Nội dung và quy mô đầu tƣ xây dựng

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá thực trạng và kiến nghị một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại dự án đầu tư xây dựng cầu đồng nai mới và tuyến hai đầu cầu (Trang 47)

II. Vai trò của công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện dự án đầu tƣ

4.Nội dung và quy mô đầu tƣ xây dựng

4.1 Phạm vi dự án

Hình 2.1: Phạm vi dự án

- Điểm đầu Dự án nằm trên quốc lộ 51 cách ngã tƣ Vũng Tàu khoảng 900m (giao giữa tuyến rẽ phải từ cầu Đồng Nai với QL51) thuộc địa phận thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

- Điểm cuối dự án tại ngã ba Tân Vạn, cách cầu Đồng Nai hiện tại khoảng 1,5km về phía thành phố Hồ Chí Minh (tại lý trình KM1874+122 - quốc lộ 1A) thuộc địa phận huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.

- Vị trí cầu: Cầu Đồng Nai mới đƣợc xây dựng song song với cầu Đồng Nai cũ, tim cầu mới cách tim cầu cũ khoảng 23m về phia thƣợng lƣu. Mép gần nhất của cầu mới và cầu cũ cách nhau 3m.

- Phạm vi, chiều dài: cầu Đồng Nai mới theo thiết kế cơ sở dài khoảng 500m, phần tuyến khoảng 3,5km.

39

- Nút giao Tân Vạn: Nhánh vuốt nối vào TL16 đi Dĩ An kết thúc tại điểm đầu cầu

Bà Khâm; Nhánh vuốt nối vào TL747 đi cầu Hoá An kết thúc tại tại điểm cách ngã ba Tân Vạn khoảng 250m.

4.2 Thông số kỹ thuật dự án

4.2.1 Cầu Đồng Nai

- Qui mô xây dựng: Cầu thiết kế vĩnh cửu.

- Tải trọng thiết kế: Hoạt tải HL - 93 theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05. - Tần suất thiết kế: P =1%.

- Cấp địa chấn: Theo tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất TCXDVN 375:2006, cầu Đồng Nai tại thành phố Biên Hòa có hệ số gia tốc nền A=0,0454 tƣơng ứng với cấp động đất cấp 6 (theo thang MSK-64).

- Số làn xe: 5 làn.

- Chiều rộng cầu 20m; Chiều dài cầu tính đến 2 đuôi mố 461,6m.

- Thông thuyền: theo Tiêu chuẩn phân cấp kỹ thuật đƣờng thuỷ nội địa: TCVN 5664-1992, yêu cầu thông thuyền trên sông Đồng Nai nhƣ sau:

 Đoạn từ ngã ba Đèn Đỏ đến cầu Đồng Nai: Sông thông thuyền cấp I, bề rộng B=80m, chiều cao H=10m.

 Đoạn từ cầu Đồng Nai đến ngã ba Sông Bé: Sông thông thuyền cấp III, bề rộng B=50m, chiều cao H=7m.

 Căn cứ vào yêu cầu trên, cầu Đồng Nai mới nằm tại thƣợng lƣu cầu cũ sẽ đƣợc thiết kế theo yêu cầu thông thuyền cấp III, bề rộng B=50m, chiều cao H=7m. - Tĩnh không đƣờng chui:  Cầu vƣợt đƣờng cao tốc : 4.75m  Cầu vƣợt đƣờng ôtô : 4.50m - Phƣơng án kết cấu:  Sơ đồ nhịp: (55 + 4x73 + 55 + 2x24,7) m.

40

 Kết cấu nhịp đúc hẫng: gồm 6 nhịp liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực 55m+4x73m+55m. Dầm hộp có mặt cắt ngang dạng 3 vách, chiều rộng dầm 20m, chiều cao dầm tại đỉnh trụ 4,2m và tại giữa nhịp 2m.

 Phần cầu dẫn dùng dầm hộp có kết cấu tƣơng tự nhịp chính gồm 2 nhịp liên tục 2x24,7m, chiều rộng dầm 20m, chiều cao dầm 2m.

