Về ngữ pháp

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế (Trang 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Về ngữ pháp

Các tác giả trong Việt ngữ học thƣờng phân loại các câu trong tiếng Việt theo mục đích phát ngôn với các loại câu sau: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu khẳng định và phủ định. Trong đó câu hỏi là một dạng câu có tần số sử dụng nhiều trong giao tiếp.

Câu hỏi thƣờng xuất hiện và thích hợp trong bối cảnh hội thoại khác nhau: giao lƣu bạn bè, hội thảo, hội họp, giao tiếp đám đông…Trong các cuộc phỏng vấn, câu hỏi là ''cầu nối'' giữa ngƣời đƣợc phỏng vấn và bạn xem đài. Điều này có nghĩa là thông qua hệ thống câu hỏi, ngƣời dẫn chƣơng trình yêu cầu ngƣời đƣợc phỏng vấn cung cấp thông tin cho đối tƣợng thứ ba đó là công chúng.

Có rất nhiều quan niệm về câu hỏi. Theo Cao Xuân Hạo thì câu hỏi là

“ câu có hành động ngôn trung yêu cầu một câu trả lời về một sự tình hoặc một phần của sự tình được tiền giả định là hiện thực”[17, 127]. Tác giả Hoàng Trọng Phiến cho rằng "Câu hỏi là một thể câu thuộc phạm trù phân chia câu theo thực tại hoá. Nếu như câu kể là thuộc phạm trù câu hiện thực, thì câu hỏi thuộc phạm trù khả năng, hoặc phi hiện thực'' [43, 274]. Theo đó ''nội dung câu hỏi đều làm nổi rõ một ''cái không rõ'' mà câu trả lời cần hướng đến''. Do đó, tiêu điểm tƣ duy của cả ngƣời hỏi và ngƣời trả lời đều tập trung vào ''cái không rõ'' ấy.

Nội dung ngữ nghĩa của câu hỏi đƣợc tạo thành hai nhân tố: 1. Sự có mặt của "cái không rõ".

2. Nguyện vọng, ý định của ngƣời hỏi.

Câu hỏi đƣợc phân chia thành các kiểu nhỏ. Tác giả Cao Xuân Hạo phân loại câu hỏi thành 6 kiểu: Câu hỏi chính danh, câu hỏi có giá trị cầu khiến, câu hỏi có giá trị khẳng định, câu hỏi có giá trị phủ định, câu hỏi có giá trị phỏng đoán hay ngờ vực, ngần ngại, câu hỏi có giá trị cảm thán. Tác giả Hoàng Trọng Phiến phân loại câu hỏi thành: Câu hỏi lựa chọn và câu hỏi không lựa chọn.

Từ hai cách phân loại của hai tác giả trên, chúng tôi đã phân loại các câu hỏi phỏng vấn dựa theo mục đích phát ngôn có quan hệ với câu trả lời. Có các loại câu hỏi sau:

1. Câu hỏi chính danh

2. Câu hỏi có giá trị cầu khiến

Vận dụng cách phân loại này, chúng tôi khảo sát hệ thống câu hỏi đƣợc sử dụng trong phỏng vấn truyền hình TT-Huế nhƣ sau:

1. Câu hỏi chính danh

Câu hỏi chính danh là "câu chỉ có giá trị ngôn trung là hỏi để yêu cầu một lời đáp, hỏi người khác hoặc hỏi chính mình để trả lời hoặc để tự giải đáp, gọi tắt là câu hỏi”. [17, 127]

Nhƣ vậy, câu hỏi chính danh là những câu hỏi có giá trị tại lời là hỏi và yêu cầu đƣợc trả lời. Câu hỏi chính danh không chỉ thể hiện cái ý muốn nhận đƣợc câu hồi đáp của SP1 mà còn chỉ ra những "cái không rõ" để SP2 có thể trả lời một cách đầy đủ và thoả đáng. Câu hỏi chính danh trong tiếng Việt có thể chia làm hai loại cơ bản: Câu hỏi lựa chọn và câu hỏi không lựa chọn.

a. Câu hỏi chính danh lựa chọn

Câu hỏi lựa chọn là kiểu câu hỏi trong đó có các khả năng lựa chọn hoặc cái này hoặc cái kia. Câu hỏi lựa chọn sẽ bao gồm hai tiểu loại sau:

a.1. Những câu đƣợc cấu tạo theo các khuôn hỏi kiểu có...không?; đã...chưa?

