PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở
3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIÊU DÙNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
QUẢN LÝ TIÊU DÙNG NGUYÊN VẬT LIỆU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI SÔNG ĐÀ
Để đưa ra điều kiện thực hiện các giải pháp được nêu trên là tương đối khó khăn, vì quá thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà có hạn chế và kiến thực thực tế trong sản xuất kinh doanh của một sinh viên trong quá trình thực tập còn nhiều thiếu sót. Nhưng em vẫn mạnh dạn đưa ra một số điều kiện như sau:
Để thực hiện được các giải pháp đã đưa ra như trên Công ty cần áp dụng hệ thống quản lý nguyên vật liệu thống nhất, các quyết định đưa ra không bị chồng chéo.
Máy móc thiết bị Công ty sử dụng phải được đồng bộ hóa, để từ đó xây dựng được mức tiêu hao nguyên vật liệu chính xác nhất, không ngừng đầu tư máy móc thiết bị mới và áp dụng khoa hoc kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.
Việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty trong kỳ, sẽ được thực hiện bởi những người có kiến thức và có kinh nghiệm thực tế trong sản xuất kinh doanh. Phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong Công ty, đặc biệt là Phòng vật tư cơ giới, Phòng kỹ thuật và phòng tài chính kế toán, những phòng ban liên quan trực tiếp tới quá
trình sử dụng và theo dõi nguyên vật liệu trong Công ty.
Hệ thống kho tàng bến bãi để bảo quản và dự trữ nguyên vật liệu phải dược đồng nhất, vì các đơn vị sản xuất kinh doanh trong Công ty có chức năng và nhiệm vụ là tương đương nhau. Có hệ thống kho như vậy thì quá trình nhập xuất được thực hiện dễ dàng và nhanh gọn, bên cạnh đó còn giúp cho quá trình theo dõi sự biến động của nguyên vật liệu được nhanh chóng và chính xác. Tiết kiệm được thời gian kiểm kê định kỳ.
Tổng giám đốc là người có quyết định cuối cùng trong việc cấp phát nguyên vật liệu và ra quyết định theo dõi sự biến động nguyên vật liệu một cách độc lập giữa các phòng là vật tư cơ giới và phòng tài chính kế toán. Từ đó, tránh hiện tượng thất thoát nguyên vật liệu. Sẽ có chế tài nghiêm khắc với từng cá nhân và bộ phận để xảy ra hiện tượng hao phí nguyên vật liệu do ý chí chủ quan. Hiện tượng hao phí do nguyên nhân khách quan thì phải cử người có kiến thức và kinh nghiệm thực tế kiểm tra để rút ra được những kinh nghiệm cho quá trình sản xuất tiếp theo. Hậu quả thất hao phí mà nghiêm trọng thì phải thành lập một ban kiểm tra độc lập bao gồm đại diện ban giám đốc, đại diện Phòng kỹ thuật, đại diện Phòng vật tư cơ giớ và đại diện phòng tài chính kế toán. Kết quả sẽ được lập biên bản và trình Tổng giám đốc xem xét và có quyêt định cuối cùng.
Đối với vấn đề lao động trong doanh nghiệp xây dựng cơ bản thay đổi thường xuyên đặc biệt với hình thức lao động thời vụ. Để khác phục tình trạng trên Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà nên có chế độ đãi ngộ về cả vật chất và tinh thần đối với người lao động. Từ đó người lao động sẽ có tình thần và trách nhiệm trong công việc và sử dụng nguyên vật liệu của Công ty. Bên cạnh đó đa số các Công ty xây dựng cơ bản hiện nay với lực lượng lao động phổ thông thì đa số sử dụng hình thức lao động thời vụ nên lượng lao động này biến động thường xuyên vì không được công ty đóng góp các chế độ xã hội như: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các chế độ ốm đau
cũng chưa được quan tâm đúng mức. Để tránh sự biến động trên thì nên có đội ngũ lao động phổ thông của chính công ty mình, được đào tạo về quy chế làm việc, kỹ năng làm việc cơ bản và đặc biệt là điều kiện an toàn trong lao động và sản xuất từ lúc bắt đầu làm việc trong Công ty. Lực lượng lao động phổ phông này sẽ ký hợp đồng lâu dài được đóng góp các chế độ xã hội và hưởng các chính sách đãi ngộ. Có như vậy thì họ mới gắn bó và làm việc cho Công ty lâu dài.
