Khái niệm hội thoại

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế (Trang 26)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Khái niệm hội thoại

Hội thoại là hoạt động cơ bản, thƣờng xuyên của sự hành chức ngôn ngữ. Mỗi cuộc hội thoại diễn ra khi có ít nhất hai ngƣời nói chuyện. Trong giao tiếp hội thoại luôn có sự hồi đáp giữa người nói và người nghe. Đó là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa hai bên với sự luân phiên lượt lời. Khi giao tiếp hai chiều, bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai trò của hai bên thay đổi: bên nghe lại trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe. Đó là hội thoại. Trong cuộc giao tiếp thì chẳng những ngƣời nói và ngƣời nghe tác động lẫn nhau mà lời nói của từng ngƣời cũng có giá trị tƣơng tác. Mỗi cuộc thoại đều diễn ra vào thời gian, địa điểm và bối cảnh nhất định với đích giao tiếp cụ thể. Nhân tố ngữ cảnh có vai trò to lớn trong việc tạo lập và lĩnh hội các phát ngôn trong hội thoại. Hội thoại có thể chỉ gồm hai bên- đó là song thoại, cũng có thể là ba hoặc nhiều bên-đó là tam thoại hoặc đa thoại. Trong số các loại hội thoại nói trên thì song thoại là quan trọng nhất và phổ biến nhất.

Mỗi cuộc thoại bao giờ cũng có bắt đầu và kết thúc, chúng làm nên ranh giới của một cuộc thoại. Mỗi cuộc thoại có thể chứa đựng nhiều chủ đề, mỗi chủ đề lại có nhiều vi đề. Tập hợp các lƣợt lời trao đổi về một vi đề làm thành một đoạn thoại.

Bất cứ một cuộc hội thoại nào cũng có tính mục đích. Ở đó, mỗi cá nhân còn có thể tìm thấy những mục đích riêng. Khi nhà báo phỏng vấn một nhân vật nào đó thì mục đích của nhà báo là tìm kiếm và chuyển tải thông tin đến cho công chúng, còn nhân vật đƣợc hỏi thì lại phải tìm cách trả lời những thông tin cần thiết từ nội dung câu hỏi của nhà báo. Trong mỗi cuộc hội thoại nhƣ thế, ngƣời ta có thể trao đổi hết vấn đề này sang vấn đề khác nhƣng về hình thức thì bao giờ cũng có bắt đầu và kết thúc. Bắt đầu đƣợc gọi là mở thoại, luôn luôn do một bên chủ động và lúc kết thúc gọi là kết

thoại, giữa hai phần này là phần trung tâm, diễn biến của cuộc thoại và đƣợc gọi thân thoại.

Nhƣ vậy, cấu trúc khái quát của một cuộc thoại sẽ là: Mở thoại-

Thân thoại- Kết thoại. Đây cũng là cơ sở cho việc nghiên cứu cấu trúc hội

thoại trong phỏng vấn truyền hình.

Trong hội thoại thì tình huống giao tiếp, vị thế, thể diện của các bên tham gia hội thoại và tính lịch sự có tầm quan trọng đặc biệt. Dƣới đây chúng tôi sẽ đề cập một số khái niệm có liên quan trực tiếp đến hội thoại trên truyền hình.

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)