Những câu hỏi chính danh lựa chọn đƣợc cấu tạo theo khuôn hỏi

có...không? đã..chưa? thƣờng xuất hiện rất nhiều. Thành tố khẳng định (có/đã) thƣờng đứng trƣớc và thành tố phủ định thƣờng đứng sau (không/chưa) câu hỏi.

VD:

(48) Ờ, thưa bác sĩ, có nhiều người có ý kiến rằng con cái của mình mập mạp, ăn uống khoẻ mạnh, như vậy là không bao giờ bị suy dinh dưỡng. Bác sĩ đồng ý với cái ý kiến này của họ không ạ?

(49) Qua phóng sự vừa rồi thì chúng ta đã thấy đựơc một số hình ảnh,

đƣợc hỏi ông Văn Đình Thanh - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên

Huế. Trong thời gian vừa qua, bảo tàng đã tổ chức những hoạt động tuyên

truyền, giáo dục như thế nào và theo ông thì bảo tàng đã thực sự thu hút

được khách trong và ngoài nước chưa ạ?

( Toạ đàm: Di tích lịch sử-làm gì để phát huy giá trị, HVTV)

Các tài liệu nghiệp vụ giảng dạy về kỹ năng phỏng vấn thƣờng khuyên các nhà báo nên hạn chế sử dụng câu hỏi có tính chất lựa chọn theo kiểu có/không. Bởi vì "nếu câu hỏi quá hẹp, chỉ dừng lại cụm từ "có" hay "không" hoặc "có phải không" thì người hỏi chỉ nhận được những tiếng khô khốc "có" hoặc "không" mà thôi" [ 22, 96]. Các câu hỏi đƣợc cấu tạo theo khuôn câu hỏi lựa chọn có...không đƣợc xem là câu hỏi khép, ngƣời trả lời chỉ việc khẳng định hay phủ định. Hơn nữa " các câu hỏi khép lại không kích thích sự phát triển của các cuộc trao đổi, bởi vì chúng thông báo cho người đối thoại biết rằng người phỏng vấn chỉ quan tâm tới sự khẳng định hay phủ định thông tin...Ngoài ra, chúng không phải lúc nào cũng tiết kiệm thời gian vì kéo theo sau hàng loạt các câu hỏi bổ sung" [61, 120].

Theo tính chất của câu hỏi lựa chọn, nhƣ vậy thì với câu (48) SP2 sẽ trả lời là "có" hoặc "không" và câu (49) sẽ là "chƣa" hoặc "rồi". Tuy nhiên trong thực tế câu trả lời lại không nhƣ vậy mà vi phạm phƣơng châm về lƣợng (nhƣ đã nói ở chƣơng 2) và rất dài dòng. Ở câu (48), bác sĩ Vũ Thị Bắc Hà - Trƣởng khoa Dinh dƣỡng Bệnh viện TW Huế trả lời trong 2 phút 50 giây với 507 tiếng. Nội dung câu trả lời không chỉ thể hiện sự không đồng ý mà SP2 còn đƣa ra hàng loạt các tiêu chí để phân loại về suy dinh dƣỡng ở trẻ con. [ xem phụ lục, trang 13]. Ở Câu (49) ông Văn Đình Thanh- Giám đốc Bảo tàng lịch sử TTH trả lời gần 2 phút với 350 tiếng trong đó nội dung của vấn đề “ hệ thống trung bày của bảo tàng lịch sử cách mạng chƣa thực sự thu hút khách du lịch” đƣợc giải thích một cách cụ thể. [ xem phụ lục, trang 11,12]

Nhƣ vậy, trong số tất cả các câu có khuôn hỏi có...không?, đã...chưa?

thì hầu hết đều không trả lời theo hƣớng lựa một cách ngắn gọn. Thông thƣờng sau sự khẳng định hay phủ định, SP2 đều trả lời một loạt các thông tin liên quan đến sự khẳng định hoặc phủ định đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a.2. Câu hỏi lựa chọn với "hay/hay là"

“Hay” hoặc “hay là” là kết từ, biểu thị quan hệ lựa chọn giữa hai điều đƣợc nói đến: hoặc là điều này hoặc điều kia.

