Triển vọng hợp tác hai bên trên một số lĩnh vực chủ yếu

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 75)

3.2.1 Lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Từ thực trạng quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên ta thấy rằng, quan hệ giữa hai nước này đã trải qua những bước thăng trầm kể từ khi bán đảo chính thức bị chia cắt thành hai quốc gia riêng biệt. Sự thăng trầm này phụ thuộc vào đường lối lãnh đạo của các nguyên thủ hai quốc gia và một số nước lớn. Chính sách cứng rắn của ông Lee Myung-bak đã làm cho mối quan hệ hai miền trở nên căng thẳng. Các đời tổng thống trước đây của Hàn Quốc

luôn chủ trương tách rời giữa chính trị với kinh tế nên mối quan hệ hai miền có thời gian nồng ấm. Tuy nhiên, từ khi ông Lee Myung-bak lên nắm quyền, thay vì thực hiện Chính sách Ánh dương mềm dẻo, Tổng thống hiện nay của Hàn Quốc đã thực hiện chính sách cứng rắn với nước láng giềng, luôn gắn viện trợ và xa hơn nữa là quan hệ hai miền với việc giải trừ vũ khí hạt nhân của phía Triều Tiên.

Có thể nói, chủ trương, đường lối hòa bình và hòa giải vẫn được chính phủ của tổng thống Lee Myung-bak theo đuổi kể từ khi nhận chức, song những tuyên bố cứng rắn đối lập với hai tổng thống tiền nhiệm cùng với những thái độ thất thường của Bình Nhưỡng đã đẩy mối quan hệ hai bên trở nên phức tạp. Tuy nhiên, về nguy cơ xảy ra chiến tranh, phần đông giới phân tích cho rằng, chiến tranh giữa hai miền sẽ không xảy ra. Triều Tiên chỉ dùng chiến thuật “đao to búa lớn” như thường lệ và Hàn Quốc hiện chưa có hành động bất thường nào trên biên giới giữa hai nước.

Mặc dù hiện nay, tình hình đã thay đổi, nhưng trước thái độ thất thường của Triều Tiên, Hàn Quốc chắc sẽ không lùi bước trước Triều Tiên và tin rằng điều quan trọng trong mối quan hệ hai nước phải có những nguyên tắc chắc chắn và bền vững. Như vậy, có lẽ còn phải mất một thời gian khá lâu nữa, quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên mới có thể được như thời kỳ trước khi Lee Myung-bak lên nắm quyền và khó ai có thể dự báo chính xác được mối quan hệ hai miền sẽ tiến triển ra sao, có đạt được mục đích cuối cùng là thống nhất thành một quốc gia như đã từng có trong lịch sử hay không, vì câu trả lời phụ thuộc vào quan điểm, đường lối lãnh đạo của các nguyên thủ hai quốc gia này, đồng thời còn phụ thuộc vào sự can thiệp của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ. Do vậy, nếu Hàn Quốc thay đổi người lãnh đạo sẽ ảnh hưởng lớn đến quan hệ Nam – Bắc.

Những khó khăn về kinh tế trong hoàn cảnh bị cấm vận nghiệm ngặt có thể buộc các nhà lãnh đạo Triều Tiên thay đổi chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình. Một trong những đối tác mà Triều Tiên có thể liên hệ và kiếm tìm nguồn viện trợ lương thực chính là người anh em Hàn Quốc ngay bên cạnh. Ngày 28/09/2009, phía Triều Tiên thông qua Hội chữ thập đỏ hai nước cũng đã có những gợi ý gián tiếp kêu gọi phía Hàn Quốc viện trợ lương thực và phân bón. Điều đó cho thấy, kinh tế Triều Tiên đang rất khó khăn và trong sự khó khăn ấy đã buộc họ phải mềm mỏng hơn trong đối ngoại. Như vậy, nếu tình hình kinh tế của Triều Tiên tiến triển theo chiều hướng xấu do ảnh hưởng của lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc, thêm vào đó là thiên tai lụt lội thì khả năng nước này ngừng việc thử vũ khí hạt nhân và bắt tay với cộng đồng thế giới là rất cao. Khi đó, không chỉ là những hành động tỏ ý thiện chí mà là những cuộc đàm phán mang tính mặc cả để đổi lấy sự đảm bảo về an ninh và kinh tế. Tất nhiên, trong bối cảnh đó, mối quan hệ với Hàn Quốc sẽ được cải thiện đáng kể vì nguyên nhân gây ra căng thẳng đã không còn và Hàn Quốc cũng không bỏ qua cơ hội đó để tiến tới hòa giải hai miền.

