Các nghiệp vụ tín dụng người bán, tín dụng người mua, bảo lãnh xuất khẩu tiếp tục hoàn thiện và phát triển phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. Và khi nền kinh tế Việt Nam đủ mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam đủ sức xuất khẩu hàng hóa công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và hiện đại, sang những thị trường mới nhiều tiềm năng nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro. Do đó tất yếu sẽ phát sinh nhu cầu bảo hiểm TDXK. Hơn nữa, bảo hiểm tín dụng xuất khảu cũng là nghiệp vụ đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng từ đó kích thích các ngân hàng thương mại tài trợ cho xuất khẩu thông qua tín dụng xuất khẩu vả giảm sức ép về vốn cho vay trực tiếp đối với NHPTVN, đồng thời hình thức này cũng phù hợp với giai đoạn hội nhập sâu hơn về thương mại quốc tế, giai đoạn yêu cầu phải bỏ hoàn toàn cho vay với lãi suất ưu đãi và bãi bỏ những ưu đãi về tín dụng cho một số mặt hàng nhạy cảm. Việc triển khai bảo hiểm TDXK đối với người bán và đối với người mua đều có một số yêu cầu chung như: Cơ sở dữ liệu về Nhà nhập khẩu (tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, uy tín trong thanh toán…); cơ sở dữ liệu rủi ro quốc gia (các chỉ tiêu, chính sách kinh tế vĩ mô, tình hình chính trị - xã hội, xếp hạng rủi ro quốc gia…), hệ thống các đại lý tác nghiệp nước ngoài để cung cấp các dịch vụ thu nợ, dịch vụ tư vấn pháp lý trong quá trình truy đòi nợ từ Nhà nhập khẩu; cơ chế tính phí bảo hiểm TD xuất khẩu phù hợp với quy định của WTO về tài trợ xuất khẩu; cơ chế bù đắp của nhà nước cho các thiệt hại lớn do tính rủi ro của nghiệp vụ này rất cao; căn cứ vào các thông tin và phân loại rủi ro theo từng nhóm nước trên thế giới, xác định mức bảo hiểm cho phù hợp, thiết kế phí thu từ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cũng như tùy thuộc vào độ rủi ro.
Như vậy, cùng với việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TDXK, về cơ bản NHPT VN đã hoàn thiện các chức năng của một tổ chức tài trợ xuất khẩu
chính thức. Tùy điều kiện cụ thể, tổ hợp các chức năng TD người bán, TD người mua, bảo lãnh xuất khẩu và bảo hiểm xuất khẩu có thể tách rời ra khỏi NHPT VN để thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu nhằm mục đích chuyên nghiệp hóa các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu và tránh xung đột ưu tiên quản lý giữa tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
Đồng thời phát triển các hoạt động dịch vụ NH là xu hướng phát triển lâu dài và bền vững cho hoạt động của NHPT VN. Các dịch vụ ngân hàng nào là phù hợp, cần phải tiếp tục nghiên cứu là rõ. Nhưng dù mở rộng hình thức hoạt động nào thì với tư cách là một tổ chức tài chính tín dụng thực hiện chính sách tài trợ xuất khẩu như là một công cụ điều tiết sự tài trợ hoạt động xuất khẩu, hoạt động NHPT VN sẽ bổ khuyết cho hoạt động tín dụng xuất khẩu theo hướng thị trường, không cạnh tranh với các ngân hàng thương mại.