KẾT LUẬN
Quản lý sử dụng nguyên vật liệu là một trong những khâu quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất. Nó góp phần trực tiếp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh càng phát triển thì công tác quản lý nguyên vật liệu càng trở lên quan trọng. Hoàn thiện công tác quản lý tiêu dùng nguyên vật liệu trong bất kỳ doanh nghiệp nào đều có vai trò to lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Vì vậy, khối lượng nguyên vật liệu sử dụng là rất lớn, chủng loại phong phú. Cùng với sự cố gắng của ban giám đốc và của các bộ phận trong Công ty thì Phòng vật tư cơ giớ và Phòng kỹ thuật có vai trò to lớn trong việc quản lý nguyên vật liệu. Căn cứ vào khối lượng công việc của Phòng kỹ thuật mà Phòng vật tư cơ giớ có kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu cho kịp thời, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. Từ khối lượng thực tế đó Phòng vật tư cơ giớ sẽ xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu một cách chính xác, không gây ra dư thừa hay thiếu hụt nguyên vật liệu, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty được diễn ra liên tục. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông
Đà em rút ra một số vấn đề sau:
Nhìn chung công tác quản lý tiêu dùng nguyên vật liệu ở Công ty là tương đối tốt, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban có liên quan, Phòng kỹ thuật, Phòng vật tư cơ giớ và phòng kế toán.
Tổ chức quản lý nguyên vật liệu phù hợp, gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả. Quyết định trực tiếp là tổng giám đốc vì vậy không gây ra sự chồng chéo và trùng lắp trong ra quyết định.
Công ty đã xây dựng được kế hoạch nguyên vật liệu hợp lý và chính xác. Thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu được diễn ra theo một quy trình nhất định và nghiêm ngặt, vì vậy tránh được hiện tượng thất thoát. Bên cạnh đó Công ty cũng có hệ thống kho tại Hà Nội và tại các đơn vị sản xuất đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo được chất lượng nguyên vật liệu và cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất.
Việc theo dõi, ghi chép sổ sách kế toán chính xác, kịp thời phàn ánh sự biến động số lượng của nguyên vật liệu về Nhập- Xuất- Tồn kho. Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho việc quản lý nguyên vật liệu.
Quản lý và đánh giá sử dụng nguyên vật liệu được diễn ra theo định kỳ thường xuyên vì vậy Công ty có định mức tiêu hao chính xác. Góp phần giảm chi phí lưu kho hay là mua sắm, từ đó nâng cao hiệu quản kinh doanh của Công ty.
Bộ phận quản lý nguyên vật liệu không ngừng hoàn thiện công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu, kết hợp quản lý sổ sách và kiểm kê thực tế.
Quản lý sử dụng nguyên vật liệu ở doanh nghiệp sản xuất có tác dụng rất to lớn trong việc quản lý kinh tế. Thông qua công tác quản lý nguyên vật liệu giúp cho doanh nghiệp phòng ngừa được hiện tượng mất mát, lãng phí nguyên vật liệu, tăng tốc độ chu chuyển vốn lưu động, từ đó tăng cường tích lũy vốn. Quản lý sử dụng nguyên vật liệu mang tính khoa học và nghệ thuật
có tác dụng như một công cụ sắc bén có hiệu lục phục vụ yêu cầu quản lý kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay.
Qua thời gian tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà em thấy công tác quản lý nguyên vật liệu là công cỵ đắc lực giúp lãnh đạo Công ty nắm bắt được tình hình và chỉ đạo sản xuất, quản lý vật liệu có đảm bảo sẽ phản ánh chính xác tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty.
Thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Sông Đà em đã nắm được tình hình chỉ đạo sản xuất và quản lý sử dụng nguyên vật liệu. Em đã mạnh dạn đưa ra một số góp ý nhằm hoàn thiện công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu nói riêng và công tác quản lý nói chung. Thời gian thực tập không quá dài nhưng đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố lại kiến thức đã học để vận dụng vào thực tế. Để làm được điều này em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Phòng kinh tế, Phòng kỹ thuật và Phòng vật tư cơ giới, đồng thời nhờ sự chỉ bảo tận tình của PGS. TS Nguyên Thị Xuân Hương. Tuy nhiên báo cáo thực tập của em còn có những khó khăn khách quan nên không tránh khỏi thiếu sót. Do vậy em rất mong sự góp ý của thầy cô giáo để em hoàn thiện hơn nữa chuyên đề thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn.