6. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Nguyên lý lịch sự
Lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Nó có tác động chi phối không những đối với quá trình giao tiếp mà cả đối với kết quả giao tiếp. Theo cách hiểu thông thƣờng, lịch sự là một từ chỉ cách giao thiệp, cách cƣ xử khiến cho ngƣời khác vui lòng. Tuy nhiên, ở góc độ dụng học, khái niệm lịch sự không chỉ hiểu một cách đơn thuần nhƣ vậy, mà là một khái niệm gắn liền với thể diện, quyền lợi và lãnh địa của các vai giao tiếp hội thoại.
Thể diện là hình ảnh bản thân trước công chúng của một cá nhân, nó liên quan đến ý thức xã hội và tình cảm mà mỗi cá nhân có và mong người khác tri nhận [14, 104].
Thực tế cho thấy, trong mỗi cuộc thoại, cả ngƣời nói lẫn ngƣời nghe đều cần chú ý tới việc sử dụng ngôn ngữ của mình để giữ gìn danh dự, tƣ cách hoặc không để bị mất mặt đối tác giao tiếp.
Trong giao tiếp, phép lịch sự có thể đƣợc định nghĩa là phƣơng tiện đƣợc dùng để thể hiện hiểu biết về thể diện của ngƣời khác. Nhƣ thế, phép lịch sự thực hiện trong các tình huống có khoảng cách xã hội và có sự thân hữu. Khi có khoảng cách xã hội thì ngƣời ta thể hiện sự hiểu biết về thể diện của ngƣời khác bằng cách sử dụng những từ ngữ tôn trọng, chiều lòng. Khi có sự thân hữu thì ngƣời ta thể hiện bằng việc dùng các từ ngữ có tính thân tình, gần gũi. Khi tham gia hội thoại, các tham thoại phải xác định khoảng cách xã hội tƣơng đối giữa họ và nhu cầu thể diện của họ. Nếu một ngƣời nói cái gì đó có biểu hiện đe dọa sự mong đợi của ngƣời khác về mặt thể diện thì đó là hành động đe dọa thể diện. Nếu ngƣời nói nói thế nào đó để giảm khả năng đe doạ thể diện thì hành động đó gọi là hành động giữ thể diện.
Nhƣ vậy, thể diện hiểu một cách khác quát, đó là tƣ cách, là quyền lợi tinh thần, là danh dự mà mỗi cá nhân khi tham gia giao tiếp đều có mong muốn là phía bên kia tôn trọng và giữ gìn nó.
Theo Brown và Levinson thì thể diện có hai phƣơng diện: + thể diện dƣơng tính (positive face)
+ thể hiện âm tính (negative face)
Thể diện dƣơng tính là sự cần đƣợc ngƣời khác thừa nhận, thậm chí quí mến, đƣợc đối xử nhƣ là một thành viên trong nhóm đó, và đƣợc biết rằng những nhu cầu của ngƣời đó đang đƣợc ngƣời khác chia sẻ.
Thể diện âm tính là sự cần đƣợc độc lập, có tự do trong hành động, không bị áp đặt bởi ngƣời khác.
Nói cách khác, thể diện âm tính là nhu cầu đƣợc độc lập còn thể diện dƣơng tính là nhu cầu đƣợc quan hệ. Tồn tại trong môi trƣờng hội thoại, hai loại thể diện trên là hai mặt bổ sung cho nhau, phát huy vai trò, tác dụng theo hƣớng tƣơng hỗ, “cộng sinh”, nghĩa là một sự vi phạm thể diện âm tính cũng đồng thời làm mất thể diện dƣơng tính. Nhƣ vậy, những chiến lƣợc bảo vệ thể diện âm tính cũng có giá trị, có tác dụng bảo vệ thể diện dƣơng tính.
Tóm lại, lịch sự trong giao tiếp là vấn đề ứng xử giữa ngƣời nói và ngƣời nghe, theo đó mà quan hệ liên nhân đƣợc hình thành trên cơ sở sử dụng ngôn ngữ có chiến lƣợc nhằm đảm bảo đƣợc tính văn hoá, tính bảo toàn thể diện của cả hai phía.
