh Tâm (2011), Bài giảng Quản lý
dự án xây dựng, Trƣờng ĐH GTVT TP.HCM.
- ThS. Võ Ngàn Thơ (2009), Bài giảng môn học quản trị dự án đầu tư (tổng hợp và giới thiệu).
- PGS.TS Nguyễn Văn Thắng (2005), Giáo trình quản trị kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng theo hướng hội nhập, NXB Xây dựng, Hà Nội.
- TS. Bùi Ngọc Toàn, (2008), Lập và phân thích dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.
- Học viện Bƣu chính viễn thông (2006), Quản trị dự án đầu tư, Hà Nội.
3. Các bài báo, bài tham luận.
- Nguyễn Văn Phấn (2007), “Luận văn thạc sĩ: Hoàn thiện chính sách bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Bảo Lộc”.
- Phạm Tấn Hạnh Dung (2006), “Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm đến năm 2020”.
- Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tƣ trên địa bàn Thành phố Hà Nội”
- Tổng hội xây dựng Việt Nam (15/12/2011), Báo cáo Hội thảo “Thời gian thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng ở Việt Nam Thực trạng và giải pháp”, Hà Nội.
- Bá Mạnh (2/2012), “GS.TSKH Đặng Hùng Võ: Thu hẹp quyền thu hồi đất của Nhà nƣớc”, Báo Đất Việt.
- GS.TSKH Đặng Hùng Võ (1/2012), “Sai từ giao đến thu hồi đất”, Báo Pháp luật Tp.HCM.
- Nguyễn Tuấn (thực hiện – 2/2012), GS.TSKH Đặng Hùng Võ: “Cơ chế đang tạo kẽ hở tham nhũng”, Báo Tiền phong.
- Thanh Đình (6/2012), “Giải phóng mặt bằng là nguyên nhân khiến dự án treo”, Người đưa tin.
- Chìa khóa thành công (2010), “Trận 29: Giải phóng mặt bằng – Đi tìm giải pháp tối ƣu”.
- Các bài báo nói về vụ thu hồi đất ở huyện Tiên Lãng và Văn Giang thời gian qua.