Thời kỳ 2008 đến nay

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 39)

Sau khi nắm quyền vào tháng 2-2008, tổng thống Lee Myung-bak tiếp tục theo đuổi đường lối, chính sách hòa bình và hòa giải nhưng tuyên bố gắn vấn đề giải trừ vữ khí hạt nhân với viện trợ nhân đạo. Để thực hiện mục tiêu, ông đã đề ra kế hoạch “tầm nhìn 3000: giải trừ vũ khí hạt nhân và mở cửa” trong đó nói rõ rằng nếu Triều Tiên chấp nhận từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân và mở cửa với bên ngoài, Hàn Quốc sẽ cùng với cộng đồng thế giới giúp Triều Tiên cải thiện tình hình kinh tế, giáo dục, tài chính và hệ thống phúc lợi xã hội để nâng cao thu nhập quốc dân bình quân theo đầu người của Triều Tiên lên mức 3000 USD trong vòng 10 năm.

Triều Tiên đã vô cùng thất vọng khi tổng thống Lee Myung-bak tuyên bố vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân phải đạt được trước khi có bất kì một sự hợp tác tích cực nào giữa hai miền. Triều Tiên đã phẫn nộ trước sự can thiệp của Hàn Quốc vào vấn đề này, cho rằng đây là vấn đề phải đàm phán với Mỹ. Rõ ràng sự thành công trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân chủ yếu phụ thuộc vào quá trình đàm phán giữa Mỹ với Triều Tiên cũng như cộng đồng quốc tế, không phụ thuộc vào các hành động hay tuyên bố nào của Hàn Quốc, mặc dù Hàn Quốc cũng là một trong những thành phần tham dự trong các cụộc đàm phán 6 bên. Chính vì vậy, chính sách gây áp lực của Hàn Quốc thực

tế đã gây tác động ngược. Hàn Quốc không thể thuyết phục hay bắt buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân. Việc tạo nên một vùng không có vũ khí hạt nhân chỉ có thể đạt được một vấn đề an ninh của Triều Tiên được đảm bảo và đồng thời, Triều Tiên phải nhận được viện trợ của cộng đồng quốc tế.

Hàn Quốc đã vội vã khi nghĩ rằng việc ngừng giúp đỡ sẽ làm cho Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và kêu gọi viện trợ. Trái lại, điều đó đã làm cho Bình Nhưỡng càng tức giận hơn và mối quan hệ hợp tác song phương gần như bị chấm dứt hoàn toàn.

Khi nhận chức, ông Lee Myung-bak đã tuyên bố sẽ cải thiện quan hệ với Mỹ và gắn bó hợp tác kinh tế với tiến trình khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên. Ông cũng đã tuyên bố sẽ xem xét lại tất cả những bản thỏa thuận đã đạt được trong cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Roh Moo-huyn với nhà lãnh đạo Kim Jong-il vào ngày 3-10-2007 tại Bình Nhưỡng. Trước những tuyên bố của Hàn Quốc, Triều Tiên đã lên tiếng rằng tổng thống Lee Myung- bak là “kẻ theo đuôi Mỹ” và chống lại các chính sách của Triều Tiên.

Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi một tướng lĩnh cấp cao của Hàn Quốc tuyên bố rằng Hàn Quốc sẵn sàng tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên nếu thấy có dấu hiệu đe dọa đến quân đội Hàn Quốc. Tuyên bố đó đã làm cho Bình Nhưỡng nổi giận và phản ứng quyết liệt. Ngay ngày 8 tháng 3, sau một hôm nghe tuyên bố, Triều Tiên đã cho thử tên lửa ở bờ biển phía Đông để thể hiện sức mạnh quân sự của mình. Đồng thời, cho máy bay phản lực tuần tiễu gần không phận của Hàn Quốc, tuyên bố ngừng mọi đối thoại hai bên, ngừng việc dỡ bỏ các lò phản ứng hạt nhân theo thỏa thuận 6 bên đã đạt được từ năm trước và đe dọa “sẽ biến Seoul thành tro bụi” nếu bị tấn công. Tiếp theo đó, Bình Nhưỡng lần lượt trục xuất hầu hết người Hàn Quốc đang làm việc tại Tổ hợp công nghiệp Kaeseong về nước,cắt đứt mọi liên lạc với Hàn Quốc, chỉ trích tổng thống Lee Myung-bak là “kẻ lòe bịp chính trị”.

