Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động Tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 57)

- Đối tượng bảo lãnh: Nhà xuất khẩu tham gia dự thầu hoặc thực hiện HĐXK hàng hoá thuộc Danh mục mặt hàng vay vốn TDXK.

- Điều kiện bảo lãnh: Thuộc đối tượng bảo lãnh theo quy định như trên, có nhu cầu bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện HĐXK; Có tài liệu hợp pháp chứng minh yêu cầu của phía nước ngoài về bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện HĐXK; Nhà xuất khẩu được bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện HĐXK phải có năng lực tài chính đó tham gia dự thầu hoặc thực hiện HĐXK được NHPT thẩm định và chấp thuận bảo lãnh.

- Thời hạn bảo lãnh: Thời hạn bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện HĐXK phù hợp với thời hạn thực hiện nghĩa vụ của nhà xuất khẩu.

- Mức bảo lãnh, phí bảo lãnh: Mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá dự thầu đối với bảo lãnh dự thầu và tối đa không quá 15% giá trị HĐXK đối với bảo lãnh thực hiện HĐXK; Nhà xuất khẩu được bảo lãnh phải trả phí bảo lãnh là 0,5%/năm trên giá trị bảo lãnh nhưng tối đa bằng 100 triệu đồng/1 hợp đồng bảo lãnh.

2.2.3. Kết quả thực hiện hoạt động Tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch 1 – Ngân hàng phát triển Việt Nam

2.2.3.1. Kết quả cho vay TDXK

Biểu 2.1 - Kết quả cho vay TDXK

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh số cho vay (tỷ đồng) 4.139 2.892 1.418 4.779

Thu nợ gốc (tỷ đồng) 968 2.342 2.187 2.874

Thu lãi (tỷ đồng) 70 174 228 112

Dư nợ cuối kỳ 31/12 (tỷ

đồng) 4.902 5.452 4.683 6.589

(Nguồn: SGDI-NHPTVN)

Biểu 2.2 - Nợ quá hạn cho vay TDXK

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dư nợ cuối kỳ (tỷ đồng) 4.902 5.449 4.683 6.588 Nợ gốc quá hạn (tỷ đồng) 2,4 2,4 1,6 69,7 Tỷ lệ nợ gốc quá hạn (%) 0,05 0,04 0,03 1,06 Lãi treo (tỷ đồng) 1,5 1,6 1,9 41,7 Tổng (tỷ đồng) 4.902 5.449 4.683 6.588 (Nguồn: SGDI-NHPTVN)

* Về doanh số cho vay :

Năm 2008 là năm nghiệp vụ TDXK được chú trọng đẩy mạnh, điều này được thể hiện rõ qua doanh số cho vay năm 2008 đạt 4.139 tỷ đồng, tăng 261,2% so với năm 2007. Nguyên nhân có sự tăng mạnh như vậy là do :

- Số lượng các doanh nghiệp vay vốn tăng lên. Nếu như trong năm 2007 chỉ có 10 doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch thì trong năm 2008, đã có 15 doanh nghiệp vay vốn với các mặt hàng cũng đa dạng hơn như mây tre đan, đũa gỗ, gỗ dán.

- Năm 2008, chương trình khung hợp tác xuất khẩu gạo, máy tính của Chính phủ sang CuBa tăng cao. Trong khi đó, Sở giao dịch I lại là đơn vị đi tiên phong trong việc cấp tín dụng xuất khẩu với chương trình trên.

- Cùng với số hợp đồng tín dụng xuất khẩu tăng thì trong năm 2008, mặt hàng chủ yếu vay vốn tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch là gạo. Mặt hàng này có giá tăng cao so với mức giá năm 2007. Điều này làm cho giá trị các hợp đồng tín dụng xuất khẩu tăng, đẩy doanh số cho vay tăng theo.

Năm 2009, doanh số cho vay chỉ đạt 2.892 tỷ đồng, giảm 30.13% so với năm 2008. Nguyên nhân giảm là do tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, phía Cuba chậm trả nợ. Trong nước, hoạt động của các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài tình trạng chung của thế giới, phần lớn các khoản vay thuộc chương trình Chính phủ của Công ty điện tử Hà Nội và Tổng công ty lương thực miền Bắc đã phải gia hạn nợ.

