Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động Tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 75)

a. Nguyên nhân khách quan: * Nguyên nhân từ chính sách:

- Hình thức TDXK của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, việc thay đổi đối tượng vay vốn không rõ lộ trình.

Trước khi ra nhập WTO hình thức hỗ trợ TDXK được thực hiện theo Quyết định 133/2001/QĐ-TTg, với đối tượng vay vốn là: các đơn vị sản xuất chế biến, kinh doanh mặt hàng thuộc đối tượng ưu tiên khuyến khích do Thủ tướng Chính phủ quy định hàng năm hoặc tưng thời kỳ. Sau khi ra nhập WTO đối tượng vay vốn được xác định theo danh mực kèm theo Nghị định 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ về TDĐT và TDXK của Nhà nước. Như vậy chỉ có một số nhóm hàng thuộc đối tượng hưởng ưu đãi TDXK mới tiếp cận vay vốn được tại hệ thống NHPTVN, việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng là không thể. Trong khi đó đối tượng vay vốn của các NHTM là các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất khẩu vay vốn để bổ sung nhu cầu vốn tạm thời trong quá trình thu gom hàng hoá hoặc chế biến hàng hoá để chuẩn bị xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu có rất nhiều hàng hoá khác nhau và rất đa dạng.

Đối tượng vay vốn TDXK tại hệ thống NHPT thay đổi theo từng thời kỳ, một số mặt hàng không được vay vốn TDXK tại NHPT, được Chính phủ ra quyết định, không có lộ trình thực hiện khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong khi tài sản bảo đảm còn đang thế chấp do chưa trả hết nợ vay. Khi mà khách hàng vẫn rất cần vốn vay thì lại không thể vay tại NHPTVN nữa, doanh nghiệp phải thiết lập các mối quan hệ với các NHTM khác để vay vốn nhưng lại thiếu tài sản thế chấp do tài sản đang được đảm bảo cho các khoản dư nợ tại NHPT.

Khả năng đáp ứng nguồn vốn của NHPT còn hạn chế. NHPTVN chưa được sự hỗ trợ đúng mức của Chính phủ và các Bộ, ban, ngành về lĩnh vực này. NHPTVN chỉ được huy động các nguồn vốn với lãi suất thị trường để cho vay khi đã sử dụng tối đa các nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp. Vì vậy NHPTVN rất khó cạnh tranh với các NHTM và các TCTD trên thị trường trong hoạt động huy động vốn. Hơn nữa, NHPTVN không được huy động vốn ngắn hạn để cho vay, cũng như không được huy động tiền gửi

bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ các cá nhân, dẫn đến bị động về nguồn vốn nên không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn TDXK của các doanh nghiệp. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các hình thức khác của TDXK như: cho vay nhà nhập khẩu, bảo lãnh TDXK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng vẫn chưa được thực hiện trong thực tế.

- Cơ chế lãi suất chưa điều chỉnh linh hoạt với diễn biến thị trường.

Lãi suất cho vay TDXK tại hệ thống NHPTVN là tương đối thấp so với lãi suất tại NHTM. Lãi suất nợ quá hạn vay vốn TDXK cũng chỉ bằng lãi suất thương mại. Điều này dẫn đến nguy cơ nhiều doanh nghiệp vay vốn TDXK cố tình chây ỳ, chiếm dụng vốn, phát sinh nợ quá hạn, nhất là trong điều kiện cán bộ tín dụng của NHPT khó theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp do hệ thống thanh toán trực tiếp của NHPT chưa hoàn thiện.

Sau khi Việt Nam ra nhập TWO thì việc hỗ trợ trực tiếp không còn phù hợp và Bộ Tài chính xây dựng lãi suất cho vay TDXK trên nguyên tắc phù hợp với lãi suất thị trường, nhưng việc điều chỉnh lãi suất cho vay TDXK còn chưa linh hoạt và hợp lý, mang nặng tính chủ quan. Như đã nói ở trên lãi suất cho vay TDXK tại NHPTVN thường thấp hơn lãi suất cho vay của NHTM, tuy nhiên có những thời điểm lãi suất cho vay TDXK tại NHPT lại cao hơn lãi suất cho vay của NHTM. Điều này cũng thể hiện tính chưa linh hoạt trong hoạt động điều chỉnh lãi suất cho vay và như vậy sẽ không thu hút được khách hàng vay vốn.

Lãi suất huy động vốn tại NHPT chủ yếu từ các nguồn: phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi; Vay tiếc kiệm bưu điện, Quỹ bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Nhận tiền gửi uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước. Lãi suất huy động thấp hơn lãi suất huy động của các ngân hàng và tổ chức tài chính khác nên NHPT rất khó khăn

trong công tác huy động vốn. Trong khi nhu cầu được vay vốn TDXK của các DN là rất lớn thì khả năng đáp ứng nguồn vốn cho vay TDXK lại hạn chế.