Trước sự phẫn nộ của Bình Nhưỡng, Hàn Quốc tỏ ra thận trọng vì e ngại rằng Bình Nhưỡng có thể có những hành vi liều lĩnh hơn. Để xoa dịu tình hình, tổng thống Lee Myung-bak đã gián tiếp thừa nhận qua báo chí Washington Post rằng Hàn Quốc cần rút kinh nghiệm.

Những tuyên bố của tổng thống Lee Myung-bak: Gắn viện trợ nhân đạo với việc giả trừ vũ khí hạt nhân, ưu tiên quan hệ Hàn Quốc –Mỹ, xem lại các thỏa thuận đã đạt được giữa cựu Tổng thống Roh Moo-hyun và Chủ tịch Kim Jong-il, đã làm cho Bình Nhưỡng phản ứng quyết liệt, lên án tổng thống mới của Hàn Quốc, từ chối đàm phán, đối thoại, cắt đứt mọi quan hệ với Hàn Quốc, đã đẩy mối quan hệ giữa hai miền đến bên bờ vực thẳm.

Sự căng thẳng trong quan hệ hai miền kể từ đầu nhiệm kỳ tổng thống mới đã gần như xóa bỏ hoàn toàn những thành tựu đã đạt được dưới thời hai tổng thống tiền nhiệm, làm chậm lại quá trình ngoại giao tìm kiếm giải pháp vấn đề an ninh trên bán đảo. Rõ ràng là đường lối, chính sách đối ngoại và an ninh của Hàn Quốc từ khi ông Lee Myung-bak lên nắm quyền (gọi là học

thuyết MB)5, đặc biệt là đối với Triều Tiên hoàn toàn đi ngược lại nguyên tắc

hoạt động của Chính sách Ánh dương cũng như Chính sách Hòa Bình và thịnh vượng chung dưới thời Tổng thống Kim Dae-jung và Roh Moo-hyun.

Học thuyết MB yêu cầu Triều Tiên phải từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi có thể hợp tác kinh tế với Hàn Quốc. Nói cách khác, chỉ có giải trừ vũ khí hạt nhân, mở cửa ra bên ngoài mới có thể giúp Triều Tiên triển khai các dự án kinh tế với Hàn Quốc. Trong khi đó, dưới thời hai Tổng thống trước, Hàn Quốc thường phải đi trước một bước, sau đó Triều Tiên mới có thể hưởng ứng theo trong các mối quan hệ hai bên. Nói vắn tắt, Triều Tiên phải là người đi trước (giải trừ vũ khí hạt nhân), sau đó Hàn Quốc mới đáp lại bằng việc giúp đỡ về kinh tế.

5

Chính sách của Tổng thống Lee Myung-bak ngày càng bị nhiều người phê phán, đặc biệt là các nhà chính trị từ phía các đảng đối lập, bao gồm Đảng dân chủ thống nhất và các đảng khác. Họ cho rằng, kể từ khi Lee Myung-bak lên nắm quyền, quan hệ Hàn Quốc - Triều Tiên gần như bị đổ vỡ hoàn toàn. Họ kêu gọi chính quyền hãy tôn trọng, kế thừa những thỏa thuận có được với chính quyền Triều Tiên trước đây.

Mặc dù Triều Tiên thừa nhận Hàn Quốc cũng đã có một số cố gắng trong việc cải thiện mối quan hệ hai miền như đối thoại, tiếp xúc, hội đàm cấp cao, thảo luận các vấn đề liên quan đến kinh tế, thể thao và các hoạt động văn hóa, đoàn tụ giữa các gia đình ly tán, xây dựng tổ hợp công nghiệp Kaeseong và nối lại các tuyến đường sắt, đường bộ hai bên, nhưng Triều Tiên vẫn không ngừng công kích, quyết chí chống lại Hàn Quốc.

