Các nhân tố của cuộc phỏng vấn trên truyền hìn hở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế (Trang 34)

6. Kết cấu của luận văn

2.1. Các nhân tố của cuộc phỏng vấn trên truyền hìn hở Thừa Thiên Huế

2.1.1. Ngƣời phát, ngƣời nhận

Nhân vật tham gia cuộc phỏng vấn gồm ngƣời phát (ngƣời phỏng vấn) và ngƣời nhận (bao gồm ngƣời đƣợc phỏng vấn và ngƣời xem đài). Cuộc trao đổi giữa ngƣời phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn nhằm mục đích cung cấp thông tin cho đối tƣợng thứ ba, đó là công chúng.

a. Người phát là người dẫn chương trình của đài (SP1)

Những ngƣời mà chúng tôi gọi là SP1 (Speaker) là các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, dẫn chƣơng trình trên đài truyền hình. Họ thƣờng có khuôn mặt ƣa nhìn, có ngoại hình đẹp (đối với nữ), có giọng nói tốt và khả năng dẫn chƣơng trình hấp dẫn. Khán thính giả Thừa Thiên Huế quá quen thuộc với những SP1 trong các chƣơng trình toạ đàm, giao lƣu, phỏng vấn nhƣ: Tôn Nữ Phong, Hải Lý, Phƣơng Huệ, Phƣơng Nam (TRT), Thanh Hoa, Thu Cúc, Lê Hƣơng, Vân Giang (HVTV)

Ở hai đài HVTV và TRT ngƣời dẫn chƣơng trình là nữ nhiều hơn nam. Ở một số chƣơng trình thuộc lĩnh vực văn hoá, ngƣời dẫn chƣơng trình chủ yếu là nữ. Giọng Huế mà do ngƣời nữ nói ra thƣờng là nhẹ nhàng, mềm mại và dễ nghe, điều này gia tăng sự truyền cảm của chƣơng trình truyền hình đối với ngƣời xem.

Có một sự khác nhau về SP1 ở hai đài đóng trên địa bàn tỉnh TTH. Nếu nhƣ SP1 của đài TRT chủ yếu nói giọng Huế thì ở đài HVTV có SP1 nói giọng Huế gốc, có SP1 nói giọng Huế lai và có SP1 nói giọng Bắc. Sự khác biệt này có lý do của nó. Đài TRT là đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh,

phạm vi phủ sóng và đối tƣợng phục vụ chỉ trong tỉnh Thừa Thiên Huế cho nên ngƣời Huế nghe giọng Huế là lẽ thƣờng. Trong khi đó đài HVTV là Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, phạm vi phản ánh ở ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và TTH, một số chƣơng trình còn đƣợc chuyển ra đài VTV để phát cho công chúng toàn quốc xem, cho nên đội ngũ những ngƣời dẫn chƣơng trình (DCT) của đài vừa có ngƣời nói giọng Huế, vừa có ngƣời nói giọng Bắc. Thực tế, mặc dù giọng Huế có đặc trƣng riêng và có cái hay của phƣơng ngữ nhƣng chƣa hẳn ngƣời xem là ngƣời miền Bắc đã cảm nhận đƣợc điều đó, thậm chí có ngƣời cho rằng “khó nghe”. Điều này dẫn đến hiệu quả thông tin của chƣơng trình sẽ kém đi.

b. Người được phỏng vấn (SP2)

Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn trên hai đài HVTV & TRT rất đa dạng. Họ bao gồm những ngƣời có vị thế xã hội (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc), trình độ (PGS, TS, Ths...), tuổi tác khác nhau. Chúng tôi phân loại những đối tƣợng trên thành ba nhóm đối tƣợng sau đây:

b.1 Nhóm ngƣời lãnh đạo, quản lý, tổ chức (gọi chung là nhóm quản lý)

Xét về vị thế, họ là những ngƣời có chức vụ, thẩm quyền trong xã hội. Đó là những ngƣời lãnh đạo của tỉnh, thành phố, những ngƣời đứng đầu các cơ quan đơn vị và tổ chức, chịu trách nhiệm chính về một lĩnh vực công việc…

Thực chất công việc của ngƣời lãnh đạo quản lý là “ngƣời cầm cân nảy mực”, trực tiếp đề ra những chủ trƣơng chính sách, lập kế hoạch, giải pháp cho các vấn đề lớn có ý nghĩa và tác động đến nhiều ngƣời. Hoặc cũng có thể họ là ngƣời đại diện cho một cơ quan đơn vị, tổ chức thực hiện và điều hành công việc. Những ngƣời này do điều kiện công tác, chức năng hoạt động đòi hỏi họ phải luôn có một cái nhìn toàn diện để bao quát thực trạng và xu hƣớng vận động phát triển của cơ quan đơn vị mình chuyên trách.

