Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 71)

Quan hệ hai nước Hàn Quốc – Triều Tiên mặc dù có những thăng trầm, nhưng cũng có những điều kiện thuận lợi giúp cho việc hòa giải, hợp tác giữa hai miền Triều Tiên đó là:

Thứ nhất, yếu tố quốc tế, tình hình quốc tế hiện nay góp phần không

nhỏ vào tiến trình hòa giải, thống nhất hai miền.

Thế giới hiện đang trong xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển, chính điều này đã góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Mặc dù không thể khẳng định tuyệt đối rằng thế giới hoàn toàn yên bình nhưng không khí hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia bao trùm hầu khắp mọi nơi đã phần nào tác động tích cực đối với mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Rõ ràng, bài học từ các cuộc chiến tranh nóng cũng như lạnh đã cho các quốc gia trên thế giới cũng như hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên nhìn nhận rõ về bản chất của chiến tranh. Nó không những không thể đem lại lợi ích tối đa cho bất cứ nước nào mà xét cho cùng còn làm chậm sự phát triển của thế giới. Hơn thế nữa, sự đối đầu giữa hai quốc gia lại vốn trước đây đã từng là một dân tộc không còn phù hợp trong bối cảnh mà sự ổn định và ưu tiên phát triển kinh tế đang là mục tiêu theo đuổi hàng đầu của hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, hòa vào xu thế chung của các nước trên thế giới đều điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè hữu nghị, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp thông qua đối thoại hòa bình, tích cực phối

hợp, hợp tác giải quyết các bất đồng và xung đột khu vực, Hàn Quốc và Triều Tiên từ chỗ ở hai chiến tuyến, luôn đối đầu căng thẳng đã dần dần đi vào hòa giải và hợp tác, đưa đến những thay đổi lớn trên bán đảo.

Bên cạnh đó xu thế toàn cầu hóa kinh tế cũng tác động thúc đẩy quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Những phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ đã tác động làm dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu nền kinh tế thế giới cũng như thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa. Tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập trung mọi sức lực vào ưu tiên phát triển kinh tế. Thế giới dần trở thành một thị trường chung bất kể sự khác biệt về thể chế chính trị và trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các khu vực theo đó ngày một tăng lên. Trong bối cảnh như vậy, các quốc gia buộc phải tham gia hội nhập để tồn tại và phát triển. Hàn Quốc và Triều Tiên cũng không ngoại lệ, đặc biệt là Triều Tiên. Sau một thời gian dài đóng cửa, những năm gần đây, Triều Tiên đã bắt đầu tham gia và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Chính nhờ đó, mối quan hệ Hàn- Triều đã được khai thông và càng ngày càng có nhiều bước tiến đáng kể.

Thứ hai, do hai nước Hàn Quốc và Triều Tiên có cùng văn hóa và ngôn

ngữ vì vậy nhân dân hai nước rất thuận lợi trong các hoạt động thể thao và văn hóa.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)