Năm 2010, doanh số cho vay đạt 1.418 tỷ đồng, giảm 50.96% so với năm 2008. Nguyên nhân là do chủ trương chính sách thắt chặt tín dụng, khống chế tăng trưởng và dư nợ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2010. Mặt khác, nếu như năm 2009, vốn hỗ trợ xuất khẩu được chia nhỏ cho nhiều đối tượng miễn là nằm trong 26 mặt hàng ưu tiên, thì bắt đầu từ năm 2010, hỗ trợ

tín dụng xuất khẩu chỉ tập trung vào một số ngành hàng, một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, kim ngạch xuất khẩu lớn với mục đích giữ được thị trường truyền thống.

Năm 2011, doanh số cho vay TDXK lại được đẩy mạnh, tăng 236.95% so với năm 2010, chiếm 23% tổng số vốn giải ngân toàn ngành, tập trung chủ yếu cho các hợp đồng xuất khẩu gạo sang CuBa theo chương trình của Chính phủ.

* Về thu nợ gốc, lãi :

Từ năm 2008 đến năm 2011, nhìn chung Sở Giao dịch I thu nợ đúng kỳ hạn, đảm bảo thu đủ gốc lãi, trong đó số thu nợ từ chương trình Chính phủ là chủ yếu. Riêng năm 2008, số thu nợ chỉ đạt 968 tỷ đồng, thấp hơn các năm sau là do các đơn vị vay vốn được chính phủ gia hạn nợ.

* Về dư nợ :

Trong ba năm 2008, 2009, 2010, số dư nợ năm sau đều cao hơn năm trước, phù hợp với sự tăng trưởng giải ngân TDXK, đặc biệt là dư nợ các đơn vị vay vốn thực hiện chương trình của Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Sở Giao dịch I, từ 88,8% năm 2008 đến 98,7% năm 2011. Trong tổng dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ lệ nhỏ (từ 0.05% năm 2008 xuống 0.03% năm 2010).

Riêng năm 2011, nợ gốc quá hạn là 69.7 tỷ đồng chiếm 1.06 tỷ lệ nợ gốc quá hạn, lãi treo là 41.7 tỷ đồng, cao nhất trong 4 năm. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn cao chủ yếu tập trung vào 04 đơn vị: Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa có nợ quán hạn 68.2 tỷ đồng chiếm 97.8% tổng nợ quá hạn; lãi treo 11.8 tỷ đồng, chiếm 28.3% tổng lãi treo, nguyên nhân là do khó khăn từ phía nhà nhập khẩu lùi thời gian giao hàng; công ty Hanel Hà Nội có lãi treo 29 tỷ đồng chiếm 69% tổng lãi treo do khó khăn từ phía Cuba. Công ty TNHH

XNK Toàn Cầu và Công ty TNHH Phúc Minh có tổng nợ quá hạn là 1.4 tỷ đồng, lãi treo là 0.9 tỷ đồng, hai công ty này đã ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ lâu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số nợ quá hạn tại thời điểm 31/12/2008 cũng như tại thời điểm 31/12/2011 chưa phản ánh thực chất tình hình khó khăn trong việc thu hồi nợ vay, lý do là hầu hết các khoản vay thuộc chương trình Chính phủ đều phải gia hạn nợ, có một số khoản vay đã phải gia hạn nợ nhiều lần, kể cả một số các đơn vị ngoài chương trình Chính phủ như Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Nhật Trang cũng thường xuyên phát sinh nợ quá hạn và phải gia hạn nợ.

*) Về dư nợ bình quân

Biểu 2.3 - Dư nợ bình quân TDXK:

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 NHPT giao (tỷ đồng) 658 5.810 5.827 5.400 Thực hiện (tỷ đồng) 1.434 5.636 5.751 5.810 Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 218% 97% 98,7% 108% (Nguồn: SGDI-NHPTVN)

Dư nợ bình quân qua các năm luôn đạt tỷ lệ hoàn thành rất cao, trên 90% kế hoạch NHPT giao. Đặc biệt, dư nợ năm 2008 hoàn thành 218% so với kế hoạch, cho thấy khả năng duy trì dư nợ tại thời điểm này rất cao. Mức dư nợ bình quân qua các năm 2009, 2010, 2011 được NHPT giao ở mức cao hơn rất nhiều so với năm 2008, tuy nhiên Sở GD I đã gần như hoàn thành 100% kế hoạch giao, điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng xuất khẩu tại Sở vẫn được mở rộng mặc dù nền kinh tế trong ba năm qua gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là dư nợ các đơn vị vay vốn thực hiện chương trình của Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ của Sở giao dịch I. Đối với các NHTM, dư nợ tín dụng còn phản ánh khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn huy động được, còn đối với NHPT, đây lại là điểm khác biệt, vì nguồn vốn cho vay chủ yếu được ngân sách nhà nước cấp, vốn tự huy động được hầu như rất ít và chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tuy nhiên dư nợ ở mức cao không phải là quá tốt, vì đây cũng là những khoản mà Ngân hàng dự kiến phải thu về, do đó tạo áp lực thu nợ rất lớn cho SGD I.