- NHPTVN chưa triển khai được nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Việc kiểm soát luồng tiền cho vay TDXK phải thông qua trung gian đó là các NHTM. Trong khi đó hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp luôn gắn liền với các dịch vụ thanh toán quốc tế. Thông thường các doanh nghiệp khi vay vốn tại các ngân hàng thường thực hiện xuất trình chứng từ nhờ ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ và đòi tiền hộ, chiết khấu bộ chứng từ đó. Khi mà NHPTVN chưa triển khai được nghiệp vụ thanh toán quốc tế thì sẽ khó khăn trong việc kiểm soát luồng tiền thanh toán và thu hồi nợ vay.

- Về tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay: Một số tài sản bảo đảm hình thành từ vốn vay TDXK của Sở Giao dịch I là các hàng hoá lưu động, kho hàng, bến bãi…vì vậy việc quản lý tài sản đảm bảo này cũng rất khó khăn. Khi một số đơn vị không trả được nợ thì việc xác định tài sản đảm bảo để phát mại là rất khó khăn hoặc nếu có để thu hồi thì cũng chỉ bù đắp một phần vốn TDXK đã cho vay.

* Nguyên nhân từ phía đơn vị vay vốn:

- Một số khách hàng vay vốn TDXK do nhiều lý do từ phía doanh nghiệp như không xuất khẩu được hàng hoá hoặc xuất khẩu được hàng hoá nhưng cũng có nợ quá hạn tại NHTM mà lãi suất vay tại NHTM thường cao hơn lãi suất vay tại SGDI –NHPTVN nên doanh nghiệp ưu tiên trả nợ quá hạn NHTM trước, trả SGDI sau dẫn tới phát sinh các khoản nợ quá hạn.

- Các doanh nghiệp thường không có đủ tài sản thế chấp đảm bảo cho các khoản vay vốn tại NHPT. Các doanh nghiệp khi vay vốn TDXK tại NHPT đều có quan hệ tín dụng tại các NHTM và khi có nhu cầu vay vốn TDXK tại NHPT thì thường không đủ tài sản thế chấp đảm bảo khoản vay.

- Năng lực sản xuất, trình độ quản lý, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Hàng hoá sản xuất để xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi chất lượng và mẫu mã khắt khe thì doanh nghiệp Việt Nam hầu như không đáp ứng được, các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất khẩu sang các thị trường dễ tính với chất lượng hàng hoá vừa phải. Khi có những đơn hàng lớn thì tiến độ sản xuất và giao hàng không đáp ứng kịp. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, khả năng tiếp thị, tìm kiếm khách hàng gặp nhiều khó khăn. Khi ký HĐXK thì thường thiếu thông tin, bị ép giá hoặc xuất khẩu qua đối tác trung gian nên giá bán thường không cao. Một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thiếu am hiểu về thị trường, luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, hoặc do yếu thế trong kinh doanh quốc tế nên đôi khi phải ký.

* Nguyên nhân bất khả kháng:

Một số khoản vay khách hàng gặp rủi ro bất khả kháng như thiên tai, dịch hoạ như hợp đồng xuất khẩu cà phê không thực hiện được do cây cà phê bị chết khi gặp sương muối. Dẫn đến khách hàng không có khả năng trả nợ theo các hợp đồng vay vốn TDXK.

b. Nguyên nhân chủ quan: * Nguyên nhân về phía NHPT:

- Thủ tục vay vốn còn rườm rà, qua nhiều khâu dẫn tới việc xét duyệt vốn vay kéo dài. Trước đây quy định: trước khi ký HĐTD phải ký biên bản thoả thuận ba bên giữa NHPT-Khách hàng vay vốn – NH thanh toán. Việc quy định này gây không ít khó khăn cho khách hàng vay vốn, nhất là những khách hàng không có mối quan hệ tốt với NH thanh toán.

- Chưa linh hoạt cho vay theo hạn mức: Cho những doanh nghiệp có uy tín, có hiệu quả hoạt động. Cho vay theo hạn mức phù hợp với những doanh nghiệp lớn, dự báo được thị trường, việc xuất khẩu tại doanh nghiệp là ổn định và có kế

hoạch xuất khẩu. Doanh nghiệp vay vốn theo hạn mức sẽ chủ động trong sản xuất và thu mua hàng hoá.

- Cơ chế điều hành còn bất cập: Nguồn vốn không được bố trí thường xuyên, đôi khi gián đoạn, dừng cho vay TDXK đối với những Chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn TDXK lớn, dẫn tới khó khăn cho các doanh nghiệp có năng lực, uy tín. Vì vậy một số doanh nghiệp đã chuyển sang vay vốn tại các NHTM.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật về hệ thống thông tin chưa hoàn thiện: hệ thống báo cáo thực hiện còn thủ công. Việc cung cấp thông tin chưa được thực hiện một cách hiện đại. Công tác xây dựng hệ thống thông tin khách hàng, thông tin thị trường, thông tin các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chưa hoàn thiện. Việc khai thác và cung cấp thông tin tại SGD I còn yếu và thiếu vì vậy chưa đóng vai trò tư vấn cho doanh nghiệp một cách hiệu quả, đồng thời dẫn tới việc cảnh báo an toàn tín dụng chưa được tốt và công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro thấp.

- Hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng chưa được hoàn chỉnh. Hệ thống chấm điểm xây dựng chưa phù hợp với phân khúc thị trường tiêu thụ sản phẩm, theo tính chất ngành nghề, địa bàn. Không phân chia theo khách hàng là Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, HTX..

* Nguyên nhân về phía SGDI:

- Cán bộ TDXK của SGDI: cán bộ đều có trình độ đại học, tuy nhiên nhiều cán bộ có xuất phát điểm không đúng chuyên ngành tài chính, ngân hàng. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ để hỗ trợ cho hoạt động TDXK còn hạn chế phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu. Trình độ ngoại ngữ của đại bộ phận Lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ ở mức thấp, tính chuyên nghiệp của cán bộ chưa cao.

- Sự phối hợp giữa SGDI với Ngân hàng thanh toán gặp nhiều khó khăn và chưa hiệu quả: do hệ thống NHPTVN, trong đó có SGDI chưa triển khai được nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nên SGDI phải phối hợp với các NHTM để giám sát luồng tiền của khách hàng và thu hồi nợ vay đúng hợp đồng tín dụng đã ký. Khi mà khách hàng vay vốn TDXK đồng thời là khách nợ của Ngân hàng thanh

toán quốc tế thị tiền thanh toán từ phía nhà nhập khẩu về, Ngân hàng thanh toán quốc tế đó sẽ thu nợ trước và nhiều rủi ro sẽ thuộc về SGDI.

- Công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức: SGDI và NHPT chưa có thương hiệu trong ngành ngân hàng. Hoạt động Marketing còn hạn chế. Công tác quảng bá hình ảnh, vị thế và vai trò của SGDI trong việc triển khai hoạt động TDXK chưa thực sự phát triển. Nhiều doanh nghiệp có đủ điều kiện để vay vốn TDXK nhưng lại thiếu thông tin nên không thể tiếp cận được nguồn vốn này.

- Về cơ sở vật chất: cơ sở vật chất chưa đáp ứng được với công việc, đặc biệt trong tình hình nhiệm vụ ngày càng mở rộng. Hệ thống thông tin về kinh tế và khách hàng còn hạn chế. Công nghệ thông tin yếu, lạc hậu, trang bị kỹ thuật còn hạn chế, phần mềm nghiệp vụ còn ở trình độ thấp.

KÊT LUẬN CHƯƠNG 2

Như vậy, trong 4 năm qua, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp tăng cao cả về số lượng và giá cả, hoạt động Tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch I cũng không ngừng được mở rộng qua các năm, thể hiện ở sự gia tăng doanh số cho vay và dư nợ tín dụng, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa nông sản Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước và giải quyết nhiều công ăn việc làm cho nhân dân lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.

Bên cạnh các kết quả đã đạt được, hoạt động TDXK tại SGDI cũng còn nhiều mặt bất cập, hạn chế về quy trình thủ tục vay vốn, đối tượng được hưởng chính sách Tín dụng của Nhà nước còn hạn chế, hình thức tín dụng còn đơn điệu, chất lượng phục vụ chưa được chuyên nghiệp…Những tồn tại nêu trên làm cho hoạt động TDXK chưa thật sự phát huy hết hiệu quả. Vì vậy trong thời gian tới, hoạt động TDXK tại SGDI cần hoàn thiện và đổi mới nhiều hơn nữa, để đáp được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN

HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

3.1. Chiến lược phát triển xuất khảu của Việt Nam từ nay đến năm 2020.

Ngày 28/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2471/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010. Chiến lược đã đề ra mục tiêu cụ thể đối với phát triển xuất khẩu, đó là: phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11-12%/năm trong thời kỳ 2011-2020, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình quân đạt 12%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân đạt 11%/năm. Chiến lược cũng nêu định hướng xuất khẩu chung gồm: Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.

* Định hướng phát triển ngành hàng:

- Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản (là nhóm hàng có lợi thế về tài nguyên nhưng bị giới hạn bởi nguồn cung): có lộ trình giảm dần xuất khẩu khoáng sản thô, đầu tư công nghệ để tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, tận dụng các cơ hội thuận lợi về thị trường và giá cả để tăng giá trị xuất khẩu.

- Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản (là nhóm mặt hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị gia tăng còn thấp): Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

- Nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo (là nhóm hàng có tiềm năng phát triển và thị trường thế giới có nhu cầu): Phát triển sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ giá trị trong nước, giảm phục thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu

- Nhóm hàng mới (nằm trong nhóm hàng hóa khác): Rà soát các mặt hàng có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng có tiểm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự đột phá trong xuất khẩu.

* Định hướng phát triển thị trường:

- Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, củng cố và mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam tại thị trường truyền thống, tạo bước đột phá mở rộng các thị trường mới xuất khẩu mới có tiềm năng.

- Phát huy vai trò, vị thế của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế, khu

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động Tín dụng xuất khẩu tại Sở Giao dịch I – Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w