6. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Cặp thoại trong hội thoại phỏng vấn
Về hình thức, phỏng vấn đƣợc trình bày dƣới dạng các cặp thoại rời liên kết với nhau một cách tuyến tính theo từng chủ đề. Cặp thoại còn gọi là cặp trao đáp, là “đơn vị cơ sở”, cái lõi của hội thoại. Muốn hiểu một cuộc thoại không thể không tìm hiểu các cặp thoại, bởi vì, cặp thoại là đơn vị đầu tiên phản ánh sự tƣơng tác giữa hai nhân vật hội thoại.
Mỗi cặp thoại của phỏng vấn tƣơng đối độc lập về cấu trúc và toàn vẹn về nội dung ngữ nghĩa. Trong đó hành vi hỏi của SP1 trong cấu trúc cặp thoại là hành vi trao lời và hành vi trả lời, hồi đáp của SP2 là yếu tố thứ hai. Mỗi phát ngôn của nhân vật tham gia phỏng vấn đều có mối quan hệ với
những phát ngôn đi trƣớc và định hƣớng cho những phát ngôn tiếp theo sau, tạo nên một cuộc phỏng vấn hoàn chỉnh.
VD: (8) Trong cuộc toạ đàm “ Di tích lịch sử-làm gì để phát huy giá trị” (HVTV), SP1 hỏi ông Phan Thế Kháng-Phó Giám đốc sở Du lịch TTH nhƣ sau:
Thưa ông Phan Thế Kháng, xin ông cho biết thêm về tiềm năng du lịch của các dích tích lịch sử và di tích cách mạng ở Thừa Thiên Huế là như thế nào và cái khó khăn lớn nhất hiện nay trong việc đầu tư và khai thác, phát triển các tour tuyến tham quan du lịch ở đây là gì ạ?
Câu hỏi trên bao gồm hai nội dung: hỏi về tiềm năng và khó khăn trong việc đầu tƣ và khai thác phát triển các tour du lịch . Để đáp ứng đƣợc đầy đủ nội dung câu hỏi trên, ông Phan Thế Kháng đã phải trả lời trong 2 phút 4 giây (409 tiếng).[ xem phụ lục, trang 10]
Do số lƣợng lƣợt lời trong mỗi cuộc phỏng vấn ít cho nên số lƣợng cặp thoại ít. Thông thƣờng cuộc phỏng vấn có thời lƣợng 8-12 phút thì chỉ có 4-5 cặp thoại. Cuộc phỏng vấn có thời lƣợng nhiều nhất là 60 phút có 14 cặp thoại (ví dụ: Giao lƣu: Ngƣời thầy thuốc trên bục giảng). Trong số tất cả các cuộc phỏng vấn chúng tôi theo dõi đƣợc thì chỉ có toạ đàm “ Vì trái tim cuộc sống” có nhiều cặp thoại nhất ( 28 cặp thoại/ 50 phút).
Quan hệ giao tiếp trong phỏng vấn hay hỏi-đáp là quan hệ phụ thuộc, nhân tố thứ hai (ngƣời hồi đáp và phát ngôn của anh ta) luôn phụ thuộc vào ngƣời thứ nhất, nảy sinh từ ngƣời thứ nhất (ngƣời hỏi với câu hỏi và cách thức hỏi của anh ta). Hình thức ngôn ngữ luôn phản ánh sự phụ thuộc ấy. Nói cách khác, quan hệ hỏi đáp trong phỏng vấn là quan hệ mang tính nhân quả. Do đó, nếu câu hỏi gồm nhiều nội dung đƣợc hỏi thì sẽ dẫn đến câu trả lời dài dòng và mất thời gian. Đặc điểm này gần nhƣ là phổ biến ở các cuộc phỏng vấn ở đài truyền hình TTH.
VD: (9) Ở cuộc phỏng vấn ông Ngô Hoà-Phó chủ tịch UBND tỉnh TTH ( mục Khách mời trong tuần, TRT ) với nội dung liên quan đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có thời lƣợng 12 phút nhƣng chỉ có 4 cặp thoại, trong đó có 4 câu hỏi nhƣ sau:
(9a) Trước hết, ông có thể cho biết đánh giá sơ lược về những thành quả mà tỉnh nhà đạt được trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trong thời gian qua?
(9b) Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng với vùng đất nổi tiếng về hiếu học, dồi dào về nguồn nhân lực như TT Huế, nhưng “đất” để nguồn nhân lực này “dụng võ” dường như chưa tương xứng với những tiềm năng và thế mạnh đó. Một số lượng lớn sinh viên sau khi ra trường thường tìm kiếm việc làm tại các thành phố khác phần nào đã minh chứng điều này. Ý kiến của ông như thế nào? Và trong thời gian đến, chủ trương của tỉnh về việc thu hút nhân tài, tránh tình trạng “chảy máu chất xám” là gì?