2.2.3.2. Doanh số cho vay TDXK theo thị trường xuất khẩu

Qua bảng số liệu có thể thấy doanh số cho vay xuất khẩu sang thị trường Cu Ba luôn ở mức rất cao và ổn định, chiếm tỷ trọng lớn trong số các thị trường xuất khẩu (98.6% năm 2008; 97.4% năm 2009; 90.5% năm 2010; 96.6% năm 2011). Do Sở Giao dịch I được Ngân hàng phát triển giao nhiệm vụ cho vay phục vụ Chương trình xuất khẩu hàng hóa sang Cu Ba. Tỷ trọng vốn dành cho chương trình này chiếm phần lớn tổng nguồn vốn của TDXK. Trong cả 4 năm, kế hoạch hạn mức TDXK và nguồn vốn hầu như chỉ tập trung giải ngân cho các Hợp đồng tín dụng thu mua gạo phục vụ xuất khẩu sang thị trường Cu Ba của Tổng công ty Lương thực miền Bắc. Đây cũng là mặt hạn chế của Sở Giao dịch I trong những năm gần đây, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp khác về vay vốn TDXK. Vì vậy, các doanh nghiệp này đã phải tìm đến các Ngân hàng thương mại để vay vốn phục vụ các hợp đồng xuất khẩu. Xét trên vị thế của Sở giao dịch I đóng tại địa bàn Thủ đô, có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và đóng góp kim ngạch đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, chưa xứng đáng với tầm vóc của một Sở lớn, một đơn vị trong nhóm các đơn vị đứng đầu của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Bên cạnh đó, mặc dù có sự bảo lãnh của Chính phủ nước Cu Ba nhưng thị trường này thường có sự bất ổn về chính trị, thời gian cho vay lại kéo dài từ 2-5 năm nên sẽ tiềm ẩn nhiều rùi ro đối với hiệu quả cho vay TDXK của Sở.

Doanh số cho vay xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật chiếm tỷ trọng rất nhỏ, hầu như không đáng kể. Năm 2008 doanh số cho vay xuất khẩu vào thị trường Mỹ là 6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,14%, thị trường Nhật là 1 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,03%. Nhưng sang các năm 2010, 2011, Sở không còn thực hiện các hợp đồng cho vay xuất khẩu sang hai thị trường này.

Với thị trường Châu Âu và thị trường Châu Á là các thị trường lớn và cũng rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ…thì doanh số cho vay xuất khẩu sang hai thị trường này cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nguồn vốn vay ( cho vay xuất khẩu sang Châu Âu chiếm tỷ trọng 1.2% năm 2008 và tăng lên 2.3% năm 2011; cho vay xuất sang châu Á chiếm tỷ trọng 0.1% năm 2008 tăng lên 1.1% năm 2011). Tuy nhiên, hoạt động cho vay sang các thị trường này nhìn chung tăng qua các năm, đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy hoạt động tín dụng xuất khẩu theo thị trường có xu hướng được mở rộng và gia tăng về doanh số.

Biểu 2.4 - Doanh số cho vay TDXK theo thị trường xuất khẩu

Thị trường 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Cu Ba 4.081 98,6 2.817 97,4 1.283 90,5 4.616 96,6 Mỹ 6 0,14 - 0,0 - 0,0 - 0,0 Nhật 1 0,03 25 0,9 - 0,0 - 0,0 Châu Âu 49 1,2 49 1,7 104 7,3 109,8 2,3 Châu Á 3 0,1 0,5 0,0 32 2,2 53,5 1,1 Tổng 4.139 100 2.892 100 1.418 100 4.779 100 (Nguồn: SGDI-NHPTVN)

2.2.3.3. Doanh số cho vay TDXK loại hình doanh nghiệp

* Về số lượng doanh nghiệp cho vay vốn: Tại thời điểm 31/12/2008, số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với Sở Giao dịch I là 16 doanh nghiệp, trong đó có 3 doanh nghiệp thuộc chương trình Chính phủ là Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng đông, Tổng công ty lương thực miền Bắc, Công ty điện tử Hà Nội. Đến cuối năm 2011, số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn giảm xuống chỉ còn 8 doanh nghiệp trong đó có 2 doanh nghiệp thuộc chương trình Chính phủ là Tổng công ty lương thực miền Bắc và công ty điện tử Hà Nội. Nguyên nhân giàm là do nguồn vốn vay TDXK không ổn định, Sở chỉ tập trung nguồn vốn để cho vay chương trình Chính phủ, không có nguồn để cho vay các doanh nghiệp ngoài chương trình Chính Phủ. Như vậy có thể thấy khách hàng vay vốn của Sở giao dịch I còn khá hạn chế, chủ yếu tập trung vào hai đơn vị lớn là Tổng công ty lương thực Miền Bắc và Công ty điện tử Hà Nội.

