Thời kỳ 2003-2008

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 37)

Năm 2003, Roh Moo-Huyn lên làm tổng thống Hàn Quốc, tiếp tục theo đuổi chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc. Cuộc họp thượng đỉnh hai nước lần thứ hai đánh dấu bước ngoặt lịch sử, mở ra triển vọng tốt đẹp cho quan hệ giữa hai miền.

Sau sự đón tiếp nồng hậu của nhân dân Triều Tiên đối với phái đoàn của tổng thống Hàn Quốc, tại cuộc gặp cấp cao, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Il và Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-Huyn đã tập trung thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hòa bình trên bán đảo, viện trợ và đầu tư của Hàn Quốc cho Triều Tiên; vấn đề biên giới, đoàn tụ các gia đình ly tán, du lịch, khai thác mỏ và đẩy mạnh hoạt động của hệ thống đường sắt hai miền. Những chủ đề nhạy cảm và các vấn đề tồn tại, như vấn đề bắt cóc, tù nhân chiến tranh…không được đưa ra thảo luận và đã ký “Tuyên bố về việc phát triển quan hệ hai miền, hòa bình và thịnh vượng”. Bản Tuyên bố chung này bao gồm 8 điểm chính, đặt nền móng cho việc tái lập hòa bình, hòa giải giữa hai miền Nam – Bắc. Quan trọng nhất trong Bản Tuyên bố là việc hai bên đồng ý với quan điểm nên kết thúc Hiệp định ngừng bắn sau cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 và thay bằng một Hiệp ước hòa bình lâu dài. Hai nhà lãnh đạo đề nghị các nước liên quan tới cuộc chiến này nhóm họp lại để bàn về một hiệp ước chính thức. Bản tuyên bố chung cũng nêu rõ, hai miền Nam –

Bắc nhất trí chấm dứt các hoạt động quân sự thù địch và mở rộng đáng kể việc hợp tác hai bên về chính trị, kinh tế, phi hạt nhân và nhiều vấn đề khác.

Hai nước sẽ tiến tới việc ký một Hiệp ước hòa bình, thay thế Hiệp định đình chiến năm 1953, nhằm chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Hai nước cũng sẽ mở tuyến vận tải đường sắt; tăng cường hợp tác kinh tế; xây dựng một tổ hợp đóng tàu biển chung và một khu công nghiệp ở Triều Tiên, gần khu phi quân sự chia cắt hai miền hiện nay.

Nhìn chung, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 đã mang tới hàng loạt thỏa thuận hợp tác song phương và hòa giải giữa hai quốc gia. Nội dung chính trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Roh Moo-huyn và Chủ tịch Kim Jong-il chủ yếu thảo luận xoay quanh việc thúc đẩy hòa bình trên bán đảo và hợp tác kinh tế xuyên quốc gia.

Hội nghị thượng đỉnh này đã đánh dấu “một kỷ nguyên hòa bình mới”, là một cơ hội thúc đẩy hòa bình và an ninh trên bán đảo đầy sóng gió trong suốt hơn nửa thế kỉ qua, là cơ hội để thúc đẩy tiến trình giải giáp hạt nhân của Triều Tiên.

Sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai một tháng, Thủ tướng Triều Tiên Kim Jong-il đã tới Hàn Quốc, đánh dấu lần đầu tiên hai bên hội đàm cấp thủ tướng trong 15 năm qua. Cuộc gặp này nhằm tập trung thảo luận về các biện pháp chi tiết để thực thi những thỏa thuận trong tuyên bố chung do Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-huyn và Chủ tịch Kim Jong-il đã ký trong cuộc gặp thượng đỉnh hai bên lần thứ hai ở Bình Nhưỡng, trong đó, kêu gọi hòa bình và sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa hai miền về kinh tế. Hai miền đã tổ chức cuộc gặp cấp Thủ tướng lần gần nhất vào năm 1992, nhưng hoạt động này sau đó bị đình trệ do nổ ra căng thẳng xung quanh chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Cũng sau Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2, vào tháng 12, các quan chức quân đội hàng đầu của Hàn Quốc và Triều Tiên đã tới làng Panmumjom thuộc vùng phi quân sự để hội đàm về khu vực đanh bắt cá chung, nơi đã từng có những trận đụng độ đẫm máu, lẻ tẻ vào năm 1999 và 2002 nhằm cải thiện quan hệ song phương. Ngày 25/1, hai bên đã bắt đầu nối lại các cuộc đàm phán quân sự. Đây là cuộc đối thọai lần đầu tiên giữa hai nước trong năm 2008. Tuy nhiên, tại cuộc hội đàm, hai bên đã không thể đạt được thỏa thuận về vùng đánh bắt cá chung và vấn đề phân chia lãnh thổ.

Một phần của tài liệu Quan hệ hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc thời kỳ sau chiến tranh lạnh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)