Vào giữa năm 2008, chính sách đối với Triều Tiên của chính quyền Lee Myung-bak đã có những dấu hiệu mềm dẻo hơn. Chẳng hạn, ban đầu, lập trường của ông Lee là sẽ không viện trợ lương thực cho Triều Tiên một khi vấn đề hạt nhân chưa được giải quyết nhưng sau đó đã đề nghị có cuộc đối thoại giữa hai bên về việc cung cấp 50.000 tấn ngũ cốc cho Triều Tiên. Tiếp theo là việc đồng ý nối lại viện trợ lương thực cho Triều Tiên kể từ tháng 10- 2008 mà không cần có sự đề nghị từ phía Triều Tiên. Tuy nhiên, quyết định này chưa được thực hiện vì vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên lại tiến triển theo chiều hướng xấu.

Mặc dù quan hệ hai miền có lúc êm dịu hơn đôi chút, thể hiện qua các dự định đối thoại về quân sự, nối lại các cuộc tiếp xúc chính thức giữa hai chính phủ vốn đã nguội lạnh từ khi tổng thống Lee Myung-bak lên nắm quyền, nhưng sự lắng dịu cũng chẳng kéo dài được bao lâu. Việc Hàn Quốc hoan nghênh Mỹ đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách các nước tài trợ cho khủng bố trong khi Nhật Bản phản đối đã thể hiện phần nào động thái tích cực của

Hàn Quốc trong việc cải thiện quan hệ với Triều Tiên. Nhưng việc Triều Tiên đóng cửa biên giới, trục xuất hầu hết người Hàn Quốc khỏi khu công nghiệp Kaeseong, đình chỉ hoạt động đường sắt, du lịch qua biên giới bắt đầu từ tháng 12-2008, tuyên bố vô hiệu hóa toàn bộ hợp đồng với Hàn Quốc tại khu công nghiệp Kaeseong vào tháng 5-2009, hủy các thỏa thuận chính trị, quân sự, đe dọa gây ra chiến tranh đã buộc Hàn Quốc phải có những hoạt động chuẩn bị đối phó đã làm cho quan hệ giữa hai nước lại trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết, đe dọa đến an ninh khu vực nói chung.

Sau vụ thử vũ khí hạt nhân hồi tháng 5/2009, quan hệ liên Triều ngày càng xấu đi với những sự kiện đẩy quan hệ hai miền bên bờ vực chiến tranh. Trước hết là vụ chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc và Uỷ ban điều tra quốc tế gồm Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Anh, và Thuỵ Điển thì cho rằng CHDCND Triều Tiên đã dùng ngư lôi để phá huỷ tàu và hậu quả là tàu bị chìm và 46 thuỷ thủ thiệt mạng (kết luận của Uỷ ban này không được Nga và Trung Quốc đồng tình, thậm chí Nga còn lập một tổ điều tra riêng để điều tra về nguyên nhân chìm tàu), tuy nhiên phía Bình Nhưỡng lại bác bỏ kết luận điều tra này và cho đó là sự vu khống của phía Hàn Quốc. Họ sẵn sàng chứng minh rằng vụ chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc không phải họ là thủ phạm và ngư lôi làm chìm tàu của Hàn Quốc không phải của CHDCND Triều Tiên (Ngư lôi của CHDCND Triều Tiên vỏ làm bằng hợp kim thép chứ không phải hợp kim nhôm). CHDCND Triều Tiên cho rằng Hàn Quốc và Mỹ đổ lỗi cho họ là nguyên nhân của việc chìm tàu chỉ là nhằm tạo ra lý do để quân đội Mỹ hiện diện trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực Đông Bắc Á.

Thực chất của vấn đề như thế nào? ai là thủ phạm của vụ chìm tàu của Hàn Quốc vẫn là một câu hỏi nhưng qua vụ việc đó đã làm quan hệ liên triều trở nên xấu đi. Phía Hàn Quốc đã có những phản ứng rất gay gắt và có những biện pháp cụ thể để đáp trả phía CHDCND Triều Tiên. Cụ thể là về lĩnh vực

kinh tế đình chỉ mọi hoạt động giao dịch thương mại và chương trình trao đổi với CHDCND Triều Tiên, chỉ duy trì khu công nghiệp chung Kaeseong. Các tàu thương mại mang cờ CHDCND Triều Tiên sẽ không được đi qua các tuyến vận tải biển thuộc lãnh hải Hàn Quốc. Về ngoại giao, phía Hàn Quốc cũng yêu cầu CHDCND Triều Tiên phải công khai xin lỗi Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế đồng thời trừng phạt những người có liên quan trong vụ đánh đắm tàu Cheonan. Về quân sự Hàn Quốc lên kế hoạch tập trận quân sự vào cuối năm 2010 để đối phó với vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng. Bên cạnh đó Hàn Quốc cho khôi phục lại chiến tranh tâm lý chống lại CHDCND Triều Tiên, hoạt động này vốn đã ngưng lại từ năm 2004 sau khi có những dấu hiệu nồng ấm trở lại trong quan hệ hai miền Triều Tiên dưới tác động của chính sách Ánh Dương. Mỹ và Hàn Quốc cũng đã tập trận chung chống tàu ngầm trên biển Hoàng Hải để trả đũa Bình Nhưỡng về vụ chìm tàu Cheonan.

Vụ chìm tàu của Hàn Quốc chưa lắng dịu thì tiếp đến là sự kiện CHDCND Triều Tiên bắn pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, gây ra tình trạng cực kỳ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi chiến tranh Triều Tiên nổ ra năm 1950-1953. Cũng giống như các lần xung đột trước đây, trong cuộc đọ pháo lần này, hai miền Triều Tiên đổ lỗi cho nhau và bên nào cũng đổ lỗi cho phía bên kia là bắn pháo trước, còn bên mình bắn trả chỉ nhằm mục đích tự vệ. Việc CHDCND Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc đã làm cho phía Hàn Quốc vô cùng tức giận. Hàn Quốc đã đưa ra những biện pháp cứng rắn để đối phó với CHDCND Triều Tiên. Trong phiên họp khẩn cấp diễn ra ngày 25/11/2010 (hai ngày sau khi phía CHDCND Triều Tiên nã pháo vào đảo Yeonpyeong), chính phủ Hàn Quốc đã quyết định cho áp dụng luật sử dụng vũ lực mới để đối phó với CHDCND Triều Tiên. Chính phủ Hàn Quốc cũng quyết định tăng cường binh lính cũng như trang bị vũ khí tới các đảo sát CHDCND Triều Tiên để

đối phó với nguy cơ đe doạ đến từ nước này. Cũng vào ngày 25/11/2010 phía Hàn Quốc đã tuyên bố ngừng toàn bộ kế hoạch viện trợ xi măng và thuốc trị giá 66.000 USD giúp phía CHDCND Triều Tiên khắc phục thiệt hại do lũ lụt. Đồng thời Bộ thống nhất Hàn Quốc ra thông báo yêu cầu các tổ chức dân sự của Hàn Quốc huỷ bỏ kế hoạch viện trợ cho trẻ em Triều Tiên. Về mặt ngoại giao phía Hàn Quốc cũng liên hệ với Bộ ngoại giao các nước trong khu vực và trên thế giới để kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án hành động tấn công vào dân thường của phía CHDCND Triều Tiên. Ngoài ra Bộ ngoại giao Hàn Quốc cũng gửi thông báo đến hơn 150 lãnh sự quán của Hàn Quốc trên thế giới để yêu cầu công dân Hàn Quốc hạn chế việc đến các nhà hàng Triều Tiên và tiếp xúc với người Triều Tiên.

Mặc dù hai miền Triều Tiên vẫn tranh cãi về việc bên nào nã pháo trước và mục đích của việc CHDCND Triều Tiên nã pháo vẫn chưa được làm sáng tỏ nhưng có thể thấy rằng vụ nã pháo của CHDCND Triều Tiên vào đảo Yeonpyeong đã làm cho quan hệ liên Triều được đẩy lên đến cực điểm của sự căng thẳng. Sự căng thẳng đó đã làm cho các nước trong khu vực lo lắng về một cuộc xung đột quân sự nếu các bên không biết kiềm chế, các nước đã phải nhóm họp để tìm ra biện pháp đối phó với những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên.

Căng thẳng trên bán đảo triều Tiên chỉ có thể hạ nhiệt và được giải quyết ổn thoả khi hai bên chấp nhận đối thoại với nhau thông qua trung gian hoà giải và hội nghị các bên tham gia đàm phán về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên là cách thức tốt nhất để giải quyết vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 39)