(9c) Một vấn đề khác trong lĩnh vực đào tạo nghề. Có thể nhận thấy rằng hầu hết cơ sở vật chất tại các Trung tâm đào tạo nghề trong tỉnh chưa đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ hiện đại. Ngoài trường Cao đẳng Công nghiệp có hệ thống thiết bị giảng khá quy mô, còn hầu hết các thiết bị phục vụ công tác dạy và học tại các trung tâm khác đều đã được xem lạc hậu. Đây là một trong những nguyên nhân mà hầu hết trình độ tay nghề của lao động đã qua đào tạo không đáp ứng được yêu cầu đề ra của các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng. Ý kiến của ông như thế nào về vấn đề này?
(9d) Như chúng ta đã biết, Cảng Chân Mây và các Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động sẽ tạo việc làm cho một số lượng lớn lao động của địa phương. Vậy tỉnh TT Huế có kế hoạch gì không trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, cũng như các kế hoạch chung trong công tác đào đạo nghề
của tỉnh, góp phần nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, và đáp ứng được các yêu cầu đề ra trong thời kỳ hội nhập?
Phần trả lời cho mỗi câu hỏi trên mất thời lƣợng trung bình là 2 phút 30 giây. Điều này là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Ngƣời trả lời nói dông dài
Thứ hai: Tính chất, nội dung câu hỏi yêu cầu đối tƣợng đƣợc phỏng vấn phải đánh giá thành quả, cho biết ý kiến, nêu kế hoạch…đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ ba: Câu hỏi quá dài, không tập trung vào tiêu điểm
Ở câu hỏi (9b), phần thuyết minh dài dòng và thừa nhƣ “Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng với vùng đất nổi tiếng về hiếu học, dồi dào về nguồn nhân lực như TT Huế, nhưng “đất” để nguồn nhân lực này “dụng võ” dường như chưa tương xứng với những tiềm năng và thế mạnh đó”. Đây là phần diễn dãi không cần thiết. Hơn nữa, câu hỏi này phù hợp với dạng văn viết (ở báo in) hơn là dạng văn nói (ở truyền hình). Vì vậy, nên sửa lại ngắn gọn, súc tích, phù hợp với ngôn ngữ nói, trong đó chú ý chia nhỏ câu hỏi thành nhiều mệnh đề.
Từ câu (9b), chúng tôi thử đề xuất cách hỏi nhƣ sau:
- Thưa ông, tuy nhiên, hình như chúng ta chưa có một chiến lược/ chính sách thu hút nhân tài. Bằng chứng là không ít sinh viên ra trường thường tìm việc ở các thành phố khác. Ông nghĩ sao về vấn đề này ?
Sau khi ông Ngô Hoà trả lời, ngƣời DCT hỏi tiếp:
- Vậy thì trong thời gian tới, chủ trương của tỉnh để giải quyết tình trạng “ chảy máu chất xám” là như thế nào, thưa ông?
Ở câu hỏi (9c): nội dung dẫn dắt và chuyển ý “ Một vấn đề khác trong lĩnh vực đào tạo nghề” vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa là do các nội dung trong câu hỏi chính là hỏi về “vấn đề khác trong lĩnh vực đào tạo nghề” (ở
đây là cơ sở vật chất). Thiếu vì đây là một câu cụt, chƣa đủ thành phần hay nói cách khác chƣa phải là một câu hoàn chỉnh.
Đối với câu (9c), có thể sửa lại theo nhiều cách, chúng tôi chỉ đề xuất hai cách sau:
(1) (vẫn giữ lại cụm từ “Một vấn đề khác trong lĩnh vực đào tạo nghề”)
Một vấn đề khác trong lĩnh vực đào tạo nghề đó là cơ sở vật chất. Ở các trung tâm đào tạo nghề, thiết bị dạy và học còn lạc hậu, gây khó khăn trong việc nâng cao trình độ tay nghề cho học viên, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
(2) Hiện nay, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ở một số trung tâm đào tạo nghề trong tỉnh còn lạc hậu, gây khó khăn trong việc thực hành của học viên. Đây là một nguyên nhân dẫn đến học viên ra trường nhưng chưa đáp ứng nhu cầu về trình độ tay nghề của nhà tuyển dụng. Ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Ở câu hỏi (9d), có thể rút ngắn nhƣ sau:
Như chúng ta đã biết, Cảng Chân Mây và các Khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. Đó là nơi tạo việc làm cho nhiều lao động. Vậy tỉnh TT Huế có kế hoạch gì trong việc đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và công tác đào đạo nghề trong toàn tỉnh ạ?