Ví dụ: - Anh đi học hay là đi chơi ? - Anh có đồng ý hay không ?

Ở hai ví dụ trên ngƣời trả lời có thể chọn hoặc phƣơng án này hoặc phƣơng án kia. Trong khi đó, các câu hỏi có kết từ “hay” ở các cuộc phỏng vấn truyền hình TTH lại không giống các trƣờng hợp trên và thƣờng gắn liền với câu hỏi “có...không”

VD: (50) Ờ, vậy thì thưa bác sĩ, răng cấy ghép so với răng tự nhiên của chúng ta thì nó có cái gì khác nhau và liệu rằng cái phương pháp Implant này, (ờ) các cái răng mà được cấy ghép theo Implant này nó có tồn tại vĩnh viễn hay không ạ?

(Chuyên đề: Sức khoẻ cho mọi ngƣời, TRT) Đây là câu hỏi gồm hai nội dung:

Nội dung 1: Hỏi về sự khác nhau giữa răng cấy ghép răng và răng tự nhiên Nội dung 2: Hỏi về sự tồn tại vĩnh viễn hay không vĩnh viễn của phƣơng pháp cấy ghép răng theo Implant.

Ở nội dung thứ (2), BS Lê Quý Thảo không trả lời ngắn gọn và dứt khoát về độ bền của phƣơng pháp cấy ghép răng theo Implant mà có sự thuyết minh cụ thể [ xem phụ lục, trang 15]

b. Câu hỏi không lựa chọn.

Câu hỏi không lựa chọn là những câu hỏi có chứa các từ hỏi nhƣ: ai, gì, nào, như thế nào...đƣợc đặt các vị trí thích hợp của câu. Các từ này đƣợc quy định thành các nhóm nhƣ sau:

1. Hỏi ngƣời (ở vị trí chủ ngữ hay bổ ngữ) có từ để hỏi ai

2. Hỏi vật hay hành động (ở vị trí chủ ngữ hay bổ ngữ) có các từ để hỏi nhƣ: Gì? Cái gì? Nào

3. Hỏi về phƣơng thức hành động, đặc trƣng, tính chất sự vật có các từ để hỏi nhƣ: Như thế nào? Ra sao? Nào?

4. Hỏi về nơi chốn có các từ để hỏi ở đâu? ở chỗ nào?

5. Hỏi về thời gian có các từ để hỏi: lúc nào? Bao giờ? Khi nào?

6. Hỏi về nguyên nhân có các từ để hỏi sao? tại sao? Vì sao?...

7. Hỏi về số lƣợng có các từ để hỏi bao nhiêu? mấy?...

Tƣơng ứng với các từ để hỏi thì thƣờng trong phỏng vấn truyền hình TT-Huế các từ để hỏi trên thƣờng xuất hiện ở các câu hỏi có kết cấu nhƣ sau:

1. Kiểu cấu trúc với từ để hỏi ai?

Kết cấu chung:

Ai+ nội dung đƣợc hỏi

Ai là đại từ dùng để hỏi về đối tƣợng nào để làm việc gì đó và thƣờng đứng đầu mệnh đề để hỏi.

Trong số 400 câu hỏi mà chúng tôi ghi lại đƣợc thì tần số câu hỏi xuất hiện đại từ ai rất ít.

VD: (51) Vậy thì vào cái lúc trái gió trở trời thì cái vết thương của bác có tái phát trở lại không và ai là người (ờ) luôn ở bên cạnh bác những cái lúc như vậy ạ? ( Văn hoá ứng xử, HVTV)

2. Kiểu cấu trúc với các từ để hỏi gì, nào

Kết cấu chung:

Trong câu hỏi phỏng vấn thì nào thƣờng đứng giữa câu hoặc cuối câu làm chức năng bổ ngữ. thƣờng đi kèm với động từ hoặc danh từ.

Nào luôn đi kèm với danh từ trƣớc nó hoặc sau nó là một mệnh đề.