* Về doanh số cho vay: Qua biểu số liệu dưới đây cho thấy doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước luôn chiếm tỷ trọng rất lớn qua các năm (chiếm trên 90% số lượng khách hàng vay vốn của Sở). Tiếp đến là doanh số cho vay đối với Công ty cổ phần, Công ty TNHH và Doanh nghiệp tư nhân. Doanh số cho vay đối với DNNN có xu hướng giảm qua các năm (từ 4.081 tỷ đồng năm 2008 giảm xuống 1.283 tỷ đồng năm 2010 và tăng lên 4.616 tỷ đồng năm 2011) trong khi đó cho vay đối với công ty TNHH và công ty cổ phần có xu hướng tăng (công ty cổ phần tăng từ 45 tỷ đồng năm 2008 lên 115 tỷ đồng năm 2011; công ty TNHH tăng từ 11 tỷ đồng năm 2008 lên 54 tỷ đồng năm 2011). Điều này chứng tỏ rằng hỗ trợ xuất khẩu có xu hướng không chỉ hướng vào các doanh nghiệp lớn của Nhà nước, mà còn hướng tới các doanh nghiệp tư nhân cho thấy mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất

hàng xuất khẩu đều được hưởng các chính sách ưu đãi về TDXK một cách bình đẳng.

Biểu 2.5 - Doanh số cho vay TDXK theo loại hình doanh nghiệp

Loại hình DN 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) DNNN 4.081 98,5 2.800 96,8 1.283 90,5 4.616 96,6 Công ty TNHH 11 0,3 17 0,6 9 0,6 54 1,1 Công ty Cổ phần 45 1,1 74 2,6 124 8,7 110 2,3 DN tư nhân 2 0,1 0 0,0 3 0,2 - 0,0 Tổng 4.139 100 2.892 100 1.418 100 4.779 100 (Nguồn: SGDI-NHPTVN)

2.2.3.4. Doanh số cho vay TDXK theo mặt hàng xuất khẩu.

Nhóm mặt hàng nông – lâm – thủy – sản luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay TDXK (bình quân trên 90%), trong đó mặt hàng gạo chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Trong cả 4 năm từ 2008 đến 2011, nguồn vốn của Sở giao dịch I hầu như chỉ tập trung giải ngân cho các HĐTD thu mua gạo phục vụ xuất khẩu sang thị trường Cu Ba của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc. Đây cũng là hạn chế của Sở giao dịch trong những năm gần đây, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp khác về vay vốn TDXK, vì vậy các doanh nghiệp này đã phải tìm đến các ngân hàng thương mại để vay vốn.

Đơn vị: tỷ đồng

Nhóm mặt hàng

2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) DS cho vay (tỷ đ) Tỷ trọng (%) Nông, lâm, thuỷ sản 4,079 98.5 2880 99.6 1,387 97.8 4,726 98.9 Thủ công mỹ nghệ 11 0.3 0 0 - 0 53.5 1.1 Nhóm hàng công nghiệp - 0 11.5 0.4 - 0 - 0 Máy tính, linh kiện và phần mềm tin học 49 1.2 0 0 32 2.3 - 0 Tổng 4,139 100 2,892 100 1,418 100 4,779 100 (Nguồn: SGDI-NHPTVN)

Ngoài mặt hàng gạo, xuất khẩu máy tính cũng nằm trong chương trình hợp tác giữa chính phủ Việt Nam và CuBa. Tuy nhiên, cho vay xuất khẩu linh kiện máy tính sang CuBa chỉ được thực hiện trong năm 2008 (doanh số cho vay đạt 49 tỷ đồng) và năm 2010 (doanh số cho vay đạt 32 tỷ đồng). Đến năm 2011 đã dừng xuất khẩu máy tính nguyên chiếc, phụ kiện máy tính và phần mềm tin học do chưa được phía Cu Ba trả nợ, doanh nghiệp khó khăn về tài

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động Tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 57)