Từ những đặc điểm đó, những ngƣời quản lý, lãnh đạo trở thành đầu mối của những thông tin quan trọng. Họ là nguồn thông tin tin cậy mà SP1 cần phải khai thác.

b.2. Nhóm chuyên gia.

Đó là những ngƣời có kiến thức tƣơng đối đầy đủ và sâu sắc về một lĩnh vực chuyên ngành nào đó. Họ là ngƣời hoạt động chuyên môn, cả cuộc đời theo đuổi, tìm hiểu, nghiên cứu một lĩnh vực nhất định. Óc tìm tòi sáng tạo, sự thông minh, cần cù, sở thích hay năng kiếu bẩm sinh…là những con đƣờng dẫn tới sự nghiệp của họ.

Trong xã hội, vị thế của những ngƣời thuộc nhóm chuyên gia không xếp theo cấp bậc hành chính (trƣởng, phó…) nhƣ nhóm quản lý, mà họ đƣợc sắp xếp theo học hàm, học vị (GS, PGS, TS…) và có thể đƣợc gọi tên theo ngành nghề nhƣ: nhà báo, bác sĩ, kiến trúc sƣ…

Công việc của nhóm chuyên gia là nghiên cứu tìm tòi và phát hiện những cái mới, đƣa ra những kết luận có ý nghĩa khoa học, hoặc nhận định, đánh giá về một xu hƣớng, một trào lƣu hay một vấn đề nào đó trong xã hội. Khả năng nhìn nhận vấn đề, xem xét vấn đề trong mối quan hệ biện chứng của những ngƣời này đã giúp họ đƣa ra những kết luận, những thông tin có cơ sở khoa học và mang tính dự báo tƣơng lai. Vì vậy, đối tƣợng đƣợc mời phỏng vấn thƣờng là những ngƣời có một thành công nào đó trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Họ có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó thuộc dạng kiến thức lý thuyết hoặc thực hành.

b.3 Nhóm quần chúng

Chúng tôi xếp những đối tƣợng này không thuộc hai nhóm trên. Họ là ngƣời bình thƣờng đƣợc mời tham gia trong các chƣơng trình nhƣ Văn hoá ứng xử, Tạp chí gia đình,... bao gồm học sinh, sinh viên, giáo viên, ngƣời buôn bán...

Đóng góp của họ đối với các chƣơng trình là đƣa ra những ý kiến, nhận định cá nhân đối với một số vấn đề đƣợc đề cập trong cuộc phỏng vấn.

c. Công chúng của cuộc phỏng vấn

Do phạm vi phủ sóng của đài TRT và HVTV, công chúng chủ yếu là nhân dân tỉnh TTH. Thông qua cuộc điều tra xã hội học về vấn đề chọn giọng trên đài và phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy đối tƣợng của các cuộc phỏng vấn trên cả hai đài chủ yếu là những cán bộ, sinh viên, giáo viên. Những đối tƣợng này xem các cuộc phỏng vấn cũng không thƣờng xuyên, bởi những lý do nhƣ: Các cuộc phỏng vấn trên đài ít tính hấp dẫn, giờ phát sóng không thuận lợi cho ngƣời xem, ít có chƣơng trình nào chuyên về phỏng vấn mang tính định kỳ. Qua theo dõi 50 cuộc phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy chỉ có mục "Khách mời trong tuần" của đài TRT là phát sóng định kỳ vào tối chủ nhật hàng tuần và đƣợc công chúng xem nhiều nhất bởi vì nó nằm trong chƣơng trình thời sự của địa phƣơng. Còn lại là thƣờng vào các ngày lễ hoặc những dịp có xuất hiện sự kiện có ý nghĩa, có tầm quan trọng đối với địa phƣơng, đất nƣớc thì các đài mới thực hiện một số chƣơng trình giao lƣu, toạ đàm ví dụ nhƣ: Gặp gỡ và giao lưu các nhà báo thời nay; Người thầy thuốc trên bục giảng (nhân ngày 20/11); Doanh nghiệp TTH trước thềm hội nhập WTO, Mùa xuân bàn về kinh tế dịch vụ... Các chƣơng trình này không đƣợc phát trực tiếp nên đối tƣợng công chúng xem cũng không nhiều.

Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi không bàn sâu về đối tƣợng này, mà chỉ xem công chúng là đối tƣợng chính của việc tiếp nhận thông tin từ các cuộc phỏng vấn.

2.1.2. Thoại trƣờng của cuộc phỏng vấn trên TH ở TTH

- Thoại trƣờng bao gồm thời gian và không gian, chúng tôi gọi chung là bối cảnh của cuộc phỏng vấn.

Thời gian của cuộc phỏng vấn diễn ra đa dạng. Mục “ Khách mời trong tuần” của đài TRT có thời lƣợng 15 phút, trong khi đó các chƣơng trình khác nhƣ: Văn hoá ứng xử (HVTV) , Tạp chí gia đình (HVTV), Chuyên đề sức khoẻ cho mọi người (TRT)... có thời lƣợng trung bình là 30 phút. Đối với những chƣơng trình toạ đàm, giao lƣu với những chủ đề lớn , có ý nghĩa xã hội nhƣ: ''Doanh nghiệp TTH trƣớc thềm hội nhập WTO'', ''Vì trái tim cho cuộc sống'', ''Di tích lịch sử-làm gì để phát huy giá trị'', ''Cộng đồng với phòng chống HIV/AIDS'' (HVTV),... ''Mùa xuân và kiến trúc đô thị Huế'', ''Ngày xuân bàn về kinh tế dịch vụ'' (TRT)...có thời lƣợng từ 30-60 phút, trong đó thời lƣợng trung bình của các cuộc phỏng vấn trên đài HVTV có xu hƣớng nhiều hơn, trung bình khoảng 45 phút.

Các cuộc phỏng vấn có thời lƣợng từ 10-15 phút nhƣ mụcKhách mời trong tuần” (TRT) thƣờng đƣợc thực hiện tại cơ quan làm việc của những ngƣời đƣợc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn có thời lƣợng dài hơn: từ 30- 45 phút hoặc hơn luôn đƣợc tổ chức tại trƣờng quay. Ở đó công chúng có thể nhìn thấy đƣợc cách bày trí bàn ghế, phông chữ, màn hình.

2.2. HỘI THOẠI TRONG PHỎNG VẤN TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở THỪA THIÊN - HUẾ THỪA THIÊN - HUẾ

Phỏng vấn là một cuộc thoại. Nó là một cuộc trao đổi thông tin. Lý thuyết phỏng vấn gắn liền với lý thuyết về hội thoại. Đó là những vấn đề về cấu trúc, cặp thoại, về mối quan hệ giữa những ngƣời tham gia cuộc thoại, những yếu tố kèm lời và phi lời...Chúng tôi sẽ lần lƣợt bàn sâu về đặc điểm của các yếu tố trên ở đài truyền hình TTH.

2.2.1. Cấu trúc khái quát của một cuộc phỏng vấn trên TH

Cấu trúc của cuộc phỏng vấn trên truyền hình TTH gồm ba phần: mở thoại, thân thoại và kết thoại.

a. Mở thoại:

Mở thoại của một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình TTH thƣờng bao gồm các phần: Chào hỏi, nêu lý do hoặc đặt vấn đề cho cuộc phỏng vấn, giới thiệu khách mời tham gia chƣơng trình.