Bên cạnh những phát ngôn hỏi dài dòng nhƣ trên, ở một số cuộc thoại, câu hỏi đƣợc đặt ra hết sức ngắn gọn nhƣng SP2 lại trả lời một cách dông dài. Đây cũng chính là một trong những lý do làm cho cuộc phỏng vấn trên đài nhàm chán, thiếu tính hấp hẫn. Mặt khác do “cả nễ” đối tƣợng đƣợc phỏng vấn cho nên SP1 thƣờng không ngắt lời, xen ngang phần trả lời của SP2. Vì vậy, nội dung lƣợt lời của SP2 thƣờng là không đi vào trọng tâm câu hỏi và vi phạm phƣơng châm về lƣợng của nguyên tắc hội thoại.
Theo lý thuyết hội thoại, để cho cuộc thoại đƣợc tiến tới đích, các nhân vật giao tiếp phải tuân theo nguyên tắc và phƣơng châm hội thoại. Nguyên tắc “cộng tác hội thoại” do H.P. Gice đề ra gồm bốn phƣơng châm:
Lượng, Chất, Quan hệ, Cách thức.
* Phương châm Lượng được phát biểu như sau:
-Hãy làm cho phần đóng góp của anh ta có lƣợng thông tin nhƣ đòi hỏi cho những mục đích hiện thời của sự trao đáp.
-Đừng làm cho phần đóng góp của anh có lƣợng thông tin nhiều hơn đòi hỏi.
* Phương châm về chất:
- Đừng nói những điều mà anh tin là không đúng. - Đừng nói điều mà anh không có bằng chứng xác thực
* Phương châm quan hệ:
Hãy đóng góp những điều có liên quan.
* Phương châm về cách thức:
- Tránh lối nói tối nghĩa
- Tránh lối nói mập mờ (có thể hiểu nhiều nghĩa) - Hãy ngắn gọn (tránh dài dòng)
- Hãy nói có trật tự
Qua nghiên cứu các cặp thoại, thỉnh thoảng SP2 vẫn vi phạm nguyên tắc hội thoại, trong đó chủ yếu là vi phạm phƣơng châm về lƣợng và phƣơng châm về cách thức. Cụ thể nhƣ sau:
+ Nội dung câu trả lời nhiều hơn nội dung đƣợc hỏi và thƣờng là không ngắn gọn
VD: (10) Trong mục “Khách mời trong tuần” (TRT, tối 13/10/2007) có đoạn phỏng vấn:
Phóng viên hỏi:
Thưa ông, Hội Doanh nghiệp được thành lập là nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp (à) để cùng nhau “ra biển lớn”. Vậy thì, (cái) lộ trình AFTA và cánh cửa hậu WTO đã và đang thực hiện. À, vậy thì cá nhân ông cũng như các ngành của hội đã bắt đầu thấy sóng biển chưa?
Với câu hỏi kết thúc bằng “chƣa” thì câu trả lời phải là một trong hai phƣơng án là “rồi” hoặc “chƣa”.
Tuy nhiên trong trƣờng hợp này, ông Nguyễn Mậu Chi-Tổng Giám đốc công ty Bia Huế, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Thừa Thiên Huế đã trả lời dông dài nhƣ sau:
Vâng, nếu lấy cái hình tượng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp Thừa Thiên Huế nói riêng là khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới là như những con thuyền hội nhập vào biển rộng thì tôi cũng xin được hình dung ra như thế này: sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp TTH nói riêng đều nhận thấy đó là thời cơ rất thuận lợi để phát triển, để vươn lên đồng thời cũng thấy đây là thách thức rất lớn. Do chính từ điều đó mà chúng tôi cũng đã tự trang bị cho mình cái nhận thức, cái vai trò, cái trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp của mình và đối với nền kinh tế của tỉnh, của đất nước.
Cùng với hình tượng như thế, từ quan điểm như vậy, thì chúng tôi, từng người, từng doanh nghiệp đã có cách làm riêng; có anh thì củng cố lại chiếc thuyền mà mình đang có để khi ra biển cả nó vững chắc hơn; có anh thì đóng một cái thuyền mới to hơn, thí dụ như công ty bia Huế xây dựng nhà máy bia mới, hoặc như rất nhiều các doanh nghiệp khác là có các cơ sở sản xuất mới rồi; cũng có các doanh nghiệp thấy mình không đủ lực để làm các công việc lớn thì lại hợp lực lại cho nhau thì cũng đang lớn dần lên và đang gặp đúng là có sóng to biển lớn nhưng vẫn đủ vững tin để nghĩ rằng mình có thể tận dụng cơ hội để phát triển.
