7. Nội dung nghiên cứu của luận văn
2.2.2. Đầu tư xây dựng đường giao thông
- Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện có các loại hình giao thông đường bộ và đường thuỷ. Bằng các nguồn vốn đầu tư của tỉnh và của huyện, đến nay, 10/10 xã, thị trấn có đường nhựa và bê tông vào đến trung tâm xã.
- Quốc lộ: Đầm Hà có quốc lộ 18A chạy qua với chiều dài 18km, đã được nâng cấp, mở rộng lòng đường lên 9m (rải nhựa atphan, đảm bảo 2 làn xe chạy thông
suốt) chạy qua địa bàn các xã Dực Yên, Đại Bình, Quảng Tân, Tân Bình và thị trấn
Đầm Hà.
- Đường huyện lộ: Với tổng chiều dài 87,8km nằm hầu hết trên các xã, là trục đường chính đã được nâng cấp, mở rộng mặt đường từ 3,5 – 5,0m, có kết cấu bê tông nhựa. Đặc biệt đường liên huyện Đầm Hà-Bình Liêu đang được hoàn thành (giai đoạn 1) chuẩn bị chuyển sang giai đoạn 2.
- Đường nội thị: Dài 1,58km, rộng 17,0m với kết cấu mặt bê tông đã đưa vào sử dụng. Đây là tuyến đường chính để phát triển khu dân cư đô thị, cơ sở hạ tầng, dịch vụ thương mại. Ngoài ra còn có mạng lưới đường trong nội thị (tổng chiều dài
6,7km, rộng 3 – 7m đã được bê tông hóa cơ bản đã có hành lang).
- Đường liên xã: Hệ thống trục giao thông đến các trung tâm xã và các đường liên xã đã được đầu tư xây dựng và bê tông hóa, tạo điều kiện cho giao thông đi lại thuận lợi và an toàn.
- Đường giao thông nông thôn: Toàn huyện có 161,10km đường giao thông nông thôn với chiều rộng từ 2,5 - 3,0m, chủ yếu là đường dất và một số ít đã được nâng cấp với kết cấu bề mặt đường cấp phối. Năm 2011, huyện cũng đã đầu tư 1,9 tỷ đồng để xây mới và nâng cấp đường giao thông nông thôn nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Hiện nay, bằng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, huyện
đã khảo sát thiết kế 22 tuyến đường với tổng chiều dài 10km. Dự kiến trong năm 2013 sẽ tiến hành thực hiện thi công.
- Công trình thuỷ lợi trọng điểm hồ đập Đầm Hà động tại xã Quảng Lợi được khởi công xây dựng từ đầu năm 2006 đến nay đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng (bàn giao tháng 12/2010), có công suất thiết kế 15 triệu m3, để phục vụ công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt; Hồ chứa Cống Tểnh cũng là 1 trong 2 hồ thủy lợi quan trọng của huyện. Hồ chứa nước Tân Bình trữ lượng 600 nghìn m3 là nguồn dự trữ và cung cấp nước cho hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu của xã Tân Bình. Hệ thống kênh mương cấp I cấp II và tu bổ hệ thống kênh mương nội đồng về cơ bản đã được hoàn thiện. Hiện tại huyện đã xây mới được 4 có trạm bơm, nước được cấp chủ yếu từ đập Đầm Hà Động. Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi huyện Đầm Hà cơ bản đã hoàn thiện đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
- Trong tổng số 4 hồ chứa chỉ có đập thủy lợi Đầm Hà Động đã hoàn thành và kiên cố; 2 hồ cần được nâng cấp đảm bảo an toàn và xây dựng mới 1 hồ.
- Trên địa bàn huyện đã có 55 đập dâng (trong đó có 26 đập kiên cố chiếm tỷ lệ
47,27%). Đập dâng thời vụ có 40 đập phục vụ tưới diện tích khoảng 5ha chưa được
cứng hóa.
- Tổng chiều dài kênh mương cấp 1-3 là 589,03km (đã kiên cố hóa 227,19 km,
chiếm tỷ lệ 38,57%). Trong đó, kênh chính đã kiên có hóa 52,6%, kênh cấp I đạt
70,8%, kênh cấp II đạt 85,5%, kênh cấp III đạt 3%. Các xã được hưởng lợi từ hồ Đầm Hà Động bao gồm các xã Dực Yên, Quảng Lợi, Đầm Hà, Tân Bình, TT. Đầm Hà các kênh chính, cấp I và II đều đã được cứng hóa 100%.
- Đê bao có 21,5km (đã kiên cố 12,5 km chiếm tỷ lệ 58,14%). Trong đó xã Đại Bình, Tân Lập đã cứng hóa 100%; xã Tân Bình chỉ đạt 58% và xã Đồng Tâm đê đã xuống cấp cần ưu tiên đầu tư. Huyện đang gấp rút hoàn thành xây dựng kè sông Đầm Hà.
- Xây dựng hoàn thành các điểm trường Mầm non trên địa bàn các xã : Tân Lập, Quảng Lâm, Dực Yên, Đại Bình, Tân Bình và Quảng Lợi.
Có thể đánh giá xây dựng cơ bản trong những năm qua có tốc độ phát triển nhanh, khối lượng lớn tạo nên diệm mạo của huyện khang trang, đổi mới. Công tác xây dựng quy hoạch, giải phóng mặt bằng đã được quan tâm, đang đi vào nề nếp. Công tác quản lý tài nguyên-môi trường có nhiều tiến bộ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý và nhu cầu của nhân dân. Chất lượng môi trường ngày càng được cải thiện.