VD: (1) Thưa quý vị và các bạn, trong gia đình, mẹ và con, nhất là con gái luôn có một sự gắn bó thân thiết đặc biệt. Và trong chương trình “Văn hóa ứng xử” hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau đến với một chủ đề, đó là ứng xử giữa mẹ và con gái. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu khách mời tham gia chương trình của chúng tôi hôm nay gồm có: Thạc sĩ Trương Thanh Thúy - Giảng viên khoa Tâm lý giáo dục trường ĐHSP Huế, chị Lê Thị Hoài Nam - Giảng viên khoa Tiểu học trường ĐHSP Huế, chị Nguyễn Thị Minh Minh - Giảng viên trường Đại học Nông Lâm Huế. Chương trình còn có sự tham gia của các em, em Ngô Hoàng Diệu Phương và em Tô Diệu Liên. Xin cảm ơn các vị và các em đã đến tham gia chương trình..

( Văn hoá ứng xử, HVTV) Thông thƣờng, nội dung, đề tài của cuộc phỏng vấn đƣợc SP1 giới thiệu ngay ở phần mở thoại. Việc giới thiệu đối tƣợng khách mời ở phần này không chỉ là sự thiết lập mối quan hệ giữa SP1 và SP2 mà còn mở hƣớng cho cuộc trò chuyện ở phần thân thoại.

VD: (2) Thưa quý vị và các bạn, Thừa Thiên Huế tự hào là một vùng đất có quá trình hình thành và phát triển đô thị khá sớm trong lịch sử 700 năm của vùng đất của xứ Thuận Hoá-TTH, nhiều đô thị đã lần lượt xuất hiện trong đó đô thị Huế giữ vai trò quan trọng. 700 năm đô thị gắn liền với những chặng đường khác nhau. Từ các chúa Nguyễn chọn Thuận Hoá làm vương phủ của mình đến nhà Tây Sơn lấy lại thành Phú Xuân làm kinh đô cả nước trong 13 năm và các vua Nguyễn đã xây dựng, kiến thiết kinh đô Huế ngót cả 100 năm. Đến bây giờ Huế là thành phố trung tâm của tỉnh vừa là một trong các trung tâm văn hoá của cả nước. Đã có rất nhiều công trình

nghiên cứu về kiến trúc đô thị Huế xuất phát từ lòng yêu Huế, yêu vẻ đẹp quyến rũ thơ mông của Huế xưa và nay. Và hiện nay trong những ngày đầu xuân mới này, Đài Phát thanh-Truyền hình TTH tổ chức một cuộc toạ đàm để hiểu hơn về một Huế xưa qua những công trình kiến trúc cổ, một Huế nay trong sự phát triển và góp một tiếng nói đi lên trong sự phát triển của Huế, gắn liền với việc bảo tồn và phát huy những giá trị kiến trúc vốn có của nó, nhất là khi Huế được thủ tướng phê duyệt là đô thị loại 1.

Đến dự với cuộc toạ đàm đầu năm mới này, xin trân trọng giới thiệu KTS Phùng Phu-Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, KTS Nguyễn Minh Dũng-Phó Giám đốc sở Xây dựng, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TTH và một gương mặt KTS trẻ-anh Nguyễn Xuân Minh-Trưởng văn phòng thiết kế Nhà Xanh của Công ty Cổ phần thiết kế Tổng hợp TTH. Xin cảm ơn quý vị khách mời đã nhận lời của Đài PT-TH TTH đến dự cuộc toạ đàm ngày hôm nay.

( Toạ đàm: Mùa xuân và kiến trúc đô thị Huế, TRT) Đối với các chƣơng trình giao lƣu, toạ đàm thì phần mở thoại thƣờng là dài. Ở ví dụ (2), lời mở đầu bao gồm 373 tiếng. Tuy nhiên, đối với những cuộc phỏng vấn có thời lƣợng 10-15 phút thì lời mở đầu cũng hết sức ngắn gọn.

VD:(3) Mục khách mời tuần này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Mậu Chi (phóng viên nhìn về phía khách mời)-Tổng Giám đốc công ty bia Huế, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế về hoạt động của doanh nhân Thừa Thiên Huế. (Khách mời trong tuần, TRT)

So với tổng thời gian của một quá trình giao tiếp hội thoại phỏng vấn, thời gian dành cho phần mở thoại không nhiều nhƣng nó là một bƣớc hết sức cần thiết, góp phần tạo hiệu quả cho cuộc giao tiếp ngôn từ tiếp theo.

b. Thân thoại: là phần trao đổi và tiếp nhận thông tin chính, gắn với mục đích của cuộc giao tiếp đƣợc xác định. Ngƣời xem sẽ hiểu rõ đƣợc nội dung của cuộc phỏng vấn ở phần này.