Có thể nói, mấu chốt của mâu thuẫn giữa Hàn Quốc và Triều Tiên nằm ở chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng và vấn đề từ bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên như là một yếu tố quan trọng để giữ vũng ổn định khu vực cũng như cải thiện mối quan hệ giữa hai miền để từ đó đi đến hòa giải, hợp tác và xa hơn nữa là thống nhất đất nước. Tham gia giải quyết vấn đề đó có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Triều Tiên (sáu bên). Do vậy, để quan hệ hai miền bớt căng thẳng, tiến tới hhòa bình thì điều kiện cần thiết là phải xóa bỏ nguyên nhân gây ra căng thẳng đó. Nói cách khác, quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc không thể nồng ấm nếu như vấn đề hạt nhân trên bán đảo không được giải quyết một cách triệt để hoặc một trong hai bên chủ động thay đổi chính sách của mình đối với phía bên kia. Việc thay

đổi chính sách đối ngoại thường chỉ xảy ra khi có chính quyền mới, đồng nghĩa với việc chỉ xảy ra khi lãnh đạo cao nhất ở hai miền thay đổi, đặc biệt là phía Hàn Quốc, mà điều này một hai năm tới khó có thể xảy ra (trừ trường hợp đặc biệt nếu không phải chờ đến hết nhiệm kỳ của tổng thống Hàn Quốc vào năm 2013). Đặc biệt hơn nữa là phía Triều Tiên, một khi chính thể họ Kim không giữ vai trò lãnh tụ, mà điều này chưa thể xả ra trong tương lại gần. Vậy, chỉ có thể phụ thuộc vào tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên trong thời gian tới.

3.2.2. Lĩnh vực kinh tế

Có thể thấy rằng, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều đã nỗ lực xây dựng nền tảng cho việc hợp tác kinh tế hai miền. Qua bản tuyên bố tại cuộc họp thượng đỉnh vào ngày 4/10/2007, hai nước đã khẳng định việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế và xây dựng các bước đi một cách cụ thể, chi tiết.

Việc làm đầu tiên là cả hai phía nhất trí về các biện pháp thể chế, đồng thời đề cập tới vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng như hệ thống chu chuyển, thông tin liên lạc, kiểm tra hải quan nhanh chóng nhất. Hai bên cũng đồng ý xây dựng chỗ ở cho công nhân Triều Tiên, mở rộng đường giao thông gần Tổ hợp và điều chỉnh giờ tàu. Quá trình ra vào Tổ hợp cũng được đơn giản hóa qua việc giảm giờ giới nghiêm và gắn hệ thống truyền thanh của Triều Tiên với Hàn Quốc, cải tiến hệ thống kiểm tra hải quan như chấp nhận chế độ kiểm tra hải quan có chọn lọc.

Dự án tổ hợp công nghiệp Kaeseong có thể cải thiện quan hệ kinh tế hai miền. Cách thức hợp tác đã thay đổi từ gián tiếp sang trực tiếp và từ quan hệ thương mại song phương sang kiểu hợp tác đầu tư. Bên cạnh đó, hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên từ chỗ chỉ sử dụng đường biển đã chuyển sang việc sử dụng đường bộ để vận chuyển hàng hóa. Hơn nữa, hình thức hợp tác cũng

thay đổi từ hình thức đơn phương chuyển sang hình thức cùng tham gia. Sự hợp tác này sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai miền. Về lâu dài, sự hợp tác này tất nhiên sẽ góp phần vào việc cải thiện các mối quan hệ hai bên và giữ gìn hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Mặc dù cơ sở hạ tầng được xây dựng để phát triển khu công nghiệp chung và KIC có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của cả hai nước nhưng khó có thể nói được rằng dự án này sẽ tiếp tục phát triển. Chính phủ của tổng thống Lee Myung-bak có chính sách đối với Triều Tiên hoàn toàn khác biệt với các chính phủ tiền nhiệm. Sự thất vọng về chính sách mới của Seoul đã làm cho Bình Nhưỡng hủy bỏ tất cả các cuộc hội đàm song phương, trục xuất gần hết cán bộ quản lý của Hàn Quốc tại KIC về nước và thử tên lửa tại bờ biển phía Tây vào tháng 3-2008, kiểm soát chặt chẽ việc qua lại biên giới, đình chỉ hoạt động đường sắt qua biên giới.