Về phƣơng diện ngữ nghĩa thì là từ dùng để chỉ sự vật, sự việc, hiện tƣợng nào đó không rõ (thƣờng dùng để hỏi) và nào là từ dùng để hỏi về cái không biết cụ thể và cần xác định trong một tập hợp những câu cùng loại. Trong một số câu hỏi thì việc thay thế bằng nào và ngƣợc lại đều không làm cho ngữ nghĩa của câu thay đổi.

VD: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(52) Thƣa sơ Huỳnh Thị Lý, trở lực lớn nhất hiện nay đối với công tác phòng chống HIV/AIDS là và chúng ta cần phải làm gì để vượt qua trở lực đó?

( Toạ đàm: Cộng đồng với phòng chống HIV/AIDS, HVTV)

(53) Dạ thưa cô dựa vào tiêu chí nào để ta đánh giá ứng xử của một người nói chung và ứng xử của sinh viên ở trọ nói riêng. Nói cách khác là

làm thế nào để đánh giá một sinh viên có cách ứng xử đẹp hay là chưa đẹp?

(Văn hoá ứng xử, HVTV)

(54) Trong cái quá trình mà rất là dài đó, từ thời mà là một cán bộ Đoàn năng nỗ và sau này thì bảo vệ luận án Tiến sĩ từ rất sớm đó thì ông có một cái kỷ niệm là đáng nhớ, gắn bó với ngôi trường này không ạ ?

( Giao lƣu: Ngƣời thầy thuốc trên bục giảng, HVTV)

(55)Ờ, còn chị Tâm, chị suy nghĩ về vấn đề này?

( Văn hoá ứng xử, HVTV)

3. Kiểu câu hỏi với các từ như thế nào? Ra sao? Nào? Thì sao, làm thế nào, làm cách nào ?

Kết cấu chung:

Nội dung đƣợc hỏi + như thế nào/ra sao/làm cách nào

Các câu hỏi chứa các từ để hỏi trên thƣờng mang tính chất khái quát và là những câu hỏi vấn đề, câu hỏi ý kiến.

VD:

(56) Thưa ông Dũng, ông có suy nghĩ như thế nào về đội ngũ kiến trúc sư hiện nay ạ? ( Toạ đàm: Mùa xuân và kiến trúc đô thị Huế, TRT)

(57) Thưa anh, không chỉ là một bí thư đoàn năng nỗ mà anh còn là một thành viên quan trọng trong nhóm nghiên cứu thành công đề tài khoa học điều trị tán sỏi thận hệ tiết liệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể. Thưa anh Hùng, vậy thì làm cách nào để chúng ta có thể vừa làm tốt công tác Đoàn?

( Giao lƣu: Ngƣời thầy thuốc trên bục giảng, HVTV) Ở kiểu câu hỏi này, ngƣời dẫn chƣơng trình thƣờng hỏi về cách thức, tính chất của sự kiện, sự việc đang đƣợc nói tới. Đây là kiểu câu xuất hiện khá nhiều trong hầu hết các cuộc phỏng vấn, trung bình là chiếm đến 70% số lƣợng câu hỏi của một cuộc hội thoại. Trong đó có những cuộc thoại chỉ có thời lƣợng 10-12 thì đã có 4/5 câu hỏi thuộc kiểu cấu trúc này.

4. Kiểu câu hỏi về nguyên nhân, tìm hiểu nguyên nhân của sự việc với các từ hỏi sao/vì sao/tại sao

Kết cấu chung:

Tại sao/ vì sao + nội dung đƣợc hỏi

Câu hỏi với các từ để hỏi nhƣ sao, vì sao...thƣờng hỏi về nguyên nhân của sự việc hiện tƣợng mà ngƣời nói chƣa biết. Đây là những câu hỏi về vấn đề.

VD:

(58) Thưa ông Nguyễn Ngọc Thiện, tại sao Việt Nam phải gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO?

( Toạ đàm: Doanh nghiệp TTH trƣớc thềm hội nhập WTO, HVTV)

(59) Vâng, có lẽ là tôi hơi tò mò, nhưng chị có thể cho biết là tại sao

chị lại chọn đề tài này làm luận án tiến sĩ của mình?