Đối với phỏng vấn báo chí thì lịch sự đƣợc coi là một nguyên tắc giao tiếp cần phải chú ý đối với mỗi nhà báo bên cạnh nguyên tắc cộng tác hội thoại. Từ đây chúng tôi gọi là nguyên tắc lịch sự.
Nguyên tắc lịch sự là một chuẩn mực xã hội. Văn hoá Việt Nam có bản sắc là kính già, yêu trẻ, chuộng khách… đƣợc xem là một nét đẹp truyền thống. Ngoài ra, ngƣời Việt Nam rất coi trọng phƣơng châm khéo léo, tế nhị trong giao tiếp nên đã đúc kết lại thành những châm ngôn: “Lời nói không
mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Lời nói là gói vàng”…Sự lựa lời trong giao tiếp đã trở thành những phƣơng thức ứng xử ngôn ngữ trong nghệ thuật giao tiếp. Chuẩn mực xã hội trong giao tiếp không chỉ thể hiện ở lời mà còn ở giọng, ở điệu.
1.2.5. Những yếu tố phi lời trong hội thoại
Giao tiếp là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Hoạt động giao tiếp đòi hỏi phải có những nhân tố sau: ngƣời phát (ngƣời nói trên truyền hình) và ngƣời nhận (ngƣời nghe, ngƣời xem truyền hình), bối cảnh giao tiếp, nội dung thông tin, kênh truyền tin và sự phản hồi. Trong giao tiếp hội thoại, phƣơng tiện chuyển tải thông tin không chỉ là ngôn từ mà còn những phƣơng tiện khác. Bên cạnh những phƣơng tiện bằng lời còn có những yếu tố phi lời. Những yếu tố thuộc về bối cảnh, chẳng hạn, trong trƣờng quay của đài truyền hình hay tại hiện trƣờng…đều chứa những thông tin nhất định. Trong hội thoại, bản thân sự hiện diện của nhân vật tham gia cuộc thoại cũng đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng. Nhìn vào diện mạo, cách ăn mặc, tƣ thế, tác phong, kể cả khoảng cách giữa những ngƣời đối thoại…ta có thể suy đoán về tuổi tác, thành phần xuất thân, thậm chí cả tính cách của các tham thoại. Trong hội thoại, ngoài phƣơng tiện bằng lời để chuyển tải thông tin, ngƣời ta còn dùng điệu bộ, cử chỉ làm phƣơng tiện bổ sung nhƣ: vỗ tay, gật đầu, cƣời, …Khoảng cách giữa các nhân vật giao tiếp cùng những điệu bộ, cử chỉ của họ cũng mang những nét riêng của từng cộng đồng văn hoá.
Nếu trong văn bản viết (báo in), những tín hiệu ngôn từ chỉ tác động vào thị giác thì trong phỏng vấn truyền hình, lời nói tác động vào thính giác. Cho nên, cƣờng độ phát âm cũng là một tín hiệu kèm lời quan trọng. Khi xem truyền hình, công chúng có thể dễ dàng nhận ra giọng dịu dàng hay giận dữ; tức tối hay thân mật, gần gũi, nhã nhặn hay trịch thƣợng, thuyết giáo của một phóng viên. Tốc độ nói nhanh hay nói chậm cũng là những yếu tố kèm lời. Nói ấp úng hay nói trôi chảy; nói thủng thẳng, nhát gừng hay nói
hăng say, nồng nhiệt; nói chậm rãi hay liếng thoắng…đều có ý nghĩa khác nhau. Khoảng cách giữa các lƣợt lời trong hội thoại cũng là những tín hiệu kèm lời. Các tham thoại có nhƣờng lời ở những chỗ chuyển lời thích hợp không, có tranh lời, cƣớp lời không, khi nào thì có hiện tƣợng gối lời,…tất cả những yếu tố đó đều phải đƣợc quan tâm trong khi phân tích hội thoại.