 Kết cấu phần dƣới: Mố cầu bằng BTCT dạng mố tƣờng chữ U trên nền móng cọc khoan nhồi đƣờng kính cọc 1,0m; Trụ cầu bằng BTCT trên nền móng cọc khoan nhồi đƣờng kính cọc từ 1,0m đến 1,5m, chiều dài cọc dự kiến Lcọc= (18 26)m.

4.2.2 Cầu vượt Tân Vạn

- Qui mô xây dựng

 Xây dựng 01 cầu vƣợt trên xa lộ Hà Nội theo hƣớng Biên Hòa về TP.HCM, đƣờng gom chui dƣới cầu, các nhánh rẽ phải từ QL1 vào ĐT743 đi QL1K, nhánh rẽ phải từ TL16 vào QL1 về TP.HCM và 1 điểm quay đầu trên TL16. Bề rộng: 15,75m.

 Tổng chiều dài tính đến đuôi mố: 255m.  Số làn xe 5 làn.

 Tĩnh không đƣờng chui dƣới cầu vƣợt: 4,75m.

 Bố trí tƣờng chắn BTCT dạng chữ L ở đƣờng hai đầu cầu sau mố. Chiều dài tƣờng chắn phía Tp. HCM khoảng 132m, phía Đồng Nai khoảng 172m.

- Phương án kết cấu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Sơ đồ phân bố nhịp cầu vƣợt (29,9+2x30+2x35+2x30+29,9)m.

 Cầu sử dụng kết cấu phần trên liên tục dạng dầm bản hộp rỗng đổ tại chỗ, kết cấu phần dƣới dạng trụ đặc trên nền móng cọc ép BTCT đúc sẵn 40x40cm, chiều dài cọc dự kiến Lcọc= (16 18)m.

4.2.3 Hầm chui

- Xây dựng hầm chui nằm trên QL1 theo hƣớng từ thành phố Hồ Chí Minh về Biên Hòa.

41

- Chiều dài hầm chui dự kiến khoảng 545m, trong đó phần hầm kín 180m, hầm hở 365m.

- Chiều cao tĩnh không hầm chui: 4,75m

- Kết cấu móng hầm sử dụng cọc ép BTCT đúc sẵn 35x35cm, chiều dài cọc dự kiến Lcọctb= 35m (theo bản vẽ TKCS).

4.2.4 Phần đường: Thiết kế theo TCXDVN 104-2007, TCVN 4054-2005.

Nút giao Vũng Tàu: Tổng chiều dài nút 1,6km, xây dựng nút giao lập thể kết

nối giao thông các tuyến xa lộ Hà Nội , QL51,tuyến tránh Biên Hoà.

- Đoạn đƣờng dẫn sau mố M0 thiết kế phù hợp mặt cắt ngang chung của cả 2 cầu: B = 43,0m, bao gồm:

 Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy: Bmặt = 2 x 17,75m = 35,5m;  Chiều rộng dải phân cách giữa: Bdpc = 4,0m;  Chiều rộng vỉa hè đi bộ lên cầu: Bhè = 2 x 1,75m = 3,5m; - Tuyến chính nối từ QL51 lên cầu Đồng Nai: B = 42,0m, bao gồm:

 Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy: Bmặt = 2 x 15,0m = 30,0m;  Chiều rộng dải phân cách giữa: Bdpc = 2,0m;  Chiều rộng vỉa hè: Bhè = 2 x 5,0m = 10,0m; - Tuyến nối vào hầm hƣớng từ TP HCM - Biên Hòa: B = 13,0m, bao gồm:

 Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy: Bmặt = 11,0m;  Chiều rộng dải hành lang kỹ thuật: Bkt = 1,0m;  Chiều rộng gờ lan can: Blan can = 2 x 0,5m = 1,0m; - Tuyến nối từ vào vòng xoay hiện tại: B = 42,5m, bao gồm:

 Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy: Bmặt = 2 x 11,25m = 22,5m;  Chiều rộng dải phân cách giữa: Bdpc = 4,0m;  Chiều rộng vỉa hè: Bhè = 2 x 8,0m = 16,0m; - Tuyến nhánh chui trƣớc mố M0: B = 18,5m, bao gồm:

 Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy: Bmặt = 10,5m;  Chiều rộng vỉa hè phía sát dân cƣ: Bhè 1 = 5,0m;

42

 Chiều rộng vỉa hè phía đƣờng dẫn: Bhè 2 = 3,0m; - Tuyến nhánh cho các xe quay đầu (bố trí cấu tạo): B = 5,5m, bao gồm:

 Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy: Bmặt = 5,5m;

Nút giao Tân Vạn: Tổng chiều dài nút 1,0km, xây dựng nút giao lập thể giải

quyết kết nối giao thông giữa xa lộ Hà Nội, TL16,TL747 hiện hữu và vành đai 3, đƣờng vào cụm cảng Đồng Nai trong tƣơng lai.

- Đoạn đƣờng dẫn sau mố M8 thiết kế phù hợp mặt cắt ngang chung của cả 2 cầu: B = 43,0m, bao gồm

 Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy: Bmặt = 2 x 17,75m = 35,5m;  Chiều rộng dải phân cách giữa: Bdpc = 4,0m;  Chiều rộng vỉa hè đi bộ lên cầu: Bhè = 2 x 1,75m = 3,5m;

- Tuyến nối đƣờng dẫn lên cầu vƣợt từ phía Biên Hòa - TP HCM: B = 15,75m, bao gồm:

 Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy: Bmặt =14,75m;  Chiều rộng gờ lan can: Blan can = 2 x 0,5m = 1,0m;

- Tuyến nhánh chạy sát tƣờng chắn phía cầu Đồng Nai, đoạn tách ra từ đƣờng dẫn đầu cầu mới: B = 14,5m, bao gồm:

 Chiều rộng gờ chắn an toàn Bgờ an toàn = 0,5m;  Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy: Bmặt = 9,0m;  Chiều rộng vỉa hè: Bhè = 5,0m;

- Tuyến nhánh (đoạn đƣờng đôi chạy 2 chiều riêng biệt) nối TL16 với QL1 chạy sát thành cầu vƣợt: B = 21,5m, bao gồm:

 Chiều rộng gờ chắn an toàn Bgờ an toàn = 0,5m; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy hƣớng Dĩ An - Biên Hòa: = 7,5m;  Chiều rộng dải phân cách giữa Bdpc = 1,0m;

- Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy hƣớng Biên Hòa - Dĩ An: = 7,5m;  Chiều rộng vỉa hè: Bhè = 5,0m; - Tuyến nối vào TL16 hiện tại trên đƣờng đi Dĩ An: B = 25,0m, bao gồm:

43

 Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy: Bmặt = 15,0m;  Chiều rộng vỉa hè: Bhè = 2 x 5,0m = 10,0m; - Tuyến nhánh chui trƣớc mố M8: B = 18,5m, bao gồm :

 Chiều rộng mặt đƣờng xe chạy: Bmặt = 10,5m;  Chiều rộng vỉa hè phía sát dân cƣ: Bhè 1 = 5,0m;  Chiều rộng vỉa hè phía đƣờng dẫn: Bhè 2 = 3,0m;

- Đƣờng làm mới, mở rộng : mặt đƣờng cấp cao có Môđuyn đàn hồi Eyc ≥ 196Mpa/cm2 bao gồm 5cm BTN mịn + 7cm BTN thô + 30cm CPĐD loại 1 + 30cm CPĐD loại 2 (tầng mặt bêtông nhựa trên lớp móng cấp phối đá dăm);

- Đƣờng tăng cƣờng, vuốt nối vào đƣờng cũ và hoàn trả lớp mặt: bù vênh bằng cấp phối đá dăm loại 1, thảm bêtông nhựa hạt trung 7cm và thảm bêtông nhựa hạt mịn 5cm trên bề mặt.

4.2.5 Các công trình trên tuyến:

Cống thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt:

- Dùng cống tròn khẩu độ D = 0,8 1,5m đặt dƣới vỉa hè để thoát nƣớc mặt đƣờng, nƣớc thu qua cửa thu ở hố ga với khoảng cách trung bình từ 25 40m.

