6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Các yếu tố cấu trúc của hội thoại
1.2.2.1. Lượt lời
Ngƣời ta ví cấu trúc của một cuộc thoại nhƣ một cuộc nhảy múa, ở đó mỗi ngƣời tham gia hội thoại phải phối hợp động tác một cách nhịp nhàng. Bởi vì trong cuộc thoại, mỗi lần có một ngƣời nói rồi đến lƣợt một ngƣời khác nói. Đó là sự luân phiên hồi-đáp. Chính sự luân phiên này đã tạo nên các lƣợt lời liên kết với nhau và tạo ra sự liên kết hội thoại.
Lượt lời là đơn vị cơ bản nhất của hội thoại. Mỗi lƣợt lời đƣợc xây dựng trên cơ sở những lƣợt lời trƣớc đó. Lƣợt lời là một hình thức hoạt động xã hội, nó bị chi phối bởi một hệ thống những quy ƣớc đối với việc giành lời, giữ lời và nhƣờng lời. Hệ thống này rất cần thiết ở những thời điểm có khả năng chuyển lời cho ngƣời khác. Đó chính là cơ chế của sự luân phiên lƣợt lời- trao lời. Trao lời là sự chuyển lời tự nhiên, có ý thức chủ động của ngƣời đang giữ lƣợt lời. Bất cứ một thời điểm nào có thể chuyển lời cho ngƣời khác đƣợc gọi là chuyển lời thích hợp. Sự chuyển lời nhịp nhàng sẽ tạo nên hiệu quả giao tiếp của cuộc thoại.
Trái với trao lời là tranh lời, còn gọi là ngắt lời. Đây là những hành vi nói “xen ngang” vào lời ngƣời khác, hoặc vì tƣởng nhầm là họ đã nói xong hoặc vì một phản ứng tức thời tích cực hay tiêu cực... Lối “xen ngang”, “dẫm
đạp” lời nói liên quan tới văn hoá, tập tục và những quy ƣớc của từng dân tộc, từng xã hội. Chúng phản ánh những quan hệ tôn ti, những cƣơng vị nào đó.
1.2.2.2. Cặp thoại.
Trong hội thoại có sự tƣơng tác giữa những ngƣời tham gia hội thoại. Tƣơng tác là tác động qua lại đối với hành động của nhau giữa những ngƣời tham gia hội thoại. Có tƣơng tác bằng lời và tƣơng tác không bằng lời. Trong tƣơng tác bằng lời, mỗi phát ngôn đều có quan hệ trực tiếp với những phát ngôn đi trƣớc nó và định hƣớng cho những phát ngôn đi sau nó. Các phát ngôn không đứng biệt lập mà phát ngôn này kéo theo phát ngôn kia. Trong một cặp thoại, lƣợt lời thứ nhất có chức năng định hƣớng cho lƣợt lời thứ hai. Khi nói một điều, ngƣời ta dự đoán, chờ đợi một điều khác sẽ xảy ra; khi thực hiện một hành động ngôn từ, ngƣời ta chờ đợi một hành động ngôn từ đáp ứng; sau một nội dung mệnh đề ngƣời ta chờ đợi một nội dung mệnh đề. Thƣờng thì có các cặp thoại tƣơng ứng nhƣ sau: hỏi-trả lời, chào- chào, trao-nhận, xin lỗi-chấp nhận lời xin lỗi, đề nghị-đáp ứng. Nhƣ vậy cặp thoại là hai phát ngôn có quan hệ trực tiếp với nhau. Trong phỏng vấn truyền hình có các cặp thoại sau đây: Chào-Chào, Hỏi-Trả lời.