Từ thực tế những diễn biến, kết quả đạt được trong quan hệ kinh tế giữa hai nước có thể dễ dàng nhận thấy rằng, quan hệ kinh tế hai miền luôn bị các quan hệ chính trị chi phối, chỉ phát triển khi có những chuyển biến tích cực trong quan hệ chính trị. Sau mỗi cuộc họp thượng đỉnh, quan hệ kinh tế được cải thiện đáng kể nhờ những thỏa thuận, ký kết về những dự án hợp tác kinh tế. Mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế hai miền thực sự phát triển dưới thời tổng thống Roh Moo-hyun, thể hiện qua các thành tựu kinh tế đạt được từ 3 dự án (Tổ hợp công nghiệp Kaeseong, nối lại các tuyến đường sắt và đường bộ và dự án phát triển du lịch Kim Cương), hứa hẹn sự phát triển kinh tế cho Triều Tiên và lợi ích kinh tế cho Hàn Quốc, đóng góp vào tiến trình hòa giải dân tộc.

Tuy nhiên, sự thay đổi đường lối chính trị của Tổng thống Lee Myung- bak đã làm cho mối quan hệ kinh tế hai nước trên đà trượt dốc, gây tổn hại lớn về kinh tế cho cả hai miền, xóa nhòa niềm tin, hy vọng vào triển vọng tốt

đẹp của các nhà đầu tư cũng như của toàn thể nhân dân hai nước trên Bán đảo. Sự căng thẳng trong quan hệ hai nước đã tác động tiêu cực tới ngành công nghiệp, tổn hại đến nền kinh tế Hàn Quốc, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại, giảm đầu tư vào Hàn Quốc, ảnh hưởng tới việc tạo công ăn việc làm, báo hiệu những trở ngại lớn đối với KIC trong tương lai. Các hoạt động hợp tác phát triển kinh tế tại KIC sẽ dần được nối lại nhưng việc thực hiện kế hoạch mở rộng phát triển như dự định ban đầu chắc sẽ khó thực hiện được.

Về hợp tác phát triển du lịch, do kinh phí đầu tư không nhiều như đầu tư vào việc phát triển công nghiệp, và nhu cầu du lịch của người Hàn Quốc ngày càng tăng nên trong tương lại, sự hợp tác này sẽ phát triển mạnh hơn so với sự hợp tác trong các lĩnh vực khác.

3.2.3. Lĩnh vực văn hóa – xã hội

Mặc dù xuất thân từ một dân tộc thuần nhất nhưng quan hệ trên lĩnh vực văn hóa - xã hội giữa Hàn Quốc và Triều Tiên không mấy tốt đẹp do ảnh hưởng của quan hệ chính trị. Khi quan hệ chính trị phát triển, thể hiện qua các cuộc họp thượng đỉnh của cả hai nước, quan hệ văn hóa - xã hội cũng phát triển theo thể hiện qua sự hợp tác thi đấu thể thao, đoàn tụ các gia đình ly tán, phát triển du lịch. Khi tình hình quan hệ hai bên xấu đi, các hoạt động này cũng giảm theo và khi quan hệ đứng trên bờ vực thẳm thì các hoạt động này cũng bị đình trệ hoàn toàn. Bên cạnh đó, ý thức hòa hợp dân tộc của người Hàn Quốc, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay cũng không còn mạnh mẽ như trước do sự khác biệt văn hóa - xã hội, về tư tưởng, trình độ phát triển kinh tế. Hơn nữa, hiện nay nhu cầu đoàn tụ các gia đình ly tán trong chiến tranh vẫn còn nhưng trong tương lai, những người trong các gia đình bị ly tán do chiến tranh không còn nữa vì sự chia cắt đất nước đã quá lâu thì nhu cầu đó sẽ giảm dần, không còn là vấn đề người dân trên bán đảo phải quan tâm như hiện nay. Chính vì vậy, triển vọng trong quan hệ văn hóa - xã hội trong tương lai chủ

yếu phát triển một số hoạt động nhân đạo và văn hóa thể thao và mức độ phát triển phụ thuộc vào tình hình quan hệ chính trị giữa hai nước.