Tóm lại, trong hội thoại, chúng ta giao tiếp bằng toàn bộ cơ thể, bằng các giác quan. Những yếu tố phi lời này xuất hiện song song với các tín hiệu bằng lời, hoà lẫn với các tín hiệu bằng lời, cùng các tín hiệu bằng lời hình thành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn.
1.3. TIỂU KẾT
Trong chƣơng này, luận văn đã giới thiệu một số nội dung cơ bản có tính lý luận về phỏng vấn: khái niệm, đặc trưng, các thao tác nghiệp vụ phỏng vấn báo chí, sự khác nhau về bản chất của phỏng vấn ở các loại hình báo chí. Trọng tâm của mục 1.1 là muốn khẳng định phỏng vấn vừa là một phƣơng thức tìm kiếm thông tin vừa là một thể loại báo chí độc lập, đƣợc thể hiện dƣới hình thức đối thoại trong đó nhà báo hỏi và ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời đáp ứng nhu cầu “đƣợc biết” của đối tƣợng thứ ba đó là công chúng. Ở mục 1.2, chúng tôi trình bày những gì liên quan đến hội thoại đƣợc thể hiện trong các cuộc phỏng vấn truyền hình nhƣ: khái niệm hội thoại, cấu trúc hội thoại, những quan hệ liên cá nhân trong giao tiếp , nguyên lý lịch sự trong giao tiếp hội thoại và những yếu tố phi lời được sử dụng trong cuộc phỏng vấn. Những khái niệm trong chƣơng này là cơ sở cho các phân tích cụ thể ở các chƣơng tiếp theo.
CHƢƠNG 2
GIAO TIẾP HỘI THOẠI TRONG PHỎNG VẤN TRÊN TRUYỀN HÌNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. CÁC NHÂN TỐ CỦA CUỘC PHỎNG VẤN TRÊN TRUYỀN HÌNH Ở THỪA THIÊN - HUẾ THỪA THIÊN - HUẾ
2.1.1. Ngƣời phát, ngƣời nhận
Nhân vật tham gia cuộc phỏng vấn gồm ngƣời phát (ngƣời phỏng vấn) và ngƣời nhận (bao gồm ngƣời đƣợc phỏng vấn và ngƣời xem đài). Cuộc trao đổi giữa ngƣời phỏng vấn và ngƣời đƣợc phỏng vấn nhằm mục đích cung cấp thông tin cho đối tƣợng thứ ba, đó là công chúng.
a. Người phát là người dẫn chương trình của đài (SP1)
Những ngƣời mà chúng tôi gọi là SP1 (Speaker) là các phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, dẫn chƣơng trình trên đài truyền hình. Họ thƣờng có khuôn mặt ƣa nhìn, có ngoại hình đẹp (đối với nữ), có giọng nói tốt và khả năng dẫn chƣơng trình hấp dẫn. Khán thính giả Thừa Thiên Huế quá quen thuộc với những SP1 trong các chƣơng trình toạ đàm, giao lƣu, phỏng vấn nhƣ: Tôn Nữ Phong, Hải Lý, Phƣơng Huệ, Phƣơng Nam (TRT), Thanh Hoa, Thu Cúc, Lê Hƣơng, Vân Giang (HVTV)
Ở hai đài HVTV và TRT ngƣời dẫn chƣơng trình là nữ nhiều hơn nam. Ở một số chƣơng trình thuộc lĩnh vực văn hoá, ngƣời dẫn chƣơng trình chủ yếu là nữ. Giọng Huế mà do ngƣời nữ nói ra thƣờng là nhẹ nhàng, mềm mại và dễ nghe, điều này gia tăng sự truyền cảm của chƣơng trình truyền hình đối với ngƣời xem.