Thân thoại đƣợc cấu tạo bởi sự liên kết giữa các lƣợt lời hỏi và trả lời xen kẻ. Số lƣợng lƣợt lời trung bình của một cuộc phỏng vấn trên cả hai đài nhƣ sau:

+ Chƣơng trình: “Văn hoá ứng xử”, “Tạp chí gia đình”…, với thời lƣợng trung bình là 25-30 phút thì có 29 lƣợt lời.

+ Chƣơng trình toạ đàm, giao lƣu với thời lƣợng 30-40 phút có 25

lƣợt lời.

+ Chƣơng trình toạ đàm, giao lƣu với thời lƣợng 45-47 phút có 32

lƣợt lời

+ Chƣơng trình giao lƣu, toạ đàm với thời lƣợng 50-60 phút có 44

lƣợt lời.

+ Mục “Khách mời trong tuần” với thời lƣợng 6-15 phút có 10 lƣợt lời. + Chuyên đề “Sức khoẻ cho mọi ngƣời” với thời lƣợng 8-12 phút có 14

lƣợt lời.

Trong quá trình nghe và đo thời gian bằng máy, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn gặp chƣơng trình có thời lƣợng dài nhƣng lại ít lƣợt lời. So sánh chƣơng trình toạ đàm “ Luật cƣ trú” ở đài TRT có thời lƣợng 25 phút với cuộc phỏng vấn anh Lê Tấn Thành về vụ sập cầu Cần Thơ ở chƣơng trình “Người đương thời” trên VTV1 cũng có thời lƣợng tƣơng đƣơng thì có kết quả nhƣ sau:

Bảng 1: So sánh 2 cuộc phỏng vấn trên đài TRT và VTV1 Chƣơng trình toạ đàm

“Luật cƣ trú”

Chƣơng trình “ Ngƣời đƣơng thời”

Số lƣợng lƣợt lời 15 97 Thời gian của phát

ngôn hỏi (phút, giây)

15’’-59’’ 3’’-10’’

Thời gian của phát ngôn trả lời (phút, giây)

Trên đây là thời lƣợng tối thiểu và tối đa của mỗi phát ngôn hỏi và trả lời. Sau đây là thời gian cụ thể của 15 lƣợt lời ở cuộc toạ đàm “ Luật cƣ trú” mà chúng tôi đo đƣợc(*):

Lƣợt lời (1) Lời dẫn mở đầu cuộc thoại: 1 phút 11 giây (1’:11’’) Ghi nhanh: Các hình ảnh liên quan đến chủ đề cuộc thoại: 2’:00’’ Lƣợt lời (2) Ngƣời DCT hỏi: 00’:20’’

(3) Thƣợng tá Phan Xuân Hảo trả lời 20’:06’’ (4) Ngƣời DCT hỏi: 00’:08’’ (5)Thƣợng tá Phan Xuân Hảo trả lời 01’:55’’ (6) Ngƣời DCT hỏi: 00’:15’ (7) Thƣợng tá Phạm Văn Đức trả lời 03’:31’’ (8) Lời dẫn của ngƣời DCT 00’:20’’ Ghi nhanh: Các hình ảnh liên quan đến chủ đề cuộc thoại: 2’:00’’

(9) Ngƣời DCT hỏi: 00’:23’’ (10) Trung tá Trần Văn Thành trả lời 04’:01’’ (11) Ngƣời DCT hỏi: 00’:24’’ (12) Thƣợng tá Phạm Văn Đức trả lời 03’:32’’ (13) Ngƣời DCT hỏi: 00’:12’’ (14) Thƣợng tá Phan Xuân Hảo trả lời 02’:09’’ (15) Ngƣời DCT tổng kết cuộc thoại 01’:19’’

Căn cứ vào bảng 1 và phần thống kê thời gian ở trên, chúng tôi nhận thấy: câu hỏi và câu trả lời của cuộc phỏng vấn trên đài TRT chiếm nhiều thời gian. Điều này là do nội dung của mỗi phát ngôn dài, đặc biệt là phát ngôn trả lời. Hệ quả là số lƣợng lƣợt lời ít, cho nên lƣợng thông tin mà công

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)