- Trƣớc cửa hầm hở thiết kế rãnh cắt nƣớc bằng BTCT khẩu độ thoát nƣớc B = 0,5m có nắp thu trực tiếp bằng thép. Trong phạm vi hầm chui thiết kế hệ thống thoát nƣớc mƣa, sau đó đổ vào bể chứa và dùng máy bơm đặt ở trạm bơm riêng bơm nƣớc ra ngoài.

- Hệ thống thoát nƣớc đổ ra sông Đồng Nai thông qua 1 cửa xả và cống hộp BTCT khẩu độ B x H = 2,0 x 2,0m.

- Dùng cống tròn khẩu độ D = 0,3 0,4m đặt dƣới vỉa hè để thoát nƣớc thải sinh hoạt, khoảng cách các hố ga trung bình 15 30m.

44

Hệ thống hào kỹ thuật

- Bố trí dọc trên vỉa hè, kết cấu thân hào bằng BTCT gồm các đốt đúc sẵn dài 1,3m có cấu tạo cốt thép chờ để lắp ghép và đổ bê tông mối nối ƣớt tại hiện trƣờng.

- Kích thƣớc trong hào kỹ thuật:

 Đối với hào chính lên cầu cả 2 bờ Biên Hòa và Tân Vạn: BxH = 1,4x1,5m.

 Đối với hào nhánh nối vào hào chính: BxH = 1,0x1,0m.

- Kết cấu hố ga hào kỹ thuật bằng BTCT đổ tại chỗ. Các ga đƣợc bố trí với khoảng cách từ 70 100m phục vụ cho công tác đấu nối, lắp đặt cũng nhƣ duy tu bảo dƣỡng sau này.

Cây xanh, điện chiếu sáng, đèn tín hiệu: Thiết kế theo TCXDVN 259-2001;

TCXDVN 333-2005.

4.3 Địa điểm xây dựng: TP. Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai và huyện Dĩ An - tỉnh Bình Dƣơng.

4.4 Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở): Theo đề xuất dự án do Tổng Công ty Tƣ vấn Thiết kế Giao thông vận tải lập tháng 10 năm 2007 đƣợc Bộ GTVT thông qua theo thông báo cuộc họp số 449/TB-BGTVT ngày 3/10/2007.

4.5 Loại, cấp công trình:

+ Loại công trình: Công trình giao thông. + Cấp công trình :

 Cầu : cấp 2

 Tuyến và nút giao : cấp 1

4.6 Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư: Đƣợc tách thành tiểu dự án do nguồn vốn ngân sách thực hiện.

4.7 Tổng mức đầu tư của dự án : 1.255.181.780.000 đồng (đã bao gồm 111,83 tỷ đồng lãi vay trong thời gian xây dựng) ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó:

45

+ Chi phí quản lý dự án: 7.855,26 triệu đồng

+ Chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng: 26.509,48 triệu đồng + Chi phí khác (chƣa kể lãi vay): 31.621,01 triệu đồng + Chi phí dự phòng do khối lƣợng phát sinh (5%): 51.748,77 triệu đồng + Chi phí dự phòng do trƣợt giá: 168.457,54 triệu đồng.

4.8 Nguồn vốn đầu tư: Chủ đầu tƣ tự thu xếp, trong đó: + Vốn chủ sở hữu chiếm 30%;

+ Vốn vay Ngân hàng chiếm 70%.

4.9 Hình thức quản lý dự án: Tự thực hiện. Riêng phần giám sát thi công do đơn vị tƣ vấn độc lập thực hiện.

4.10 Thời gian thực hiện dự án: 24 tháng kể từ khi khởi công.

+ Thời gian xây dựng cầu Đồng Nai mới là 16 tháng, kể từ khi khởi công; + Thời gian xây dựng nút Tân Vạn là 16 tháng, kể từ khi khởi công;

46

Một phần của tài liệu phân tích, đánh giá thực trạng và kiến nghị một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại dự án đầu tư xây dựng cầu đồng nai mới và tuyến hai đầu cầu (Trang 47)