Có một sự khác nhau về SP1 ở hai đài đóng trên địa bàn tỉnh TTH. Nếu nhƣ SP1 của đài TRT chủ yếu nói giọng Huế thì ở đài HVTV có SP1 nói giọng Huế gốc, có SP1 nói giọng Huế lai và có SP1 nói giọng Bắc. Sự khác biệt này có lý do của nó. Đài TRT là đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh,
phạm vi phủ sóng và đối tƣợng phục vụ chỉ trong tỉnh Thừa Thiên Huế cho nên ngƣời Huế nghe giọng Huế là lẽ thƣờng. Trong khi đó đài HVTV là Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế, phạm vi phản ánh ở ba tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và TTH, một số chƣơng trình còn đƣợc chuyển ra đài VTV để phát cho công chúng toàn quốc xem, cho nên đội ngũ những ngƣời dẫn chƣơng trình (DCT) của đài vừa có ngƣời nói giọng Huế, vừa có ngƣời nói giọng Bắc. Thực tế, mặc dù giọng Huế có đặc trƣng riêng và có cái hay của phƣơng ngữ nhƣng chƣa hẳn ngƣời xem là ngƣời miền Bắc đã cảm nhận đƣợc điều đó, thậm chí có ngƣời cho rằng “khó nghe”. Điều này dẫn đến hiệu quả thông tin của chƣơng trình sẽ kém đi.
b. Người được phỏng vấn (SP2)
Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn trên hai đài HVTV & TRT rất đa dạng. Họ bao gồm những ngƣời có vị thế xã hội (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc), trình độ (PGS, TS, Ths...), tuổi tác khác nhau. Chúng tôi phân loại những đối tƣợng trên thành ba nhóm đối tƣợng sau đây:
b.1 Nhóm ngƣời lãnh đạo, quản lý, tổ chức (gọi chung là nhóm quản lý)
Xét về vị thế, họ là những ngƣời có chức vụ, thẩm quyền trong xã hội. Đó là những ngƣời lãnh đạo của tỉnh, thành phố, những ngƣời đứng đầu các cơ quan đơn vị và tổ chức, chịu trách nhiệm chính về một lĩnh vực công việc…
Thực chất công việc của ngƣời lãnh đạo quản lý là “ngƣời cầm cân nảy mực”, trực tiếp đề ra những chủ trƣơng chính sách, lập kế hoạch, giải pháp cho các vấn đề lớn có ý nghĩa và tác động đến nhiều ngƣời. Hoặc cũng có thể họ là ngƣời đại diện cho một cơ quan đơn vị, tổ chức thực hiện và điều hành công việc. Những ngƣời này do điều kiện công tác, chức năng hoạt động đòi hỏi họ phải luôn có một cái nhìn toàn diện để bao quát thực trạng và xu hƣớng vận động phát triển của cơ quan đơn vị mình chuyên trách.
Từ những đặc điểm đó, những ngƣời quản lý, lãnh đạo trở thành đầu mối của những thông tin quan trọng. Họ là nguồn thông tin tin cậy mà SP1 cần phải khai thác.
b.2. Nhóm chuyên gia.
Đó là những ngƣời có kiến thức tƣơng đối đầy đủ và sâu sắc về một lĩnh vực chuyên ngành nào đó. Họ là ngƣời hoạt động chuyên môn, cả cuộc đời theo đuổi, tìm hiểu, nghiên cứu một lĩnh vực nhất định. Óc tìm tòi sáng tạo, sự thông minh, cần cù, sở thích hay năng kiếu bẩm sinh…là những con đƣờng dẫn tới sự nghiệp của họ.
Trong xã hội, vị thế của những ngƣời thuộc nhóm chuyên gia không xếp theo cấp bậc hành chính (trƣởng, phó…) nhƣ nhóm quản lý, mà họ đƣợc sắp xếp theo học hàm, học vị (GS, PGS, TS…) và có thể đƣợc gọi tên theo ngành nghề nhƣ: nhà báo, bác sĩ, kiến trúc sƣ…
Công việc của nhóm chuyên gia là nghiên cứu tìm tòi và phát hiện những cái mới, đƣa ra những kết luận có ý nghĩa khoa học, hoặc nhận định, đánh giá về một xu hƣớng, một trào lƣu hay một vấn đề nào đó trong xã hội. Khả năng nhìn nhận vấn đề, xem xét vấn đề trong mối quan hệ biện chứng của những ngƣời này đã giúp họ đƣa ra những kết luận, những thông tin có cơ sở khoa học và mang tính dự báo tƣơng lai. Vì vậy, đối tƣợng đƣợc mời phỏng vấn thƣờng là những ngƣời có một thành công nào đó trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Họ có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó thuộc dạng kiến thức lý thuyết hoặc thực hành.