VD: (11) Trong mục “ Khách mời trong tuần” (TRT, tối 25/10/1007) có đoạn phỏng vấn sau:
P/v Phƣơng Huệ hỏi: Thưa ông, chúng tôi được biết hiện nay có nhiều người họ vẫn chưa phân biệt được thế nào là khái niệm cơn bão xa và thế nào là khái niệm cơ bão gần bờ để họ có thể họ chủ động đối phó trước mọi tình huống. Nhân đây ông có thể giải thích về vấn đề này?
Ông Nguyễn Việt trả lời:
Theo quy chế báo cáo áp thấp nhiệt đới của Bộ tài nguyên môi trường ban hành năm 2006 thì bão xa là những cơn bão hình thành ở kinh tuyến phía Đông Philippin mà chưa ảnh hưởng đến nước ta mà có xu thế trong một vài ngày tới sẽ vào biển Đông thì gọi là bão xa, còn mức thứ 2 là bão trên biển Đông tức là khi trung tâm bão vượt qua Philippin vào biển Đông và cách bờ biển nước ta khoảng 1000 cây số hoặc từ 5000-10000 cây số mà chưa ảnh hưởng đến nước ta thì gọi là bão trên biển Đông. Còn khi bão cách nước ta từ 500-1000 cây số mà có khả năng ảnh hưởng đến nước ta trong thời gian 24-48h và từ 300-500 cây số mà chưa ảnh hưởng đến nước ta thì gọi là bão gần, còn bão khẩn cấp là bão khi cách bờ biển nước ta từ 300-500 cây số và có khả năng ảnh hưởng nước ta từ 24-48h tới hoặc là bão cách bờ biển nước ta 300 cây số gọi là bão khẩn cấp. Và cuối cùng là có một cái tin gọi là tin cuối cùng cơn bão.
Yêu cầu của câu hỏi là giải thích khái niệm cơn bão gần và cơn bão xa. Tuy nhiên ở câu trả lời còn có thêm nội dung của cơn bão khẩn cấp và bão trên biển Đông.
Thông thƣờng, những trƣờng hợp vi phạm phƣơng châm về lƣợng và cách thức ở trên lại cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng. Ở VD(10): Ngƣời xem có một nhìn toàn diện về tinh thần chuẩn bị hội nhập WTO của các doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và VD(11): Công chúng hiểu rõ và đầy đủ các khái niệm liên quan đến bão. Phân tích các cứ liệu ngôn ngữ cho
thấy, đa số trƣờng hợp thông tin đƣợc nhận rộng hơn thông tin đƣợc hỏi. Thực chất, khi đƣa ra một câu hỏi, SP1 mong muốn thu đƣợc nhiều hơn cái đã yêu cầu miễn sao là tránh tình trạng “ hỏi một đàng trả lời một nẻo”.
+ Phần “ đóng góp” ở câu đáp của SP2 có lƣợng thông tin không đáp ứng đòi hỏi của SP1
VD: (12) Trong chƣơng trình “Văn hóa ứng xử” với chủ đề “Nghệ thuật tặng quà”, ngƣời dẫn chƣơng trình hỏi chị Nguyễn Thị Minh Minh - Giảng viên trƣờng Đại học Nông lâm Huế nhƣ sau:
Thưa chị Minh Minh, về vấn đề tặng quà cho người khác chị có cảm nhận như thế nào? Chị có thường hay tặng quà cho người thân của mình hay không và vào những dịp gì.
Nội dung câu hỏi trên bao gồm:
(1) Hỏi về cảm nhận của chị Minh đối với vấn đề tặng quà. (2) Hỏi về việc có thƣờng tặng quà cho ngƣời thân hay không. (3) Việc tặng quà thƣờng vào dịp nào.
Chị Minh Minh trả lời nhƣ sau:
Tôi cũng rất thích tặng quà cho người thân của mình, cho cha mẹ, cho con cái, kể cả cho chồng và những lần tặng quà như vậy, giống như anh Hoa đã nói là tình cảm nó tăng lên rất là nhiều. Tôi xin kể một ví dụ nhỏ về một món quà trong gia đình mà đã gây ấn tượng cho tôi rất là hay.
Tôi có một cháu út, cháu học ở Nhạc viện Hà Nội, năm ngoái cháu từ Hà Nội trở vào Huế, một buổi tối cháu mời vợ chồng tôi ra ngồi ở phòng khách, rồi cháu bật nhạc lên. Thì một điều rất là bất ngờ là đó là những bản nhạc do chồng tôi sáng tác đã in thành một tập nhạc nhưng chúng tôi chưa có điều kiện để in thành đĩa CD, thì khi nghe những bản nhạc đó, mà biết