Sau khi Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai quốc gia riêng rẽ vào năm 1945 và cuộc chiến tranh hai miền năm từ năm 1950 đến 1953, hàng triệu gia đình Triều Tiên bị ly tán. Không có thư từ trực tiếp, dịch vụ điện thoại hoặc bất kỳ hình thức liên lạc nào khác giữa công dân hai nước qua biên giới.
Tiến trình đoàn tụ các gia đình ly tán được bắt đầu từ cuộc gặp cấp Chính phủ giữa hai nước diễn ra từ ngày 11-17/4/1998 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại cuộc gặp, Hàn Quốc đã đề xuất việc thành lập một địa điểm gặp gỡ cho các gia đình ly tán và một cơ quan liên lạc giữa các gia đình ly tán. Hàn Quốc cũng tích cực ủng hộ nỗ lực của các tổ chức, cá nhân xúc tiến các cuộc gặp tại nước thứ ba.
Bảng 2.4: Trao đổi giữa các gia đình ly tán
Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Tổng Xác minh tình trạng còn sống hoặc đã chết 35 127 136 221 135 104 96 164 377 1,395 Số ngƣời gặp tại nƣớc thứ 3 6 11 19 12 11 17 18 61 108 263 Nguồn: Bộ Thống nhất Hàn Quốc
Tuy nhiên, trao đổi chính thức cấp cao bắt đầu từ Tuyên bố chung Nam Bắc Triều Tiên tại cuộc họp Thượng đỉnh tháng 6-2000, kể từ đó vấn đề đoàn tụ các gia đình ly tán có bước phát triển lớn nhưng cũng có thời kỳ bị gián đoạn do quan hệ hai miền căng thẳng vẫn diễn ra.
Để tạo điều kiện cho nhiều người được đoàn tụ, hai miền đã xây dựng trung tâm đoàn tụ gia đình ở khu vực núi Kim Cương. Tháng 11-2003, hai miền đã nhất trí xây dựng một trung tâm đoàn tụ gia đình tại khu vực núi Kim Cương. Theo đó, Hàn Quốc sẽ chịu chi phí xây dựng, còn Triều Tiên cung cấp nhân công. Trung tâm này bao gồm nhiều phòng có tổng diện tích là
65.617 m2 và là khu nghỉ ngơi đầy đủ tiện nghi.
Kể từ đó đến năm 2004, hai miền đã tổ chức 8 vòng đoàn tụ tại khu nghỉ mát trên đỉnh núi Kim Cương nằm bên bờ biển phía Đông của Triều Tiên. Đợt đoàn tụ thứ 9 cũng diễn ra tại địa điểm trên từ ngày 29/3 đến 3/4/2004. Danh sách cho cuộc gặp này có tất cả 400 người (Hàn Quốc 200 người và Triều Tiên 200 người). Trong số những người được đoàn tụ lần này, có 186 người Triều Tiên và 170 người Hàn Quốc đã trên 70 tuổi. Trong cuộc đoàn tụ ngày 26/8/2005 đến ngày 28/8/2005, 150 người Hàn Quốc đã đến Triều Tiên đoàn tụ với 200 người thân trong gia đình của mình. Tính đến thời gian trên, đã có khoảng 10.000 người dân của hai miền được đoàn tụ với gia đình.
Ngày 20/3/2006, đã có 149 người Hàn Quốc lên đường tới khu Kim Cương để gặp gỡ 269 thân nhân trong đợt đoàn tụ các gia đình ly tán lần thứ 13. Theo kế hoạch, ngày 23/3 có thêm 436 người Hàn Quốc tham gia đoàn tụ. Tuy nhiên, ngày 21/3/2006, Triều Tiên đã đột ngột tuyên bố hủy bỏ cuộc đoàn tụ các gia đình ly tán lần thứ 13 nhằm phản đối việc báo chí Hàn Quốc đưa tin một công dân Hàn Quốc, ông Chơn Mun Xớc, một ngư dân 76 tuổi bị Triều Tiên bắt cóc từ năm 1969 sẽ được gặp lại vợ trong cuộc đoàn tụ này.
Để tăng thêm số người được đoàn tụ, Hàn Quốc còn đưa ra sáng kiến cho những người thân gặp mặt nhau qua cầu truyền hình. Buổi đầu tiên diễn ra vào ngày 27/3/2007 và kéo dài trong 3 ngày. Cuộc gặp gỡ đã kết nối Bình Nhưỡng với 9 thành phố lớn của Hàn Quốc. Ba ngày đoàn tụ qua mạng truyền hình trực tuyến đã giúp 120 gia đình với 856 người được gặp nhau. Rất nhiều cảnh tượng cảm động đã diễn ra. Lần đầu tiên trong lịch sử, những người thân lâu ngày được nói chuyện và nhìn thấy nhau qua cầu truyền hình.
Ngoài ra, để nhiều người ly tán của hai miền được mau chóng gặp gỡ và có thể trao đổi nhiều thông tin cho nhau, hai miền đã tổ chức cho các gia đình gặp nhau qua video. Ngày 6/12/2007, Bộ Thống Nhất Hàn Quốc đã thông qua khoản ngân quỹ đặc biệt 317 triệu won (tương đương 340.000 USD) để bắt đầu thực hiện dự án mới. Theo đó, Hàn Quốc sẽ tài trợ cho Triều Tiên máy quay phim, xe cộ và những thiết bị khác cũng như 1.000 USD chi phí quay phim cho mỗi gia đình. Để quay video các gia đình ly tán, đầu tiền Triều Tiên phải tìm kiếm các gia đình ly tán trên ở những vùng, miền khác nhau, đưa họ tới phòng thu tại Bình Nhưỡng và sau đó tiến hành các thủ tục khác.
