28 Quả đập Φ 70 Quả 19,294,860 41,885,166 100,491,
2.2.4 Thanh quyết toán sử dụng nguyên vật liệu
Để tối ưu hóa hiệu quả của nguyên vật liệu đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì mọi doanh nghiệp sản xuất đểu phải quyết toán mức sử dụng nguyên vật liệu và chi phí sản xuất theo định kỳ. Làm như vậy thì các doanh nghiệp có thể giám sát được sự biến động về số lượng của nguyên vật liệu và có thể biết được là bội chi hay tiết kiệm. Nguyên nhân của những biến động về nguyên vật liệu cũng được tìm ra dễ dàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra phương pháp khắc phục kịp thời. Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, lượng nguyên vật liệu đưa vào sử dụng lớn về số lượng và đa dạng về chủng loại. Nên công tác thanh quyết toán được sử dụng một cách linh hoạt, phối hợp của nhiều biện pháp khác nhau như: theo kiểm kê định kỳ, theo sản phẩm khoán đầu mục công việc, theo hợp đồng xây lắp đã ký với chủ đầu tư….
Công tác thanh quyết toán sử dụng nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà được thực hiện hàng tháng và trong những ngày cuối tháng. Dựa trên cơ sở khối lượng thực tế thi công trong tháng và kết hợp với định mức nội bộ của Công ty. Các công trường chốt khối lượng và lập bảng thanh quyết toán việc sử dụng nguyên vật liệu thực tế trong tháng gửi về Công ty.
Tại Công ty Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra khối lượng thực hiện trong tháng, Phòng kinh tế căn cứ vào kết quả kiểm tra của Phòng kỹ thuật đã xác nhận và định mức nội bộ và sẽ lập bảng quyết toán sử dụng nguyên vật liệu của Công ty trong tháng đó.
Phòng kinh tế kết hợp với Phòng vật tư cơ giớ và phòng tài chính kế toán xác nhận số lượng vật tư đã cấp trước đó cho các công trường trong tháng và nguồn kinh phí đã cấp cho các công trường tự mua các loại nguyên vật liệu tại chỗ thông qua hệ thống ngân hàng. Đối chiếu và xác nhận khối
lượng thi công thực tế với lượng nguyên vật liệu đã cấp và kinh phí mua nguyên vật liệu tại chỗ.
Nếu thừa nguyên vật liệu hoặc kinh phí thì chuyển cho tháng sau tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh.
Nếu thiếu thì Công ty phải bù kinh phí cho công trường. Trong trường hợp thiếu thì thường là thiếu kinh phí vì giá cả của nguồn nguyên vật liệu tại chỗ biến động theo từng thời kỳ, còn đối với nguồn nguyên vật liệu cấp phát từ Công ty thì đã được căn cứ vào phiếu yêu cầu sử dụng có sự phê duyệt của Tổng giám đốc.
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà trong 4 năm 2008 – 2011
(Đơn vị tính: Đồng)
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Tài sản ngắn hạn 10.136.575.420 28.756.769.420 32.335.772.462 60.269.143.132 2 Tài sản dài hạn 1.959.938.037 6.915.219.305 6.483.971.829 12.278.008.036 3 Nợ phải trả 6.060.051.286 23.776.426.765 25.027395.678 51.437.703.130 4 Vốn chủ sở hữu 6.036.644.171 11.895.561.960 13.792.348.613 21.109.458.038 5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.939.968.826 20.059.338.925 36.766.800.919 88.432.117.248 6
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
1.451.305.178 2.471.674.915 3.637.360.502 11.294.563.3877 Lợi nhuận sau thuế 1.166.849.364 2.080.362.586 2.726.495.560 9.374.823.310 7 Lợi nhuận sau thuế 1.166.849.364 2.080.362.586 2.726.495.560 9.374.823.310
( Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Từ bảng kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2008 – 2011 ta có thể nhận thấy thành công bước đầu của Công ty. Tuy mới thành lập từ năm 2008 nhưng năm đầu tiên Công ty đã có lợi nhuận sau thuế là 1.166.849.364 và lợi nhuận sau thuế của Công ty không ngừng tăng trong các năm tiếp theo năm 2009 tăng 78,29 % tương đương với số tiền là
913.513.222 đ. Bước sang năm thứ 3 thì lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng so với năm 2009 là 646.132.974 tương ứng với 31%. Mặc dù Công ty mới được thành lập trong năm 2008 và cũng là năm đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng Công ty không làm ăn thua lỗ và cũng không phá sản như những công ty non trẻ khác mà còn thu được những thành công bước đầu. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua bảng kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2008 – 2011. Lợi nhuận sau thuế trong 2009 tăng gần 80% so với năm 2008. Đến năm 2011 thì có thể nhận thấy sự tăng trưởng rõ được thể hiện trong bảng 3, lợi nhuận sau thuế là 9.374.823.310 tăng gần 2,5 lần so với năm 2010. Để đạt được kết quả như trên bên cạnh đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tinh thần làm việc nghiêm túc và máy móc thiệt bị hiện đại, cũng phải kế đến công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu. Ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, mua sắm máy móc hiện đại Công ty còn xây dựng định mức kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh một cách chính xác như: mức tiêu hao nhiên liệu, mức tiêu hao nguyên liệu có bê tông cấp phối, mức tiêu thụ điện…