3.3. Một số kiến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ hợp tác Hàn Quốc – Triều Tiên, Luận văn nêu ra một số kiến nghị sau:

1. Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc đã được nâng cao thành đối tác chiến lược, cần nắm bắt thời cơ, đẩy nhanh, mạnh tiến trình hợp tác kinh tế và văn hóa.

Có thể nói, về sự phát triển quan hệ ngoại giao song phương thì quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc được phát triển nhanh nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Ngày 22 – 12 – 1992, quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai nước mới được thiết lập, thời gian kể từ đó tới nay mà quan hệ hai bên đã được nâng cao đến mức cao nhất. Hơn nữa, cần nói thêm rằng, mối quan hệ này manh tính thực tế cao, sự đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt hiệu quả cao đối với cả hai bên, nét tương đồng văn hóa đã khiến cho hai bên nhanh chóng đi tới sự đồng thuận cao trong nếp suy nghĩ, cách làm và gần gũi nhau hơn. Xu hướng kết hôn Việt – Hàn ngày càng gia tăng càng làm cho tình cảm, quan hệ ruột thịt thêm gắn bó.v.v. Đó là những điều kiện cần và đủ để chúng ta “tăng tốc” trong việc thúc đẩy mối quan hệ này. Nói cụ thể hơn, một lộ trình phát triển kinh tế, tiếp nhận đầu tư mạnh, tiếp thu nguồn vốn lớn, học tập và nhận chuyển giao kinh nghiệm quản lý vĩ mô và vi mô, học hỏi và tiếp nhận khoa học kĩ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, điện tử kĩ thuật, kĩ thuật sản xuất ô tô, đóng tàu của Hàn Quốc cần phải nhanh chóng được lập ra một cách khả thi. Lại nữa, nguồn nhân lực để thực hiện, đi suốt lộ trình này phải được đào tạo bài bản, tu nghiệp ở Hàn Quốc. Hàn Quốc đi trước chúng ta một bước trong tiến trình xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 1961 đến 1995, trong vòng 35 năm mà Hàn Quốc đã thực sự trở thành “tiểu

hổ” trong khu vực, thu nhập bình quân tính theo đầu người năm 1996 là 10.000 USD một đầu người, thành tựu văn hóa đạt được khiến cả thế giới phải ngạc nhiên. “Làn sóng Hàn Quốc” đã ngập tràn cả khu vực Đông Nam Á và một số nước trên thế giới. Thêm nữa, về mặt quy mô, Hàn Quốc cũng tương tự như Việt Nam, không rộng và lớn như Trung Quốc, cùng là nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nền văn hóa Trung Hoa, bởi thế, kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc rất xứng đáng để chúng ta học hỏi.

Về mặt văn hóa, quan hệ lịch sử Việt – Hàn được bắt đầu từ thế kỉ XII, XIII với những sự kiện đặc biệt là các Hoàng tử nhà Lý Việt Nam vượt biển sang Cao Ly lánh nạn. Hậu duệ đời thứ sáu của dòng họ Lý Tinh Thiện là Lý Nghĩa Mẫn từng làm quan Tể tướng đầu triều Cao Ly trong 6 năm (1190 – 1196) và dòng họ này có rất nhiều chi, nhiều con cháu thành đạt, có tầm ảnh hưởng lớn ở phía Nam Hàn Quốc. Dòng họ Lý Long Tường ở Hoa Sơn có công lao rất lớn trong các cuộc chống quân Nguyên Mông xâm lược Cao Ly thế kỷ XIII và gây dựng nề nếp học hành ở Cao Ly. Ngày nay, số lượng người Hàn Quốc ở Việt Nam và người Việt Nam ở Hàn Quốc ngày càng tăng và đạt tới con số hàng chục vạn người. Hôn nhân Hàn – Việt gần như đã trở thành trào lưu ở hai nước. Dân gian gọi quan hệ hai nước là quan hệ “thông gia”. Người Hàn Quốc còn nói rằng, trong dòng máu thuần nhất của dân tộc Hàn nay đã pha trộn thêm dòng máu của dân tộc Việt. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã trỗi dậy ở Việt Nam, quan hệ Việt – Hàn tốt đẹp chưa từng thấy trong lịch sử…

Tất cả những điều nêu trên cho thấy rằng, thời cơ đẩy nhanh, mạnh tiến trình hợp tác Việt – Hàn đã tới, những điều kiện cần và đủ để tranh thủ sự hợp tác này nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 75)