Kể từ năm 2000 đến 2007, hai miền Triều Tiên đã tổ chức gặp mặt đoàn tụ các gia đình ly tán 14 lần, tiến hành 2 dự án xác minh địa chỉ và tình trạng sinh tử; 1 dự án trao đổi thư từ; 5 dự án đoàn tụ qua video; 14.471 người Triều Tiên đã được đoàn tụ qua 14 lần đoàn tụ gặp mặt trực tiếp; 2.732 người Triều Tiên đã gặp mặt người thân thông qua 5 dự án đoàn tụ qua video; không bao gồm 39.217 người mới được xác minh tình trạng sinh tử trong lần đoàn tụ thứ 5 qua video. Địa chỉ và tình trạng sinh tử của người Triều Tiên đã được xác minh và 300 người đã trao đổi thư từ.
Bên cạnh việc đoàn tụ chính thức giữa các gia đình ly tán, hàng ngày có khoảng 1.000 người Hàn Quốc sống quanh DZ qua lại thăm nhau. Theo thống
kê, trong thời gian từ năm 1971 đến năm 2000, trung bình người dân Nam – Bắc gặp nhau 12,3 lần. Từ Hội nghị Thượng đỉnh lần 1 đến lần 2 (2000- 2007), con số này tăng lên 2,8 lần. Hội nghị lần 2 còn có chủ chương giúp cho việc củng cố nền tảng trong việc trao đổi và hợp tác hai bên trên cơ sở, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Sau đợt đoàn tụ tháng 10/2007chương trình này đã bị gián đoạn hai năm do quan hệ liên Triều căng thẳng. Trong nỗ lực giảm bớt căng thẳng, tháng 8-2009, hai bên đã nhất trí tổ chức đoàn tụ cho hơn 200 thân nhân các gia đình bị ly tán.
Từ ngày 26 đến ngày 28/9/2009, 100 người Hàn Quốc đã có mặt tại núi Kim Cương để gặp lại những người thân hiện đang sinh sống tại Triều Tiên. Trong khi đó, từ ngày 29/9 đến ngày 1/10/2009, 100 người Triều Tiên cũng có cơ hội được gặp mặt những người thân hiện đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Cuộc gặp mặt lần này diễn ra đúng dịp Tết Trung thu, một trong hai kỳ nghỉ lớn nhất trong năm theo truyền thống của người Triều Tiên.
Gần đây nhất, ngày 31/10/2010, gần 200 gia đình ly tán đã được đoàn tụ tại khu nghỉ mát Kim Cương thuộc vùng duyên hải Đông Nam Triều Tiên. Khoảng 430 công dân Hàn Quốc tới Triều Tiên và được gặp mặt 97 thân nhân của họ, là người Triều Tiên.
Tiến trình đoàn tụ các gia đình ly tán bị gián đoạn kể từ khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak lên nhận chức hồi tháng 2-2008. Phản ứng trước việc chính phủ Hàn Quốc thi hành chính sách cứng rắn với Triều Tiên, Bình Nhưỡng đã cắt đứt các cuộc thương lượng chính thức song phương giữa hai miền. Bộ Thống nhất cho rằng cần nhanh chóng khôi phục đàm phán với Triều Tiên trong vấn đề đoàn tụ các gia đình ly tán bởi số người thất lạc gia đình đã rất cao tuổi, nhiều người đã chết trước khi được gặp lại người thân.
Tuy nhiên, phía Triều Tiên đã không mặn mà trong vấn đề này do quan hệ giữa hai nước đang tiến triển theo chiều hướng ngày càng xấu đi.
Tiểu kết
Kể từ sau Chiến tranh Lanh quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên ở trong trạng thái hòa dịu, hợp tác. Hai cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nước đã đánh dấu những bước ngoặt lịch sử trong quan hệ chính trị ngoại giao, kinh tế, văn hóa thể hiện qua những bản tuyên bố, thỏa thuận song phương. Hợp tác kinh tế, cụ thể là Dự án hợp tác xây dựng tổ hợp kinh tế Kaeseong, Dự án nối lại các tuyến đường sắt Nam-Bắc, Dự án phát triển du lịch đã đưa lại nguồn lợi kinh tế cho cả hai nước và góp phần thúc đẩy quá trình hòa giải dân tộc. Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực văn hóa bao gồm các hoạt động không thường xuyên của Hội chữ thập đỏ, hoạt động thi đấu thể thao, trợ giúp lương thực và đoàn tụ các gia đình ly tán do chiến tranh. Tuy nhiên, sự thay đổi đường lối lãnh đạo so với trước đây của đương kim Tổng thống Hàn Quốc đã làm cho quan hệ Hàn – Triều rơi vào bế tắc. Mặc dù thời gian gần đây, hai bên đã có những dấu hiệu thể hiện mong muốn hợp tác đàm phán sáu bên để giải quyết vấn đề hạt nhân nhưng chiều hướng phát triển vẫn còn là vấn đề khó dự đoán.
CHƢƠNG 3: TRIỂN VỌNG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA HAI MIỀN TRIỀU TIÊN
3.1. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên