Những quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế (Trang 28)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Những quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp

Hoạt động giao tiếp bao gồm các nhân tố: nhân vật giao tiếp, thực tế đƣợc nói tới, hoàn cảnh giao tiếp, hệ thống tín hiệu ngôn ngữ đƣợc sử dụng làm công cụ. Trong giao tiếp, không phải nhân vật giao tiếp muốn nói gì thì nói. Ở phỏng vấn truyền hình, nhân vật giao tiếp nói gì, nhƣ thế nào là tuỳ thuộc vào quan hệ xã hội của họ. Mỗi tƣơng tác ngôn ngữ nhất thiết là một tƣơng tác xã hội.

Để ý thức đƣợc cái sẽ nói trong giao tiếp, chúng ta phải tính đến những nhân tố có liên quan đến khoảng cách xã hội và mức gắn bó giữa những vai giao tiếp. Căn cứ vào những nhân tố liên quan đến khoảng cách xã hội và mức độ gắn bó giữa những nhân vật giao tiếp, ngƣời ta khái quát

thành hai quan hệ giao tiếp: quan hệ dọc (hay còn gọi là quan hệ vị thế) và quan hệ ngang (hay còn gọi là quan hệ thân-sơ).

a. Quan hệ dọc là quan hệ tôn ti xã hội, tạo thành các vị thế trên dƣới xếp thành các tầng bậc trên một trục dọc. Vì vậy quan hệ này đƣợc đặc trƣng bằng yếu tố quyền lực.

Các nhà ngôn ngữ học đã dùng thuật ngữ vai giao tiếp để biểu hiện vị thế xã hội của nhân vật hội thoại. Vị thế đó dựa vào những giá trị xã hội liên quan đến tuổi tác, giới tính và cƣơng vị xã hội. Có thể nói vai giao tiếp là cơ sở mà các nhân vật hội thoại dựa vào để tổ chức và biểu hiện vị thế xã hội của mình trong giao tiếp. Khi vị thế xã hội không bình đẳng thì ngƣời nào ở bậc trên, ngƣời nào ở bậc dƣới cũng xác định một cách rõ ràng.Vị thế xã hội có thể phụ thuộc vào giới tính và tuổi tác. Căn cứ vào tuổi tác thì những ngƣời nhiều tuổi hơn ở bậc trên những ngƣời ít tuổi hơn. Các cặp xƣng hô trong tiếng Việt nhƣ: ông-cháu, chú-cháu, anh-em, chị-em, bác-tôi…phản ánh sự khác biệt về tuổi tác của các nhân vật giao tiếp. Ngoài ra, để đánh dấu khoảng cách xã hội, ngƣời ta còn dùng hình thức hô gọi gồm cả chức vụ lẫn họ tên.

Trong trƣờng hợp vị thế xã hội bình đẳng thì họ có ý xƣng hô khiêm tốn hơn.

Có rất nhiều dấu hiệu thể hiện quan hệ vị thế, bằng lời và cử chỉ, điệu bộ. Hầu nhƣ mọi yếu tố trong hội thoại đều thể hiện quan hệ vị thế.

b. Quan hệ ngang đƣợc đặc trƣng bằng yếu tố “khoảng cách”. Khoảng cách giữa những ngƣời nói ở hai cực: thân tình và xa lạ với những mức độ và tính chất khác nhau. Đây là trục quan hệ ở mức độ thân hữu. Thân hữu là trục đối xứng, nghĩa là trong quá trình giao tiếp, hai bên tham gia đối thoại cũng xích lại gần nhau hoặc là ngƣợc lại. Qua thƣơng lƣợng, các nhân vật giao tiếp có thể làm cho khoảng cách giữa họ thay đổi, hoặc theo hƣớng tích cực là gần nhau thêm, hoặc theo hƣớng tiêu cực là xa nhau ra.

Cũng giống nhƣ ở trục quan hệ dọc, quan hệ ngang có nhiều dấu hiệu nhƣ: dấu hiệu bằng lời và những dấu hiệu cử chỉ, điệu bộ và dấu hiệu kèm lời

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên - Huế (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)