Đối với những câu hỏi thuộc kiểu này thì SP1 thƣờng rất ít khi đi thẳng vào việc hỏi trực tiếp “tại sao” nhƣ trƣờng hợp câu (58) mà thƣờng là có hành vi đề nghị “ xin cho biết tại sao” hoặc “ có thể cho biết tại sao” nhƣ trƣờng hợp câu (60)

(60) Thưa ông Phan Thế Kháng, qua những hình ảnh của chúng ta vừa xem thì xinông cho biết định hướng vì sao mà ngành du lịch đã quyết định đầu tư phát triển khu vực Chín Hầm thành tuyến tham quan du lịch sinh thái ạ ?

( Toạ đàm: Di tích lịch sử-làm gì để phát huy giá trị, HVTV) Hành vi cầu khiến “ Xin cho biết” chỉ xảy ra đối với những nhân vật đối thoại thuộc nhóm quản lý khi họ là đối tƣợng nắm bắt và giải quyết tình hình những vấn đề của xã hội, tức là những ngƣời có vị thế giao tiếp cao hơn so với SP1. Còn đối với những SP2 là những ngƣời thuộc nhóm quần chúng thì SP1 lại có hành vi hỏi “tại sao” mang tính chất đề nghị.

(61) Có thể nói rằng là qua các đoạn phóng sự vừa xem thì quý vị khán giả cũng đã có thể hình dung được cái niềm say mê văn hóa Tà ôi của chị. Vậy thì chị có thể cho biếtvì sao chị lại có niềm đam mê như vậy? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo chúng tôi để vừa giảm tính chất đề nghị vừa tăng tính ngắn gọn, trực tiếp của ngôn ngữ báo chí thì SP1 nên bỏ cụm từ thừa mang tính áp đặt “có thể cho biết”. Ở ví dụ trên nên sửa thành:

- Có thể nói rằng là qua các đoạn phóng sự vừa xem thì quí vị khán giả cũng đã có thể hình dung được cái niềm say mê văn hóa Tà ôi của chị. Vậy thì tại sao chị lại có niềm đam mê như vậy?

5. Câu hỏi với từ để hỏi về số lƣợng Bao nhiêu, mấy

Kết cấu chung:

Nội dung đƣợc hỏi+ bao nhiêu/ mấy

VD:

(62) Trong lớp học của cô thì có bao nhiêu em học sinh được tham gia học tập ở những cái lớp học ban ngày

(Giao lƣu: Vì trái tim cho cuộc sống, HVTV)

(63) Từ khi sáng tạo ra được ba loại máy này, ông đã bán ra thị trường được bao nhiêu máy, và khách hàng chủ yếu của ông là những ai, họ đánh giá như thế nào về máy này?

(Toạ đàm: Sáng tạo khoa học đồng hành với cuộc sống, HVTV)

(64) Bà mẹ mang thai thì cần đi khám mấy lần và vào thời điểm nào

thưa bác sĩ? ( Chuyên đề: Sức khoẻ cho mọi ngƣời, TRT)

(65)Thưa quý vị và các bạn, đến với chương trình giao lưu ngày hôm nay thì, à, chúng tôi cũng có mời đến trường quay em Võ Thị Mộng. (à) Xin chào em. Em có thể cho khán giả đƣợc biết là năm nay em bao nhiêu tuổi, em đang học lớp mấy và cái công việc của em, công việc học tập ở lớp của em như thế nào ?

(Giao lƣu: Vì trái tim cho cuộc sống, HVTV)

Mấy là từ hỏi về số lƣợng nào đó không rõ, nhƣng nghĩ là không nhiều, chỉ nằm trong khoảng dƣới 10 trở xuống. Bao nhiêu đƣợc dùng hỏi cho số lƣợng lớn hơn.

Tần số xuất hiện câu hỏi có các từ để hỏi về số lƣợng xuất hiện không nhiều (chỉ chiếm 1,3%)

a.1.5. Câu hỏi với từ để hỏi về thời gian: Bao giờ, lúc nào, khi nào

Kết cấu chung:

Bao giờ/lúc nào/khi nào+ nội dung đƣợc hỏi

Bao giờ là từ để hỏi về thời gian, luôn gắn với một thời điểm mốc và một thời điểm cách mốc một khoảng nào đó, ngƣợc hay xuôi dòng chảy

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế (Trang 85)