b.3 Nhóm quần chúng
Chúng tôi xếp những đối tƣợng này không thuộc hai nhóm trên. Họ là ngƣời bình thƣờng đƣợc mời tham gia trong các chƣơng trình nhƣ Văn hoá ứng xử, Tạp chí gia đình,... bao gồm học sinh, sinh viên, giáo viên, ngƣời buôn bán...
Đóng góp của họ đối với các chƣơng trình là đƣa ra những ý kiến, nhận định cá nhân đối với một số vấn đề đƣợc đề cập trong cuộc phỏng vấn.
c. Công chúng của cuộc phỏng vấn
Do phạm vi phủ sóng của đài TRT và HVTV, công chúng chủ yếu là nhân dân tỉnh TTH. Thông qua cuộc điều tra xã hội học về vấn đề chọn giọng trên đài và phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy đối tƣợng của các cuộc phỏng vấn trên cả hai đài chủ yếu là những cán bộ, sinh viên, giáo viên. Những đối tƣợng này xem các cuộc phỏng vấn cũng không thƣờng xuyên, bởi những lý do nhƣ: Các cuộc phỏng vấn trên đài ít tính hấp dẫn, giờ phát sóng không thuận lợi cho ngƣời xem, ít có chƣơng trình nào chuyên về phỏng vấn mang tính định kỳ. Qua theo dõi 50 cuộc phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy chỉ có mục "Khách mời trong tuần" của đài TRT là phát sóng định kỳ vào tối chủ nhật hàng tuần và đƣợc công chúng xem nhiều nhất bởi vì nó nằm trong chƣơng trình thời sự của địa phƣơng. Còn lại là thƣờng vào các ngày lễ hoặc những dịp có xuất hiện sự kiện có ý nghĩa, có tầm quan trọng đối với địa phƣơng, đất nƣớc thì các đài mới thực hiện một số chƣơng trình giao lƣu, toạ đàm ví dụ nhƣ: Gặp gỡ và giao lưu các nhà báo thời nay; Người thầy thuốc trên bục giảng (nhân ngày 20/11); Doanh nghiệp TTH trước thềm hội nhập WTO, Mùa xuân bàn về kinh tế dịch vụ... Các chƣơng trình này không đƣợc phát trực tiếp nên đối tƣợng công chúng xem cũng không nhiều.
Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi không bàn sâu về đối tƣợng này, mà chỉ xem công chúng là đối tƣợng chính của việc tiếp nhận thông tin từ các cuộc phỏng vấn.
2.1.2. Thoại trƣờng của cuộc phỏng vấn trên TH ở TTH
- Thoại trƣờng bao gồm thời gian và không gian, chúng tôi gọi chung là bối cảnh của cuộc phỏng vấn.
Thời gian của cuộc phỏng vấn diễn ra đa dạng. Mục “ Khách mời trong tuần” của đài TRT có thời lƣợng 15 phút, trong khi đó các chƣơng trình khác nhƣ: Văn hoá ứng xử (HVTV) , Tạp chí gia đình (HVTV), Chuyên đề sức khoẻ cho mọi người (TRT)... có thời lƣợng trung bình là 30 phút. Đối với những chƣơng trình toạ đàm, giao lƣu với những chủ đề lớn , có ý nghĩa xã hội nhƣ: ''Doanh nghiệp TTH trƣớc thềm hội nhập WTO'', ''Vì trái tim cho cuộc sống'', ''Di tích lịch sử-làm gì để phát huy giá trị'', ''Cộng đồng với phòng chống HIV/AIDS'' (HVTV),... ''Mùa xuân và kiến trúc đô